Phân tích 3 nguyên nhân khiến SLNA tụt dốc không phanh ở V.League 2021

Thứ Tư, ngày 05/05/2021 - 21:00
3.7 /5 của 12 đánh giá

Việc SLNA tụt dốc không phanh ở V.League mùa giải 2021 và đang dối diện với nguy cơ phải xuống hạng xuất phát từ 3 nguyên nhân. Hãy cùng Bóng đá 365 đi sâu phân tích.

là đội bóng gây thất vọng bậc nhất ở V.League 2021. Sau 12 vòng đấu, đội bóng xứ Nghệ mới giành được vỏn vẹn 10 điểm, xếp cuối bảng xếp hạng và kém vị trí an toàn của Hải Phòng 4 điểm. Trong bối cảnh mùa giải còn tới 8 vòng nữa mới khép lại, SLNA vẫn còn rất nhiều cơ hội để trụ hạng.

Tuy nhiên, màn trình diễn và tinh thần của SLNA mới là điều đáng bàn. Trong khi lối chơi không mấy cải thiện so với những mùa giải trước, thì tinh thần của các cầu thủ cũng không khá khẩm hơn là bao. Cả một tập thể bệ rạc, bạc nhược và thiếu đi khát vọng khiến người hâm mộ không khỏi đau đớn khi nghĩ về viễn cảnh đội bóng con cưng phải xuống hạng. Trong lịch sử, SLNA chưa bao giờ rời khỏi sân chơi cao nhất của .

Thực tế, sự hiện diện của SLNA trong nhóm nguy hiểm là một bất ngờ. Bởi lẽ, dù đối mặt với vô vàn khó khăn trong những năm qua, nhưng bằng cách này hay cách khác, đội chủ sân Vinh vẫn luôn về đích an toàn ở V.League. Thậm chí, mới mùa giải năm ngoái thôi, SLNA còn dẫn đầu bảng sau 5 vòng đấu đầu tiên với thành tích vô tiền khoáng hậu: không để thủng lưới.

Ngược dòng xa hơn, năm 2017, SLNA còn vô địch Cúp Quốc gia, thi đấu tại AFC Cup và đánh bại JDT - đội bóng mạnh nhất của Malaysia ngay trên sân khách. Sau 4 năm, JDT đang chơi ở AFC , còn SLNA ngấp nghé bên bờ vực xuống chơi tại giải hạng Nhất. Vậy, đâu là nguyên do dẫn đến sự tụt dốc không phanh của biểu tượng một thời? 

SLNA đang tụt dốc không phanh ở V.League 2021

Có 3 nguyên nhân chính.

Đầu tiên là về tiền bạc. 10 năm qua, cứ hết mùa giải, SLNA lại đứng trước nguy cơ chảy máu chất xám không thể ngăn chặn. Tại đội bóng xứ Nghệ có một quy luật bất thành văn: cứ đến 25 tuổi, những cầu thủ giỏi đều sẽ chuyển tới đầu quân cho đội bóng khác.

SLNA không có tiền để níu chân những ngôi sao như , Nguyễn Trọng Hoàng, Trần Nguyên Mạnh, Trần Phi Sơn, Hồ Khắc Ngọc, Ngô Hoàng Thịnh, Hồ Tuấn Tài,... Không thể trả cho họ khoản lót tay đủ tốt, đội bóng xứ Nghệ buộc phải nhìn họ ra đi.

Đơn cử như trường hợp của Quế Ngọc Hải. Trung vệ này gia nhập với bản hợp đồng có thời hạn 3 năm và nhận về 8 tỷ đồng tiền lót tay. Đó là con số mà SLNA có nằm mơ cũng không có được. Hay với Trọng Hoàng, anh từng chờ đợi SLNA đến ngày cuối cùng, nhưng đội bóng quê hương đã không thể đáp ứng và anh đành phải ngồi ngoài tới nửa mùa giải, trước khi chuyển sang Viettel.

Chi phí lót tay thấp đã đành, mức lương của các cầu thủ SLNA cũng ở mức khiêm tốn so với các đội bóng khác. Giám đốc điều hành Hồ Văn Chiêm từng thừa nhận, lương của nhiều cầu thủ SLNA chỉ mon men ở bảy hoặc đầu tám chữ số, vừa đủ để duy trì cuộc sống, chứ không thể sung túc như các đồng nghiệp khác.

Do đó, không thể trách việc các ngôi sao hàng đầu dứt áo ra đi tìm kiếm bến đỗ mới với những đãi ngộ tốt hơn. Đời cầu thủ chuyên nghiệp chỉ có 10-15 năm nên họ không thể trông chờ mãi vào cái tình, cái nghĩa với đội bóng xứ Nghệ.

>> Xem thêm:

Trọng Hoàng dù muốn ở lại SLNA nhưng không thể

Song đây vẫn chưa phải điều đau lòng nhất. Cơ chế chuyển nhượng kỳ lạ ở Việt Nam khiến SLNA mất trắng cầu thủ khi chuyển sang đội bóng khác. Đa phần các cầu thủ đều đợi tới khi hợp đồng đào tạo với SLNA đáo hạn rồi đầu quân cho CLB mới để nhận tiền lót tay. Khi đó, SLNA không thu được một đồng phí chuyển nhượng nào từ ngôi sao mà họ mất công đào tạo và trao cơ hội thi đấu trong nhiều năm.

Từ đó nguyên nhân thứ 2 lộ ra. Chuyển nhượng không có lãi, SLNA chỉ có thể trông chờ vào ngân sách địa phương và nhà tài trợ "ruột" là Ngân hàng Bắc Á. Đây đều là những khoản thu thụ động, tức địa phương và doanh nghiệp cho bao nhiêu, SLNA nhận bấy nhiêu.

SLNA vốn không có nhu cầu (hoặc không thể) tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Hậu quả là, gói tài trợ của Ngân hàng Bắc Á cứ hẹp đi theo từng năm, kéo theo ngân quỹ của CLB sụt giảm, và SLNA chỉ có thể chấp nhận tình thế. Bóng đá ngày càng phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn, còn SLNA thì cứ mãi lạc hậu.

Mô hình hoạt động của SLNA vẫn giống như 20 năm về trước và trở nên quá cũ kỹ, nặng tính bao cấp so với ngày nay. Đội bóng chỉ có chức năng tiêu tiền mà không thể tự làm ra tiền, khiến đội bóng xứ Nghệ tụt lại so với phần còn lại, không thể thích ứng với xã hội hóa bóng đá. Cả bộ máy của SLNA đang gặp vấn đề trong cách vận hành, quản lý và cân đối nguồn thu.

Cuối cùng, chẳng có đội bóng nào ở V.League lại đầu tư vào các đội trẻ để lấy thành tích an ủi cho... đội 1 như SLNA cả. Để đánh giá sức mạnh của một đội bóng, người ta sẽ nhìn vào đội hình chính. Cũng giống như đánh giá một nền bóng đá, người ta sẽ xét về đội tuyển quốc gia. Nhưng SLNA đang đi ngược lại tất cả.

SLNA chỉ có thể duy trì thành tích ở đội trẻ

Đội chủ sân Vinh giỏi đào tạo trẻ, nhưng đây chỉ là điều kiện cần để sinh tồn. Những năm trước, SLNA còn duy trì được chất lượng đào tạo, từ đó cung cấp cầu thủ lên đội 1 để lèo lái đội bóng vượt qua những khó khăn, yếu kém của thượng tầng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều lò đào tạo với trang thiết bị và giáo trình hiện đại như HAGL, Viettel, PVF hay Hà Nội khiến SLNA bị cạnh tranh gay gắt ở khâu đầu vào, dẫn đến tài năng cạn dần. Mô hình đào tạo truyền thống và đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm của SLNA không còn phù hợp với thời thế. Sau lứa Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh, SLNA đang "hổng" toàn diện ở thế hệ kế cận, khi hầu hết không chứng minh được năng lực. 

Sự kiên nhẫn và niềm tin của các CĐV dành cho SLNA đã đến giới hạn. 3 năm qua, sân Vinh không còn náo nhiệt và đông vui như thường lệ. Đã đến lúc, SLNA cần phải thay đổi, bởi những thành tích và hào quang của quá khứ là không đủ để giữ đội bóng xứ Nghệ ở lại với V.League.

Video highlights Thanh Hóa - SLNA V.League vòng 12:

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam