Bạn muốn tắt quảng cáo?

5 cú lừa kinh điển của bóng đá Việt Nam

Thứ Sáu, ngày 02/04/2021 - 07:56
2.9/5 của 7 đánh giá
Ngày cá tháng Tư luôn là thời điểm để các tin đồn đặc biệt liên quan đến thể thao có dịp “nhảy múa” trên nhiều trang tin đến báo giới. Nhưng không chỉ duy nhất ngày cá tháng Tư, nhiều cú lừa kinh điển từng hiện diện tại bóng đá Việt Nam trong lịch sử.

1. Nhà vô địch thế giới chỉ đá đúng 1 trận tại V.League

Năm 2009, Hải Phòng thuộc hàng đại gia ở Việt Nam. Họ quyết định tạo nên một cú áp phe khi đưa Denilson – nhà vô địch thế gioiws năm 2002 về với V.League. Hợp đồng giữa Denilson và Hải Phòng có trị giá 5,5 triệu USD. Anh được xem là cầu thủ có giá trị cao nhất lịch sử V.League.

Denilson bắt đầu với trận đấu gặp HAGL trên sân Lạch Tray vào ngày 21/6/2009. Ngôi sao Brazil khởi đầu hoàn hảo với cú sút phạt thành bàn vào lưới . Nhưng thời gian còn lại Denilson chạy tập tễnh, chân phải như bị tê liệt, chỉ có thể xử lý chân trái và đôi lúc tự ngã. Trận đấu kéo dài 50 phút cho Denilson. Một ngày sau anh chủ động xin thanh lý hợp đồng vì chấn thương nghiêm trọng. Đó có thể xem là một cú lừa lớn trong lịch sử V.League. Nhưng có lẽ, Hải Phòng cũng thuộc dạng có sỏi. Có lẽ, đội bóng đất Cảng thừa biết Denilson chấn thương và chấp nhận… bị lừa. Bởi cũng nhờ vậy, danh tiếng của Hải Phòng lúc bấy giờ lên hẳn một tầm cao ở V.League bấy giờ. Bản thân Hải Phòng chỉ phải trả 15.000 USD cho Denilson, sau khi thương vụ đôi bên chỉ dừng lại sau 1 trận đấu.

2. Bầu Hiển cứng họng vì pha bẻ cua gấp của Công Vinh

Năm 2011, hợp đồng giữa Công Vinh và Hà Nội hết hạn. Tất nhiên, bầu Hiển muốn giữ tiền đạo con cưng ở lại Hàng Đẫy. Đúng là Công Vinh vẫn ở lại Hàng Đẫy thật. Nhưng chỉ có điều, anh không còn là người của bầu Hiển nữa. Đúng vào thời điểm đội Hà Nội T&T quyết định tái ký hợp đồng với Công Vinh, chân sút này quyết định đầu quân cho một đội bóng khác. Đó cũng là cú “bẻ kèo” gây xôn xao dư luận và khiến bầu Hiển vừa giận vừa thương.

Số là trước đó, bầu Hiểu đã cho mời Công Vinh đến nhà để thảo luận về việc gia hạn. Với bản tính phóng khoáng, ông không ngần ngại chi 10 tỉ đồng tiền lót tay và 60 triệu đồng tiền lương/tháng. Công Vinh vẫn chưa hài lòng. Anh muốn mình là cầu thủ nhận lương cao nhất VN. 80 triệu đồng/tháng! Bầu Hiển chốt. Công Vinh gật đầu đồng ý. Mọi chuyện tưởng như đã khép lại cho đến khi bầu Hiển bất ngờ đề cập đến mối quan hệ giữa Vinh và Thủy Tiên.

>>> Xem thêm:

Nhưng Công Vinh đã không thể đồng ý với lời đề nghị ấy bởi Vinh yêu Thủy Tiên thật lòng và không muốn rời xa người con gái mà sau đó anh đã quyết định lấy làm vợ. Đúng lúc ấy, một ông bầu khác cũng nổi tiếng không kém bầu Hiển là bầu Kiên ngỏ lời muốn mời Vinh về thi đấu cho Hà Nội ACB. Số tiền lót tay mà bầu Kiên đưa ra cho Công Vinh thậm chí còn choáng hơn bầu Hiển: 14 tỉ đồng trong vòng 3 năm thi đấu cho Hà Nội ACB. Và đây có thể mới là điểm mấu chốt, bầu Kiên nói với Vinh: “Mày muốn yêu ba, bốn Thủy Tiên cũng được”.

3. Tuổi thật của Công Phượng

Năm 2014, trở thành tâm điểm của giới truyền thông. Một tờ báo tố cáo Công Phượng gian lận 2 tuổi. Vụ việc khi đó tốn quá nhiều giấy mực của báo giới. Rất nhiều phóng viên, nhà báo cố gắng tìm kiếm sự thật về tuổi của Công Phượng.

Một bên đinh ninh khẳng định Công Phượng không gian lận tuổi. Một chiều hướng khác bắt đầu tin rằng Công Phượng khai gian 2 tuổi để thi đấu giải trẻ. Các quan điểm này vin vào việc giấy khai sinh của Công Phượng được làm lại một cách đáng ngờ. Nhưng sau đó, sự thật được làm sáng tỏ một cách không thể rõ hơn, là cả làng Công Phượng đều phải làm khai sinh lại, do trước đây xã làng làm chuyện này một cách quá lỏng lẻo, không hợp lệ, nên sau này phải làm lại.

Phượng được nhận vào Học viện HAGL- khi còn rất nhỏ. Vào đó để học bóng đá chứ không phải để thi đấu giải nhi đồng hay thiếu niên gì cả, cũng không để thi đấu cho địa phương hay CLB bóng đá nào cả. Do đó, việc khai gian tuổi chẳng có tác dụng gì ở đây. Nhưng quả thực, nhiều tờ báo cũng đã dính cú lừa từ cái tít gọi là “Tuổi thật của Công Phượng”.

4. Lời hứa suông của Kiatisak với Lee Nguyễn

Ngay cả đến khi gặp nhau sau 10 năm, Kiatisak vẫn không nói lý do vì sao cho Lee Nguyễn dự bị ở 2 trận đầu tiên tại V.League 2010. Nên nhớ trước đó, khi Kiatisak được bầu Đức mời về làm HLV trưởng, ông đã khen ngợi và hứa sẽ giúp Lee Nguyễn lên một tầm cao mới ở HAGL.

Nhưng Lee Nguyễn đã không được Kiatisak đảm bảo lời hứa ấy. Ở trận đầu tiên gặp Khánh Hoà, anh bất ngờ khi phải ngồi dự bị. Đến phút 80 của trận đấu, Lee Nguyễn mới được tung vào sân. Ngay ở trận đấu sau, Lee Nguyễn lại ngồi dự bị. Lần này, anh nhất quyết không vào sân vì thấy bị tổn thương danh dự. Hai bên cãi nhau nảy lửa vào cuối cùng Lee Nguyễn đã phải ra đi.

5. Nuốt lời cứu nhau trụ hạng

Năm 1989, nhiều CĐV thuộc thế hệ 7x vẫn còn ám ảnh cảnh cầu thủ Tiền Giang rượt đuổi cầu thủ Đồng Tháp sau trận đấu thuộc lượt áp chót của giải. Anh ta cho rằng Đồng Tháp đã lật lọng trong một giao kèo 3 bên gồm Đồng Tháp, Tiền Giang và Công an Hải Phòng với quy định mỗi đội sẽ có 2 điểm sau các cuộc đối đầu.

Cụ thể hơn, “liên minh” này quy định Đồng Tháp phải thua Tiền Giang, Tiền Giang thua Công an Hải Phòng và Công an Hải Phòng thua Đồng Tháp. Nhưng vì quá máu mê đi tiếp, ông Phạm Ngọc Thành (hay gọi là ông Sáu Thành), Giám đốc Sở TDTT Đồng Tháp đã quyết định lật kèo thắng luôn Tiền Giang. Sau đó Đồng Tháp chơi thăng hoa ở giai đoạn cuối, thắng Điện Hải Phòng ở trận bán kết và thắng luôn CLB Quân đội 1-0 ở trận chung kết để lên ngôi vô địch. Nhưng Đồng Tháp cũng chẳng “nuốt trôi” được thành công ấy. Bởi một thời gian dài sau đó, tội phá kèo trong giao ước 3 bên vẫn khiến Đồng Tháp bị chỉ trích là kẻ 2 mặt.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?