Bạn muốn tắt quảng cáo?

Phân tích các sơ đồ chiến thuật bóng đá đội hình 11 người đầy đủ nhất

Thứ Ba, ngày 27/11/2018 - 16:23
5/5 của 1 đánh giá

Tìm hiểu các sơ đồ bóng đá 11 người phổ biến. Phân tích ưu và nhược điểm của từng sơ đồ chiến thuật khác nhau.

Bóng đá là môn thể thao đấu trí hấp dẫn và được yêu thích hàng đầu thế giới. Tài thao lược của mỗi HLV được thể hiện qua cách bố trí sơ đồ chiến thuật. Phân tích ưu và nhược điểm cũng như cách khắc chế của từng loại sơ đồ bóng đá 11 người.

Sơ đồ 4-3-3

Sơ đồ 4-3-3 gồm: 4 hậu vệ, 3 tiền vệ và 3 tiền đạo

Ưu điểm

Sơ đồ bố trí bốn hậu vệ với hai người chạy hai bên cánh nhằm khắc chế tối đa những đòn tấn công biên của đối phương. Đồng thời, hai người chơi ở cánh sẽ có nhiệm vụ khoét sâu vào khoảng trống mỗi khi hai cánh đối phương dâng cao.

Ba tiền vệ ở giữa sân chắc chắn phải có một người làm nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự. Trong khi đó hai người còn lại sẽ là bộ đôi kiểm soát thế trận, tăng khả năng cầm bóng, kiểm soát bóng và tổ chức tấn công. Mặt khác, có tới ba tiền vệ trung tâm sẽ dễ dàng đối phó khi đối phương tấn công trung lộ. trong khi vẫn có thể bọc lót hàng phòng ngực mỗi khi hậu vệ biên dâng quá cao.

Minh họa sơ đồ bóng đá 4-3-3

Trong tình thế phải chịu sức ép tấn công lớn, sơ đồ 4-3-3 có thẻ dễ dàng chuyển thành 4-1-4- để tập trung phòng ngự số đông.

Sơ đồ 4-3-3 với 3 tiền vệ trung tâm được coi là khắc tinh của sơ đồ 4-4-2 với chỉ hai tiền vệ ở giữa sân. Ba tiền đạo sẽ biết cách khai thác khoảng trống do hậu vệ biên để lại.

Điểm yếu

Để vận hành sơ đồ 4-3-3 trơn tru và hiệu quả, đội bóng cần những nhân sự xuất sắc. Đó là một tiền vệ trung tâm có nhãn quan chiến thuật đọc tình huống tốt và một tiền đạo nhạy bén. Nếu tiền vệ trung tâm hoặc tiền đạo không chơi tốt thì khu vực giữa sân sẽ bị khoan thủng.

Sơ đồ 4-4-2

Sơ đồ chiến thuật cổ điển 4-4-2 gồm: 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo

Điểm mạnh

Sơ đồ bố trí với 4 hậu vệ và 4 tiền vệ chắc chắn mỗi tuyến sẽ có hai người tham gia chạy cánh. Lối đá này triển khai bóng từ biên vào trong khi hàng phòng ngự phía sau không cần tham gia hỗ trợ tấn công nhiều.

Những tiền đạo trong sơ đồ 4-4-2 phải biết cách pressing liên tục và mạnh mẽ. Đồng thời những người chơi ở vị trí này phải có thể hình cao lớn, to khỏe để tận dụng những đợt tạt bóng và đánh đầu.

Đội hình 4 người ở trung tâm với cự ly giữa các vị trí hợp lý sẽ dễ dàng thu hút và phá vỡ thế trận của đối phương.

Những đội vận hành sơ đồ 4-4-2 có thể vừa tấn công vừa lui về phòng ngự tốt khi phải chịu sức ép của đối phương.

Hiện nay sơ đồ này không còn phổ biến nữa nhưng nếu đội bóng sở hữu hai tiền đạo xuất sắc sơ đồ này có thể chọc thủng cả hàng phòng ngự có 3-4 người.

Minh họa sơ đồ 4-4-2

Điểm yếu

Sơ đồ 4-4-2 từng rất phổ biến với nhiều đội bóng lớn ở châu Âu nhưng nó quá cứng nhắc và dễ bị bắt bài.

Tuyến tiền vệ trong sơ đồ này chịu áp lực quá lớn khi vừa phải tấn công vừa phải phòng thủ. Nếu tiền vệ cánh chơi không tốt, tuyến giữa của đội bóng sẽ bị vỡ.

Khi đối đầu với những đội bóng ưa chuộng tấn công trung lộ thì sơ đồ này sẽ phô ra khoảng trống lớn giữa trung vệ và hậu vệ biên để đối phương khai thác.

Sơ đồ 4-2-3-1

Sơ đồ 4-2-3-1 phổ biến trong khoảng thời gian hơn 10 năm trở về trước. Sơ đồ này bố trí hàng phòng ngự gồm 4 người trong đó có 2 hậu vệ biên và hai trung vệ, cặp tiền vệ trung tâm, phía trên là hàng hộ công 3 người và chơi cao nhất là một tiền đạo cắm.

Ưu điểm

Bố trí sơ đồ 4-2-3-1 buộc các cầu thủ phải chuyền bóng theo dạng tam giác thay vì chuyền bóng thẳng đơn giản.

Đội hình gồm 4 lớp với 5 người ở giữa sân cơ động sẽ rất khó bị khoan thủng. Nếu di chuyển với cự ly hợp lý sẽ kéo dãn đội hình đối phương tạo ra khoảng trống.

Với hàng hộ công dày đặc, tiền đạo cắm sẽ có nhiều phương án để tấn công. Đồng thời đội hình tấn công số đông nhưng vẫn dễ phản ứng với những đợt phản công nhanh của đối thủ.

4-2-3-1 được coi là cơn ác mộng với lối chơi thiếu linh hoạt của sơ đồ 4-4-2. Đối thủ sẽ phải rất vất vả để tìm đường vào tuyến giữa được bố trí thành hai lớp.

Minh họa sơ đồ 4-2-3-1

Điểm yếu

Sơ đồ bố trí người trên khắp mặt sân nên đòi hỏi cầu thủ phải có thể lực tốt cùng kinh nghiệm vừa tấn công vừa phòng ngự. Các vị trí tiền vệ và tiền đạo trong sơ đồ này thường phải lùi sâu và hoạt động xông xáo để phá vỡ thế trận của đối thủ.

Bên cạnh đó, vận hành sơ đồ này yêu cầu tiền vệ/tiền đạo cánh là phải tham gia hỗ trợ phòng ngự gây phân tâm cho cầu thủ.

Sơ đồ 3-5-2 (biến thể 3-4-3)

Đây được coi là loại sơ đồ chiến thuật công thủ toàn diện rất khó bị phá vỡ. Sơ đồ này bố trí: hàng phòng ngự 3 người (hai hậu vệ biên và một hậu vệ trung tâm), 5 tiền vệ ở giữa sân (2 tiền vệ trung tâm, 2 tiền vệ cánh, 1 tiền vệ trung tâm hoặc 1 hộ công) và 2 tiền đạo chơi cao nhất.

Ưu điểm

Hàng hậu vệ 3 người đủ sức tạo thành bức tường phòng ngự bởi trước mặt họ còn có 5 người ở tuyến giữa. Trong đó có 2 người nhận nhiệm vụ phong tỏa hai bên cánh không cho đối phương dâng cao.

Nếu gặp sức ép tấn công, hàng thủ sẽ nhận thêm một tiền vệ ở tuyến giữa lùi xuống phòng ngự và bọc lót hai bên cánh.

Sơ đồ này phản ánh một cách hiệu quả chiến thuật phòng ngự phản công. Vận hành sơ đồ này, đội bóng có thể tấn công bằng các phương án khác nhau như đánh biên, đưa bóng vào trung lộ hay 2 tiền đạo đột biến tạo cơ hội.

Sơ đồ 3-5-2 tạo ra thế cân bằng tuyến giữa với sơ đồ 4-5-1. Trong khi đó chỉ có một tiền đạo của đối phương sẽ dễ dàng cho 3 hậu vệ “chăm sóc”.

Minh họa sơ đồ 3-5-2

Điểm yếu

Chưa có sơ đồ nào đòi hỏi tính kỷ luật và gắn kết đội hình chắc chắn như 3-5-2. Để vận hành sơ đồ này, cả đội bóng cần một người nhạc trưởng thực sự cùng với các cá nhân phải hiểu nhau đặc biệt là hàng hậu vệ.

Sơ đồ này cần thiết hàng hậu vệ không chỉ giỏi kèm người mà còn phải chuyền bóng tốt. Tuyến giữa cần có khả năng bao quát tốt để kiểm soát thế trận.

Sơ đồ 4-5-1 (biến thể thành 4-4-1-1)

Thêm một sơ đồ nữa bố trí đông đảo quân số ở khu vực giữa sân bao gồm: hàng phòng ngự 4 người (2 trung vệ và 2 hậu vệ biên), ở giữa sân gồm 5 tiền vệ (2 tiền vệ trung tâm, 2 tiền vệ cánh và 1 tiền vệ trụ) và chơi cao nhất là một tiền đạo cắm.

Điểm mạnh

Sơ đồ này thiên về kiểm soát bóng. Khi tấn công 2 tiền vệ biên được đẩy lên cao chuyển hướng thành sơ đồ 4-3-3. Khi phòng ngự tiền đạo cắm suy nhất cũng lui về tạo thành sơ đồ 4-6-0 rất khó để đối thủ vượt qua.

Minh họa sơ đồ 4-4-1-1

Sơ đồ với tuyến giữa dày đặc 5 người được cho là phương án đối phó với sơ đồ 3 tiền vệ trung tâm của 4-3-3. Ngoài ra, hai bên cánh cũng có khoảng hoạt động rộng hơn.

Điểm yếu

Điểm yếu của sơ đồ này nằm ở vị trí tiền đạo cắm. Nếu bị chia cắt với tuyến giữa, tiền đạo sẽ phải hoạt động một mình.

Những tiền vệ trong sơ đồ 5 người chơi quá gần nhau nên thường ít năng nổ, chỉ hoạt động ở phạm vi hẹp và không có khả năng xuyên phá.

Sơ đồ này rất khó chuyển hóa mỗi khi bị phản công vì mất thời gian liên lạc giữa tiền đạo cắm và tuyến giữa.

 

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?