Bạn muốn tắt quảng cáo?

Nguồn gốc và lịch sử hình thành môn thể thao bóng đá

Thứ Tư, ngày 18/03/2020 - 07:45
3.5/5 của 3 đánh giá

Có thể nói bóng đá là một trong những môn thể thao ra đời từ rất lâu và thu hút được sự quan tâm của hàng triệu người trên thế giới. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về nguồn gốc và lịch sử của môn thể thao này. Trong bài viết dưới đây, bongda365.com sẽ cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin cần thiết.

1.Bóng đá là gì?

còn có tên gọi khác là đá banh, đây là một môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội khác nhau với hai cầu môn ở hai bên trên sân hình chữ nhật. Mỗi đội bao gồm 11 cầu thủ và mỗi cầu thủ sẽ giữ các vai trò khác nhau trong đội bóng như tiền vệ, tiền đạo, thủ môn, hậu vệ. Hãy cùng chúng tôi theo dõi phần bình luận về môn thể thao vua này dưới đây:

Bóng đá được coi là môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh

Để ghi điểm đội chơi cần đưa được trái bóng vào trong khung thành của đối phương, các cầu thủ chỉ được phép dùng chân để di chuyển bóng, ngoại trừ thủ môn không ai được phép dùng tay bắt bóng. Đến khi trận đấu kết thúc, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội giành chiến thắng.

Bóng đá nhanh chóng trở nên phổ biến vì công cụ và luật chơi đơn giản, ai cũng có thể tham gia chơi dưới nhiều hình thức. Ước tính đến năm 2001, theo thống kê của FIFA có đến hơn 250 triệu người thường xuyên chơi bóng đá ở trên 200 quốc gia. Hiện tại bóng đá đã trải qua rất nhiều bước chuyển mình để phát triển mạnh mẽ lên một tầm cao mới.

2.Quốc gia nào phát minh ra bóng đá?

Từ lâu, đã có rất nhiều các môn thể thao có phiên bản tương tự như bóng đá nhưng khác nhau về kỹ thuật, thể lệ và hình thức chơi được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người cho rằng, bóng đá có nguồn gốc từ nước Anh bởi nước Anh được mệnh danh là quê hương của bóng đá thế nhưng thực chất không phải vậy. Anh chỉ là một nước bán vé cho những trận đấu bóng đá đầu tiên mà thôi.

Bóng đá được bắt nguồn từ Trung Quốc

Theo thông tin của FIFA- Liên đoàn bóng đá thế giới cho biết, phiên bản bóng đá cổ xưa nhất có tên gọi là Xúc cúc. Môn thể thao này được bắt nguồn từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công Nguyên dưới thời nhà Hán. Ban đầu nó chỉ được chơi như một bài tập rèn luyện sức khỏe của quân Hán. Sau đó, một số phiên bản bóng đá sơ khai khác bắt đầu có mặt ở một số quốc gia như Kemari ở Nhật Bản, Harpastum ở La Mã và Episkyros ở Hy Lạp.

3.Lịch sử hình thành bóng đá qua các thời kỳ

Bóng đá được ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công Nguyên ở Trung Quốc. Và bắt đầu đến giữa thế kỷ 19, môn thể thao này được phổ biến tại một số trường học trên nước Anh. Câu lạc bộ bóng đá đầu tiên được hình thành từ năm 1824 với tên gọi là “The Foot-Ball club” đặt trụ sở chính nằm ở Edinburgh, Scotland.

Đến năm 1848, bộ luật Cambridge – bộ luật bóng đá hiện đại cổ xưa nhất được ban hành sau một cuộc họp mặt đại diện của các trường đại học như Shrewbury, Rugby, Winchester, Eton, Harrow, cuộc họp được tổ chức tại khuôn viên Trinity College thuộc trường đại học Cambridge để thống nhất về luật chơi mới cho môn thể thao bóng đá.

Trong những năm 1850, bắt đầu hình thành một loạt các đội bóng đá nghiệp dư với những luật chơi khác nhau, trong đó nổi bật nhất có câu lạc bộ FC, đây cũng là câu lạc bộ lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn tồn tại. Thế nhưng, việc mỗi câu lạc bộ xây dựng cho mình một luật chơi khác nhau khiến cho việc điều hành trận đấu gặp khó khăn và gây ra nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, ngày 26 tháng 10 năm 1863, đại diện của một số câu lạc bộ ở London đã tổ chức một cuộc họp để thành lập nên Hiệp hội bóng đá (FA) với mục địch thiết lập và quản lý luật lệ chung áp dụng cho tất cả các đội bóng. Sau 5 ngày thảo luận và tranh cãi, đến ngày 8 tháng 12 FA đã chính thức công bố bộ luật hoàn chỉnh bao gồm 13 điều.

Đến năm 1886, Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, viết tắt là IFAB) được thành lập tại Manchester dưới sự tham gia của các đại diện Hiệp hội bóng đá Scotland, Hiệp hội bóng đá Ireland, xứ Wales và FA. Cơ quan có trách nhiệm quản lý cũng như theo dõi luật lệ bóng đá trên toàn thế giới.

Môn thể thao bóng đá bắt đầu trở nên phổ biến và phát triển mạnh hơn ở những năm đầu thế kỷ 20, chính vì vậy việc tổ chức ra một cơ quan thống nhất với nhiệm vụ giám sát các trận đấu bóng đá trên thế giới là rất cần thiết. Trước đó cũng đã có nhiều cuộc thảo luận về việc thành lập ra một cơ quan quốc tế nhưng đều không thành công. Và đến tháng 5 năm 1904, cơ quan quản lý bóng đá quốc tế – FIFA (Fédération Internationale de Football Association) được thành lập ở Paris và người đứng đầu là ông Robert Guerin. Từ khi thành lập, FIFA đã công bố sẽ sử dụng và tôn trọng bộ luật mà FA đã đưa ra.

Đến năm 2008, FIFA có đến hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên. Hiện nay, bóng đá trên thế giới đã chuyển sang một cấp độ chuyên nghiệp hơn với hàng triệu người xem trực tiếp một trận đấu và hàng tỷ người theo dõi qua kênh truyền hình. Bóng đá không chỉ là một môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền thể thao và xã hội của các quốc gia.

4.Bóng đá vào Việt Nam khi nào?

Theo lịch sử thì môn thể thao này đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ những năm 1896. Và trận đấu đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam vào ngày 20 tháng 7 năm 1908. Đến năm 1928, người Việt Nam đã đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam ở Sài Gòn.

Bóng đá Nam Kỳ từ khi mới du nhập đến năm 1954

Bóng đá Việt Nam những năm 1954

Sau khi bóng đá được du nhập về Việt Nam, chúng ta cũng học hỏi theo những kỹ thuật chơi bóng và tổ chức như người Châu Âu từng làm. Bắt đầu thành lập nên các đội bóng của riêng mình, khởi đầu là Ngôi Sao Xanh và Gia Định Sport, đây là hai câu lạc bộ đầu tiên thuần Việt 100% được thành lập năm 1907. Sau đó, họ kết hợp với nhau, đổi tên thành Ngôi Sao Gia Định và đánh bại Pháp để giành chức vô địch đầu tiên. Từ đó, hàng loạt các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam liên tục được thành lập và phát triển mạnh mẽ.

Bóng đá Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Nếu so với Nam Kỳ thì mãi đến đầu thế kỷ 20 bóng đá mới được du nhập vào Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đội bóng đầu tiên được thành lập ở với tên gọi Olympique Hải Phòng. Khoảng 5 năm sau đó, có thêm một đội bóng nữa được thành lập ở Hà Nội với tên CLB Bóng đá Hà Nội.

Đến tận những năm 1930-1940, bóng đá Hà Nội mới thực sự phát triển khi có thêm nhiều các câu lạc bộ mới được thành lập. Một số câu lạc bộ tiêu biểu hồi đó là Racing Club, Chớp Nhoáng, Lạc Long, Hỏa Xa, Ngọn giáo, Ngân hàng, Trường Bưởi…

Bóng đá Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Sau khi giành được độc lập, từ năm 1975 bóng đá Việt Nam vẫn chưa thực sự được phát triển vì những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại. Sau đó lại tiếp tục hứng chịu chiến tranh biên giới với Trung Quốc nên đến tận năm 1989, một tổ chức độc lập về quản lý và điều hành bóng đá tại Việt Nam mới được thành lập với tên gọi “Liên đoàn bóng đá Việt Nam”.

Bóng đá Việt Nam đang ngày càng bước lên một tầm cao mới

Năm 1991, lần đầu tiên đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tập trung các cầu thủ đến từ 3 miền của đất nước để tham gia vào đấu trường bóng đá quốc tế. Sea Game 16 được tổ chức tại Manila, Philippines cũng là giải đấu đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Cũng từ giải đấu này mà bóng đá Việt Nam có tiền đề trở nên phát triển phổ biến hơn. Sau đó, rất nhiều các câu lạc bộ từ khắp nơi trên thế giới được thành lập và cùng nhau tổ chức nên giải đấu V-League.

Hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, bóng đá Việt Nam trải qua rất nhiều những giai đoạn thăng trầm, từ những buổi đầu sơ khai với dáng dấp thi đấu phong trào nhỏ với mục đích rèn luyện sức khỏe và giải trí thì đến nay bóng đá nước ta đã vươn tới một tầm vóc mới bán chuyên và chuyên nghiệp hóa bắt kịp với sự phát triển của bóng đá hiện đại trên thế giới.

Hiện nay, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang quản lý một hệ thống gồm 11 đội tuyển quốc gia đó là ĐT U-17, ĐT U-19, ĐT U-21, ĐT U-23, ĐT Quốc gia, ĐT Nữ, ĐT U-20 nữ, ĐT U-17 nữ, ĐT Futsal nữ, ĐT Futsal nam và ĐT bóng đá bãi biển. Bên cạnh đó còn điều hành một mạng lưới các giải đấu trong nước như giải bóng đá vô địch quốc gia V-League, Cúp bóng đá Việt Nam, Siêu cúp bóng đá Việt Nam, Giải vô địch U15, U17, U21, U19, Giải vô địch bóng đá thiếu niên, giải vô địch Futsal Việt Nam… và còn nhiều giải đấu khác nữa.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?