Bạn muốn tắt quảng cáo?

Phản công theo kiểu thầy Park

Thứ Ba, ngày 06/11/2018 - 12:00
5/5 của 1 đánh giá

Trong hơn một năm qua, thầy Park đã làm thay đổi bộ mặt của bóng đá Việt Nam rất nhiều. Ngoài những chiến tích chưa từng có như á quân giải U23 Châu Á hay vào bán kết Asiad thì thứ tư duy bóng đá mới mẻ của ông cũng là điều khiến cho chúng ta phải tự nhìn lại vốn kiến thức bóng đá của mình.

Xem thêm:

Thực tế, trong bóng đá có rất nhiều ranh giới mong manh, giữa thắng và thua, giữa người hùng và kẻ tội đồ,… Đặc biệt là ranh giới mơ hồ giữa sự hợp lý và vô lý. Một quyết định được đưa ra dĩ nhiên được tính toán kỹ, nhưng diễn biến trên sân có thể không theo tính toán đó. Thắng làm vua, thua làm giặc. Nhưng, những HLV hàng đầu thế giới không cam tâm chịu sự may rủi lớn lao đó. Họ sẽ nghĩ cách để dành lấy thắng lợi với sự tính toán cụ thể của mình. Bất chấp tất cả mọi sự , lời gièm pha.

HLV Park Hang-seo đã mang một làn gió mới đến với ĐT Việt Nam

Vậy, đâu là những điều hợp lý mà tưởng như vô lý mà ông Park Hang-seo mang đến cho bóng đá Việt Nam? Một trong những điểm ấn tượng nhất mà ông Park đã làm theo tôi chính là cách mà ông chỉ đạo các cầu thủ của đưa bóng sang phần sân đối phương trong thế trận phản công. Một tư duy mới mẻ và quá đỗi ấn tượng đối với nền bóng đá mới bắt đầu phát triển và vẫn luôn bị rập khuôn máy móc theo những mô hình cũ của chúng ta từ trước tới nay.

Ngay từ giải đấu đầu tiên, giải U23 Châu Á, các cầu thủ của chúng ta đã bị đặt ở chiếu dưới. Việc phải chơi phòng ngự phản công trước các đội bóng tầm châu lục không phải chuyện gì mới mẻ với chúng ta. Nhưng quan trọng là chúng ta chơi như thế nào cho hợp lý ?

Thực tế lối chơi phòng ngự phản công có thể dễ dàng mô tả với hai phần việc “phòng ngự” và “phản công”. Dù là hai phần việc khác nhau nhưng nó đều có sức nặng như nhau và vô cùng cân bằng. Chúng ta không thể thắng nếu không phản công tốt và tương tự phòng ngự dở cũng chắc chắn thua. Phòng ngự thì dễ hơn, chúng ta co chặt đội hình lại, đưa số cầu thủ đông nhất cùng đứng vào trong khoảng không gian nhỏ nhất để hạn chế khả năng xử lý của đối phương và cả của chính chúng ta nữa. Vì thế, khi phòng thủ, cầu thủ sẽ chọn cách phá bóng. Vấn đề là khi chủ động phòng ngự trước, chúng ta sẽ phản công như thế nào ?

Bóng đá là một cuộc chơi để sử dụng những khoảng trống. Thực tế đá phòng ngự không phải tử thủ để không thua như nhiều người tưởng mà là chủ động lừa đối phương dâng cao để tận dụng khoảng trống sau lưng đối phương, lên bóng chớp nhoáng khi họ chưa kịp lùi về để lấp những khoảng trống đó.

Thể lực chưa bao giờ là điểm mạnh của ĐT Việt Nam

Như thế, phương án phản công tối ưu thường thấy là sử dụng những đường chuyền dài, sử dụng các cầu thủ độc lập tác chiến tốt, có tốc độ cao để luồn ra phía sau những khoảng trống đó. Hệ thống phản công sẽ nhắm tới việc xây dựng hệ thống phát triển bóng nhanh và tối giản nhất có thể. Tốc độ là yếu tố kiên quyết. Đây là điều hợp lý hết sức bình thường trong tư duy của người làm bóng đá ở mọi cấp độ trên toàn thế giới. Thực tế, trước thời ông Park, ông Miura cũng áp dụng lối đá này cho đội tuyển.

Vấn đề là, cái tư duy hợp lý bình thường đó lại là bất hợp lý đối với cầu thủ Việt Nam. Bởi, với thể chất con người Việt Nam nhỏ bé, sải chân ngắn, tầm vóc bình thường sẽ thua thiệt hoàn toàn trước đối phương về thể hình, tốc độ, sức bền và cả sức rướn. Do đó, chúng ta rất khó có thể phản công hiệu quả với những phương án thường thấy này. Bất chấp chúng ta có tuyển chọn những cá nhân có thể hình và sức mạnh tốt nhất cũng không bì được trên phương diện này với cầu thủ đến từ nền bóng đá khác. Ngay ở , giải đấu mà sự lên ngôi của lối đá này, vị trí tiền đạo cắm cũng gần như được mặc định cho các ngoại binh to khỏe. Đây là vấn đề gen, chúng ta không thể khắc phục trong ngắn và trung hạn.

Vì vậy, khi bóng đưa lên trên mà hiếm hoi lắm các tiền đạo mới tận dụng được 1-2 tình huống thì sẽ khiến chính chúng ta mệt mỏi. Một khi việc phản công thiếu hiệu quả, đơn giản là chúng ta sẽ chịu trận, bởi khi tăng tốc mà bị mất bóng vô hình ta lại bị cuốn theo lối đá của đối thủ và dễ dàng bị họ đánh lại.

Phản công bằng những đường chuyền ngắn, những miếng phối hợp nhỏ cho dù có tốc độ không phải cao nhất nhưng lại phù hợp hơn với điểm mạnh hiếm hoi của cầu thủ Việt Nam đó là đôi chân khéo léo và tư duy có phần ngẫu hứng sáng tạo. Khi đó, chính những cầu thủ kĩ thuật nhỏ con của chúng ta lại hợp với lối đá phòng ngự phản công hơn đơn giản bởi chúng ta sẽ “phản công” tốt hơn nếu sử dụng họ, bất chấp việc chúng ta sẽ yếu hơn một chút trong “phòng ngự” và tốc độ lên bóng cũng không cao bằng.

Thực tế những , hay kể cả , cũng chưa bao giờ được đánh giá cao về phòng ngự. Họ có thể khéo léo kỹ thuật và nhanh nhẹn nhưng về sức vóc khả năng tranh chấp và sức bền vẫn chưa theo kịp các đối thủ trong mặt bằng khu vực chứ đừng nói là châu lục. Chọn lối đá “phản công” bằng những đường chuyền ngắn là một sự lựa chọn thông minh khi cầu thủ của chúng ta xoay sở khéo, tránh được những pha tranh chấp trực tiếp với đối thủ. Dĩ nhiên tốc độ có thể thấp hơn nhưng cũng chính vì thế mà an toàn hơn.

Phối hợp chuyền ngắn sẽ tập dụng tối đa khả năng của các cầu thủ có kỹ thuật tốt

Đây có thể nói là tư duy đột biến của thầy Park dành cho của chúng ta. Hãy dựa vào con người chúng ta có để vận hành lối chơi chứ đừng chạy theo đối thủ. Hãy nhớ cách mà các cầu thủ Tây Ban Nha chơi bóng. Họ cũng chọn những pha chuyền ngắn và phối hợp cự ly gần làm chủ đạo cho những đường lên bóng, bởi đơn giản cầu thủ Tây Ban Nha cũng nhỏ con hơn so với các đối thủ Bắc Âu khác và họ có kinh nghiệm trong cách chơi này hơn là những đường chuyền dài tối giản theo kiểu bóng đá Anh.

Sự lựa chọn của thầy Park đã khiến chúng ta bất ngờ và đối thủ cũng vậy. Khi loại Nghiêm Xuân Tú khỏi danh sách sơ bộ đội tuyển có lẽ ông Park cũng đã kiên quyết với lựa chọn này của mình. Dĩ nhiên, ranh giới mong manh của chiến thắng vẫn có thể là cái tát vào mặt thầy Park ngay khi chúng ta thất bại. Nhưng với những gì ông đã và đang làm sẽ khiến cho chính những người làm bóng đá của chúng ta phải thay đổi rất nhiều về tư duy và hành động.

Long Win

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?