Bạn muốn tắt quảng cáo?

Công nghệ VAR là gì? Cách công nghệ VAR được sử dụng tại Asian Cup 2019

Thứ Hai, ngày 24/12/2018 - 09:31
5/5 của 1 đánh giá

Người hâm mộ bóng đá thế giới đã biết đến công nghệ VAR tại World Cup 2018. Vậy, công nghệ VAR là gì và nó được áp dụng ở Asian Cup 2019 như thế nào?

Vòng chung kết FIFA World Cup 2018 hồi mùa hè ở Nga đã chứng kiến lần đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại can thiệp trực tiếp vào quyết định của trọng tài và có khả năng làm thay đổi cục diện trận đấu.

VAR đã gây tranh cãi trong nhiều trận đấu và thậm chí có cầu thủ còn gọi công nghệ này là thứ rác rưởi. Cùng tìm hiểu công nghệ VAR là gì và cách thức mà nó sẽ được áp dụng tại vòng chung kết Asian Cup 2019 tới.

Công nghệ VAR là gì?

VAR là tên viết tắt của cụm từ Video Assistant Referee là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video. Công nghệ này cho phép các trọng tài xem lại video quay chậm các tình huống nhạy cảm nhằm giúp trọng tài đưa ra các phán quyết công bằng và chính xác nhất có thể.

Công nghệ VAR được sử dụng trong những tình huống nào?

FIFA quy định công nghệ VAR chỉ được áp dụng trong một số tình huống cụ thể như sau:

Tình huống ghi bàn thắng: Trường hợp có một đội khiếu nại về bàn thắng, trọng tài sẽ sử dụng VAR để phát hiện xem có các lỗi việt vị, kéo áo hay các lỗi khác xảy ra trong quá trình ghi bàn. Với công nghệ VAR trường hợp xảy ra lỗi việt vị chỉ vài cm thì bàn thắng cũng không được công nhận.

Penalty: Khu vực vòng cấm địa bao giờ cũng là khu vực nhạy cảm nhất trên sân với nhiều tình huống phạm lỗi, tranh chấp… Do vậy, mỗi quyết định thổi phạt đền của trọng tài khi chưa thực sự chắc chắn thì có thể tham khảo công nghệ VAR. Công nghệ này có sức nặng tới mức có thể duy trì quyết định của trọng tài hoặc thậm chí là bẻ còi hủy quyết định.

Thẻ đỏ trực tiếp: Trong trận đấu không hiếm những tình huống cầu thủ phạm lỗi thô bạo, hay không thể kiềm chế dẫn tới có hành vi phi thể thao. Đây là những lỗi trọng tài có thể rút thẻ đỏ trực tiếp. Công nghệ VAR sẽ giúp trọng tài xem lại tình huống phạm lỗi có xứng đáng tới mức nhận thẻ đỏ trực tiếp hay không để ra quyết định chính xác. Lưu ý là VAR không áp dụng với hai thẻ vàng.

Nhận diện sai lầm của trọng tài: Trên một sân thi đấu rộng lớn với hơn 20 cầu thủ lạ mặt cùng hàng ngàn khán giả vây quanh nhiều trường hợp khiến trọng tài khó tránh khỏi sai lầm. Ví dụ như rút thẻ phạt với nhầm người, phạt lỗi nhầm người… Do đó, công nghệ VAR sẽ giúp trọng tài sửa sai. Tuy nhiên với trường hợp này thì VAR bị hạn chế hơn để tránh làm gián đoạn trận đấu.

Mặt khác, với việc sử dụng VAR cho phép trọng tài có thể phạt nguội cầu thủ cho dù tình huống phạm lỗi đã xảy ra trước đó rồi.

Một ví dụ về sai lầm của trọng tài nổi tiếng trong giới bóng đá xảy ra vào năm 2004, trận đấu giữa Arsenal và Chelsea. Cầu thủ Oxlade Chamberlain của Arsenal là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại rút thẻ đỏ đối với Kieran Gibs. Lý do cầu thủ này bị vạ lây là do anh ta để đầu cua giống Chamberlain. Thời gian đó chưa có công nghệ VAR nên mọi quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng không thể thay đổi.

Không phải với tất cả tình huống, tất cả trường hợp cầu thủ có thể lôi VAR ra để khiếu nại với trọng tài. Nếu trận đấu vẫn tiếp tục có nghĩa là VAR sẽ không được sử dụng. Nếu VAR không phát hiện được sai sót thì tất nhiên những quả đá phạt, phạt góc hay ném biên… vẫn sẽ được tiếp tục. Trường hợp đội tấn công là người phạm lỗi dẫn tới bàn thắng thì bàn thắng không được xác định bởi VAR.

VAR hoạt động như thế nào?

Hệ thống các màn hình phục vụ công nghệ VAR được đặt biệt lập tại phòng riêng dưới sự theo dõi của tổ trọng tài thứ tư phụ trách công nghệ VAR. Hệ thống này có quyền truy cập vào tất cả các camera được lắp đặt khắp sân vận động. Qua quá trình xử lý video và xem xét của tổ trọng tài thứ tư sẽ báo với trọng tài chính trên sân nếu phát hiện ra lỗi.

Trọng tài đang sử dụng công nghệ VAR bằng màn hình đặt bên ngoài sân

Cơ chế hoạt động của VAR:

Trọng tài chính trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua tai nghe. Khi đó, trọng tài sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu để xem xét có tình huống phạm lỗi xảy ra hay không. Nếu không có lỗi, trận đấu sẽ được tiếp tục bình thường.

Nếu phát hiện ra lỗi, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách đưa tay vẽ hình chữ nhật tượng trưng cho màn hình để thông báo về việc sẽ sử dụng công nghệ VAR. Các trọng tài chính tổng hợp video gửi tới màn hình được lắp đặt bên ngoài đường piste, trọng tài chính sẽ xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Trước khi ra dấu ký hiệu sử dụng công nghệ VAR, trọng tài phải đảm bảo bóng ở vị trí trung lập và cho tạm dừng trận đấu.

Lần đầu tiên VAR được áp dụng tại FIFA World Cup 2018

Sau thời gian thử nghiệm tại Anh, FIFA đã quyết định lần đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại này sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.

Theo khẳng định của Chủ tịch FIFA Infantino, VAR đã được sử dụng trong khoảng 1000 trận đấu với độ chính xác trên 93%. Do đó, FIFA đã quyết định đem VAR tới ngày hội bóng đá thế giới tại Nga.

Và thực tế, VAR đã chứng minh tác dụng và cả sức ảnh hưởng của nó đối với các quyết định của trọng tài. 32 trận đấu tại vòng bảng chứng kiến hàng loạt quyết định ngoạn mục của trọng tài vì sử dụng VAR.

Một số ví dụ tiêu biểu là trận thắng 2-1 của Pháp trước tuyển Úc, bàn thắng thứ hai cho những chú gà trống là “kiếm” được từ pha ngã trong vòng cấm của Antoine Griezmann. Dù tình huống đó không thực sự rõ ràng nhưng đội bóng châu u vẫn được hưởng phạt đền.

Hay trong trận Tây Ban Nha 2-2 Morocco. Bàn thắng thứ hai của đội bóng xứ bò tót do Aspas ghi và được trọng tài công nhận sau khi xem lại VAR. Một cầu thủ của đội bóng Bắc Phi còn chửi VAR là thứ chết tiệt ngay trên sóng truyền hình trực tiếp.

Cũng ở trận này, trung vệ Pique có một pha xông phi bằng cả hai chân vào người cầu thủ đối phương. Pha phạm lỗi hoàn toàn có thể nhận thẻ đỏ trực tiếp nhưng trọng tài lại bỏ qua không dùng đến VAR.

Có thể do quá nhiều tranh cãi khi sử dụng VAR ở các trận đấu vòng bảng mà từ vòng knock out với các trận đấu có tính chất đặc biệt quan trọng thì các trọng tài gần như không dùng đến công nghệ này nữa.

Sử dụng VAR tại vòng chung kết Asian Cup 2019

Vòng chung kết Asian Cup 2019 sẽ diễn ra từ ngày 5/1 đến ngày 1/2/2019 tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Đây là vòng chung kết bóng đá châu Á có nhiều thay đổi quan trọng, trong số đó có việc AFC quyết định sử dụng công nghệ VAR.

Theo thông báo ngày 15/11 của AFC, ủy ban Liên đoàn bóng đá châu Á ngày 26/9 đã họp và thông qua quyết định về việc sử dụng công nghệ VAR tại vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á từ vòng tứ kết trở đi.

Như vậy, VAR sẽ được sử dụng trong 7 trận đấu và được lắp đặt tại 4 trận vận động thi đấu chính ở UAE.
Trước đó, AFC cho biết sẽ phối hợp với nước chủ nhà lắp đặt và thử nghiệm hệ thống VAR dưới sự giám sát và hỗ trợ của FIFA cùng với Hội đồng trọng tài quốc tế IFBA.

Sau World Cup 2018, VAR đang được áp dụng tại một số giải vô địch quốc gia hàng đầu châu u và UEFA Champions League.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?