Tìm hiểu về Euro – giải bóng đá hàng đầu các quốc gia Châu Âu

5/5 của 1 đánh giá

Giải vô địch  bóng đá các quốc gia Châu Âu hay Euro đã trải qua được 15 kì tổ chức, được biết đến là một giải đấu rất lớn của UEFA.


Bạn muốn tắt quảng cáo?

Vòng chung kết bóng đá Euro là gì ?

Giải vô địch bóng đá các quốc gia Châu Âu hay còn được biết đến với cái tên Euro, là một  cuộc thi bóng đá do Liên đoàn bóng đá Châu Âu UEFA tổ chức, giải đấu này diễn ra  4 năm một lần, sau một kì World cup (giải vô địch bóng đá thế giới)  thì 2 năm sau đó sẽ là một kì Euro. Đầu tiên, tên gọi chung của giải đấu này được gọi chung và kí hiệu với cái tên khá dài là UEFA European Nations Cup nhưng kể từ kì 1996, giải đấu này được thống nhất với tên gọi đầy  đủ và ngắn gọn nhất là “UEFA Euro”.

Để đến được vòng chung kết sẽ diễn ra tại một quốc gia được UEFA bốc thăm bất kì, các đội tuyển quốc gia thuộc nhóm Liên minh Châu Âu (EU) phải thi đấu vòng loại. Riêng đội chủ nhà của giải đấu thì sẽ được miễn không phải tham gia vòng loại khắt khe này. Đội bóng có được chức vô địch Euro sẽ  được quyền tham gia giải đấu của Liên đoàn bóng đá thế giới là FIFA Confederations Cup- một giải đấu khởi động trước thềm World cup, các đội tuyển sẽ được cộng thêm điểm trên bảng xếp hạng FIFA nếu tham gia giải đấu này. Tuy nhiên, đương kim vô địch Châu Âu hoàn toàn có quyền tù chối tham dự  FIFA Confederations Cup nếu muốn.

Banner của Euro 2020.

Tính từ thời điểm mà Euro được tổ chức vào năm 1960, đã trải qua 15 vòng chung kết Euro khác nhau  và đã có 10 đội tuyển quốc gia có được chức vô địch: Đức và Tây Ban Nha mỗi đội có được ba danh hiệu, đội tuyển Pháp có được hai danh hiệu. Đội tuyển Liên Xô cũ và đội tuyển , Hà Lan, Đan Mạch, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Bồ Đào Nha mỗi đội đều có được một danh hiệu.

Đến nay, kỉ lục của giải đấu này ấn tượng nhất vẫn là . Khi họ trở thành đội tuyển quốc gia đầu tiên vô địch 2 kì Euro liên tiếp, đó là vào kì Euro 2008 và Euro 2012.

Euro cũng là giải đấu bóng đá được người hâm mộ xem nhiều thứ hai trên thế giới sau World cup của FIFA. Ước tính trận chung kết Euro năm 2012 giữa hai đội tuyển Tây Ban Nha và Italia thu hút khoảng 284 triệu người theo dõi, một con số kỉ lục khi mà giải đấu này chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng. Tính riêng trong lịch sử  các giải đấu của Châu Âu, Euro cũng là giải đấu được xem nhiều thứ hai.

Lịch sử ra đời của giải bóng đá vô địch các quốc gia Châu Âu

Ý tưởng cho một lần đầu tiên được bắt nguồn từ một lời đề xuất bởi Tổng thư ký Liên đoàn Pháp- ông Henri Delaunay năm 1927, nhưng mọi thứ khi ấy mới chỉ dùng lại ở mức khởi nguồn ý tưởng. Mãi cho đến năm 1958, sau khi  ngài Chủ tịch Delaunay mất thì giải đấu này mới được hiện thực hóa, đến năm 1960 giải đấu Euro đầu tiên chính thức được khởi tranh. Và để tưởng nhớ đến công lao  của vị cố chủ tịch, chiếc cúp vô địch của vòng chung kết Euro được lấy tên là Cúp Delaunay. Nhiều người còn cho rằng, chính Henri Delaunay là “cha đẻ” của vòng chung kết Euro.

Năm 1960, giải đấu đầu tiên được tổ chức tại Pháp, quê hương của ông Delaunay.  Ban đầu số đội đăng kí tham dự giải đấu là 17 đội, nhưng đến với vòng chung kết tại nước chủ nhà Pháp thực tế chỉ có vỏn vẹn bốn đội tham dự đó là: Chủ nhà Pháp,  đội tuyển Liên Xô cũ, Tây Ban Nha, Nam Tư.  Do một cuộc biểu tình chính trị mà Tây Ban Nha buộc phải rút khỏi  trận tứ kết gặp các cầu thủ Liên Xô. Sở dĩ có cuộc biểu tình này do Tây Ban Nha lúc đó vẫn chủ trương theo tư tưởng Đế Quốc chủ nghĩa, ngược lại đội tuyển Liên Xô gồm những người Cộng Sản chủ nghĩa. Hai trường phái đối lập đã ảnh hưởng sang cả bóng đá. Năm đó, Liên Xô đã giành chức vô địch sau khi đánh bại đội tuyển Nam Tư  với tỉ số sát nút 2-1 trong trận chung kết căng thẳng tại Paris. Trong số 17 đội đăng kí tham dự  giải đấu lần đầu tiên từ vòng loại đáng chú ý không có mặt của những tên tuổi lớn như: Anh, Hà Lan, Tây Đức, Ý.

Henri Delaunay- cha đẻ của Euro

Tây Ban Nha đã giành được quyền tổ chức giải đấu tiếp theo vào năm 1964. Giải đấu lần này vẫn theo thể thức loại trực tiếp như giải đấu lần đầu tiên với 29 đội bóng tham dự. Ở giải đấu này một lần nữa đội tuyển Tây Đức vắng mặt, đội tuyển Hi Lạp xin rút lui khỏi giải đấu sau trận đấu với Albania. Trận đấu cuối cùng là cuộc so tài giữa Tây Ban Nha và đương kim vô địch Liên Xô cũ. Chủ nhà Tây Ban Nha đã giành chiến thắng 2-1 trên sân vận động Santiago Bernabeu.

Trước năm 1980, chỉ có bốn đội đủ điều kiện tham dự vòng chung kết. Từ năm 1980, có 8 đội được tham dự. Vào năm 1996, giải đấu đã mở rộng được lên đến 16 đội. Năm 2016 giải đấu được mở rộng lên thành 24 đội. Thể thức thi đấu qua mỗi kì Euro luôn được thay đổi.

Lịch sử các giải bóng đá Euro qua các năm

  • Euro năm 1960

Đây là giải vô địch bóng đá Châu Âu đầu tiên đươc Liên đoàn bóng đá Châu Âu tổ chức. Pháp là nước chủ nhà cho kì Euro này, giải đấu này vẫn còn khá sơ khởi khi được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp với 17 đội tham dự. Các đội đá theo thể thức sân nhà và sân khách dưới hình thức lượt đi- lượt về cho đến vòng bán kết. Bốn đội mạnh nhất sẽ được tham dự vòng chung sẽ được tổ chức ở một trong bốn nước giành được quyền vào bán kết.

Trận tứ kết, Tây Ban Nha đã từ chối không đá với Liên Xô do hai quốc gia này có những xung đột chính trị vào thời điểm đó.

Vòng bán kết được xác định bởi 3 đại diện: Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc, Pháp. Trận bán kết thứ nhất, Liên Xô dễ dàng đè bẹp đội tuyển Tiệp Khắc tại sân vận động với cách biệt ba bàn. Trận bán kết thứ 2, đội tuyển Nam Tư kịch tích vượt qua Pháp với tỉ số rượt đuổi 5-4.

Trong trận chung kết, Nam Tư ghi bàn trước Liên Xô, theo nhiều tài liệu bóng đá ghi lại rằng Nam Tư áp đảo Liên Xô trong trận đấu đó. Nhưng ngôi sao sáng giá nhất trong khung gỗ của đội tuyển Liên Xô lúc bấy giờ là thủ thành Lev Yashin đã cản phá mọi tình huống hãm thành của đối phương. Đến những phút cuối của hiệp phụ thứ 2, tiền đạo chủ lực của đội tuyển Liên Xô-  Viktor Ponedelnik đã ghi “bàn thắng vàng” mang về chiếc cúp vô địch Châu Âu lần đầu tiên cho đội tuyển Liên Xô.

  • Euro năm 1964

Đây là giải vô địch bóng đá Châu Âu lần thứ 2 được UEFA tổ chức, Tây Ban Nha là đội chủ nhà của kì Euro này. Về thể thức của giải đấu cũng giống như lần đầu tiên tổ chức, vẫn theo thể thức loại trực tiếp, chỉ khác số đội bóng tham dự là 29 đội.

Hy Lạp là đội bóng bỏ cuộc không lý do sau trận đấu với Albania. Do số đội lẻ nên đương kim vô địch Liên Xô cùng hai đội Áo và Luxembourg qua bốc thăm không phải tham dự vòng loại đầu tiên. Các cặp đấu tiến hành đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà – sân khách cho tới bán kết. Bốn đội cuối cùng sẽ thi đấu vòng chung kết được tổ chức tại một trong bốn nước có đội bóng tham dự.

Điều thú vị là đội tuyển Luxembourg từ vị thế của “ một chú ngựa ô” bất ngờ khiến nhiều đội bóng lớn phải rời giải. Họ hạ Hà Lan sát nút 3-2 sau hai lượt trận, họ  cầm hòa Đan Mạch 3-3 và 2-2 cũng sau hai lượt trận trước khi để thất thủ sát nút ở trận tái đấu. Đan Mạch cũng là đội bóng gây bất ngờ khi họ tiền vào vòng chung kết cùng với các ông lớn  như Tây Ban Nha, Liên Xô và tuyển Hungary.

Tại bán kết, tuyển Liên Xô đánh bại các cầu thủ Đan Mạch 3-0, trong khi đó Tây Ban Nha hạ Hungary 2-1 khi phải thi đấu ở hiệp phụ. Trận chung kết là cuộc tái hiện màn so tài giống như 4 năm trước đó, ở kì Euro 1960, chỉ khác lần này đội tuyển Tây Ban Nha không bỏ cuộc , họ được chế độ độc tài Franco cho phép thi đấu với Liên Xô với mệnh lệnh “không được phép để thua”. Tưởng chừng đó là sức ép với Tây Ban Nha, nhưng trên sân Bernabeu tại thủ đô Madrid, các cầu thủ Tây Ban Nha dễ dàng có được chiến thắng 2-1 nhờ bàn thắng phút cuối của Marcelino. Lần đầu tiên Tây Ban Nha vô địch Châu Âu.

  • Euro năm 1968

Đây là kì Euro lần thứ 3 trong lịch sử, giải đấu bắt đầu từ ngày 5 đến hết ngày 10/6 năm 1968. Giải đấu này chính thức đổi tên từ cúp quốc gia Châu Âu thành giải vô địch Châu Âu.

Đây cũng là giải đấu đầu tiên áp dụng thể thức đá vòng tròn tính điểm, các đội tham dự được chia thành các bảng. Ngạc nhiên hơn, khi kì Euro năm 1968 có trận chung kết đầu tiên trong lịch sử đá hai trận đi và về ( sân khách- sân nhà).

Vòng loại của giải đấu này có đến 31 đội tham dự, được chia thành 8 bảng đấu, riêng bảng 4 có 3 đội. Các đội sẽ phải đá với nhau 2 trận đi và về, đội thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm và đội thua không có điểm nào.

Đây cũng là kì Euro mà đội chủ nhà Italia phải đá 2 lượt trận  mới có thể vô địch.

Bất ngờ lớn nhất là tại vòng bảng Đan Mạch và Tây Đức bị loại ngay từ vòng bảng. Kì Euro này cũng đánh dấu  sự vượt trội của bóng đá Tây Âu so với bóng đá Đông Âu.

  • Euro 1972

Đây là giải đấu chứng kiến sự vượt trội của đội tuyển Đức, họ có sức mạnh vượt lên trên tất cả các đội tuyển khác. Gerd là ngôi sao sáng giá nhất với 4 bàn thắng, đội tuyển Tây Đức là đội bóng đầu tiên  giành được hai danh hiệu vô địch Châu Âu và thế giới liên tiếp.

  • Euro 1976

Đây là giải đấu cuối cùng, vòng chung kết chỉ quy tụ bốn đội bóng và nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết phải thi đấu vòng loại. Kể từ giải lần sau, vòng chung kết sẽ được mở rộng cho tám đội tham gia, bao gồm 7 đội vượt qua vòng loại và quốc gia được chọn đăng cai vòng chung kết.

Một điều đáng lưu ý nữa là tất cả các trận đấu đều buộc phải thi đấu hiệp phụ để phân định thắng thua. Trận chung kết giữa Tiệp Khắc và Tây Đức là trận đấu đầu tiên trong lịch sử bóng đá quốc tế có áp dụng hình thức sút penalty sau hai hiệp phụ để phân thắng bại.

  • Euro 1980

Giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ sáu do UEFA tổ chức 4 năm một lần. Giải diễn ra tại Ý từ ngày 11 cho đến ngày 22 tháng 6, năm 1980. Đội tuyển Tây Đức giành chức vô địch châu Âu thứ hai của mình, và trở thành đội đầu tiên hai lần vô địch giải. Đây cũng là giải đấu đầu tiên các đội tham dự phải thi đấu vòng bảng.

  • Euro 1984

Micheal Platini- vua phá lưới của Euro

Đây là giải đấu chứng kiến sự xuất sắc của huyền thoại Michel Platini, ông đã trở thành vua phá lưới đầu tiên của một kì Euro khi ghi được 9 bàn thắng. Một thành tích khủng mà phải đến 34 năm sau, có một cầu thủ khác mới có thể hóa giải, đó là Cristiano Ronaldo khi siêu sao người Bồ Đào Nha phải mất đến  4 kì Euro mới san bằng được kỉ lục của bậc tiền bối.

Nhờ công lao của Michael Platini mà “những chú ” mới có thể lên ngôi năm đó. Danh hiệu lớn đầu tiên của bóng đá Pháp.

  • Euro 1988

“Những câu chuyện cổ tích Đan Mạch” lên ngôi vương năm 1992 sau khi hạ tuyển Đức

Kì Euro lần thứ  8, chứng kiến thứ bóng đá tổng lực lên ngô của những “người Hà Lan bay”. Bộ ba huyền ảo Marco Van Basten- Gullit- Rijkaard  phá vỡ những lớp phòng ngự số đông của các đội bóng chơi theo kiểu Caltenacio. Marco Van Basten giữ ngôi vua phá lưới của giải đấu với  năm bàn thắng. Huyền thoại của Ac Milan có một cú Voley chéo góc tung lưới Liên Xô cũ. Đến bây giờ nó vẫn là một bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử các vòng chung kết Euro.

  • Euro 1992

Đây là kì Euro chứng kiến “câu chuyện cổ tich” mang tên Đan Mạch, điều đáng nói là “những chú lính trì” Đan Mạch là đội tuyển không qua nổi vòng loại của giải đấu.  Những cầu thủ của họ thậm chí còn chưa đá tập với nhau buổi nào. Nhưng bất ngờ vào giải, họ chơi cực hay, đánh bại một Tây Đức hùng mạnh trong trận chung kết.

  • Euro 1996

Một giải đấu mà Tây Đức có được chức vô địch với sự xuất sắc của Mathias Sammer với khả năng tổ chức lối chơi, luân chuyển bóng cực tốt. Đường phát động cho Oliver Biehoff có bàn thắng quyết định ở phút thứ 95, nâng tỉ số lên 2-1, giúp Đức lên ngôi vương là minh chứng cho tài tăng tuyệt vời của Sammer.

  • Euro 2000

Trước khi Euro 2000 diễn ra, Pháp đã vô địch World cup 1998 trên sân nhà.

Chứng kiến một đội tuyển Pháp với sự kết hợp nhuần nhuyễn của Zidane lẫn David Trezuguet trên hàng công của Les Bule. Trận chung kết giữa Pháp và Ý kịch tích đến nỗi hai đội phải kéo nhau vào hiệp phụ, phải sử dụng luật bàn thắng vàng.

Phút 103, David Trezeguet có pha đánh đầu thần thánh chấm dứt trận đấu ở phút thứ 103, đưa đội tuyển Pháp lần thứ 2 lên ngôi vô địch. Zidane được bình chọn là cầu thủ hay nhất ở vòng chung kết Euro năm đó. Pháp cũng là đội bóng thứ 2 sau Đức, giành chức vô địch World cup và Euro liên tiếp.

  • Euro 2004

Chứng kiến hai điểm nhấn đặc biệt, đó là thế hệ vàng của bóng đá Bồ Đào Nha và “câu chuyện thần thoại” mang tên Hi Lạp.

Bóng đá Bồ Đào Nha với đội hình giàu sức trẻ và kinh nghiệm như: Luis Figo, Nuno Gomes, Rui Costa, Cristiano Ronaldo, Postiga…. Đã loại những đối thủ sừng sỏ như Anh hay Hà Lan để tiền vào trận chung kết trên sân nhà. Nhưng đáng tiếc một Hi Lạp lì lợm chỉ bằng một tình huống phạt góc đã có bàn thắng tước đi chức vô địch khỏi bán đảo Iberia.

  • Euro 2008

Lần đầu tiên Tiqi-taka ra đời ở cấp đội tuyển quốc gia, đánh dấu chu kì thống trị của nó ở cả cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển. Tây Ban Nha với những nhân tố chủ đạo của Barcelona và đã trình diễn thứ bóng đá kiểm soát đẹp mắt, họ hạ Đức ở trận chung kết với một đòn kết liễu duy nhất, đường chọc khe của Xavi là đủ để Torres băng xuống  bấm bóng hạ gục Oliver Kahn, những phút sau đó chứng kiến người Đức hoàn toàn bất lực trước Tiqi-taka. Thời kì hoàng kim mở ra sự thống trị bóng đá thế giới  của đội tuyển Tây Ban Nha và Tiqi-taka 5 năm sau đó.

Đội tuyển Tây Ban Nha lên ngôi vương năm 2008
  • Euro 2012

Kì Euro lần thứ 16 trong lịch sử, tiếp tục chứng kiến sự thống trị của Tiqi Taka và đội tuyển Tây Ban Nha. Họ không thua bất cứ một trận đấu nào, là đội ghi bàn thắng nhiều nhất và cũng là một trong những đội để thủng lưới ít nhất giải đấu năm đó.

Trên đất Ba Lan và Ukraine, huấn luyện viên Vicente Del Bosque khai sinh ra vị trí “tiền đạo ảo”, Tây Ban Nha không cần một mẫu tiền đạo như Torres mà thay vào đó họ chơi với sơ đồ 4-6-0, trong đó một tiền vệ (không rõ là ai) sẽ tham gia xâm nhập vòng cấm để dứt điểm, các tiền vệ luôn thay thế nhau để trở thành “tiền đạo ảo” bất cứ lúc nào, thậm chí đó có thể là một hậu vệ.

Trong trận chung kết, Tây Ban Nha hạ Italia 4 bàn không gỡ, 4 bàn thắng đến từ 4 con người khác nhau, nó cho thấy sự đa dạng của Tiqi Taka đã ở một đẳng cấp mới.

  • Euro 2016

Kì Euro lần thứ 15 trong lịch sử, Tiqi Taka đã không còn thống trị nữa, thay vào đó là thứ bóng đá phòng ngự- phản công thực dụng. Bồ Đào Nha là đại diện nổi nhất cho thứ triết lý thực dụng đó. Xuyên suốt cả giải họ gần như không thắng được bất cứ một trận đấu nào trong 90 phút chính thức, chỉ duy nhất trận bán kết gặp xứ Wales, Ronaldo tỏa sang mang về chiến thắng 2-0.

 Trong trận chung kết gặp chủ nhà Pháp, Bồ Đào Nha không có được sự phục vụ của Ronaldo do chấn thương, họ chơi phòng ngự cả trận và bất ngờ phút 118, người hùng từ băng ghế dự bị- Eder tỏa sáng với một cú đá ngoài vòng cấm đánh bại Hugo Lloris.

Nhìn chung đây vẫn là một giải đấu mà Bồ Đào Nha có được chức vô địch một cách đầy may mắn.

Euro 2020 được tổ chức ở đâu ?

Kì Euro lần thứ 16 trong lịch sử sẽ được tổ chức ở 12 thành phố trên khắp Châu Âu. Đây là giải đấu kỉ niệm sinh nhật 60 năm của Euro. Trận bán kết và chung kết sẽ được tổ chức tại sân vận động Wembley- Vương Quốc Anh./

Thiên không

 

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bình luận
Bạn muốn tắt quảng cáo?
TT Đội ST T H B HS D
Bảng A
1 Đức 0 0 0 0 0 0
2 Hungary 0 0 0 0 0 0
3 Scotland 0 0 0 0 0 0
4 Thụy Sỹ 0 0 0 0 0 0
Bảng B
1 Albania 0 0 0 0 0 0
2 Croatia 0 0 0 0 0 0
3 Ý 0 0 0 0 0 0
4 Tây Ban Nha 0 0 0 0 0 0
Bảng C
1 Đan Mạch 0 0 0 0 0 0
2 Anh 0 0 0 0 0 0
3 Serbia 0 0 0 0 0 0
4 Slovenia 0 0 0 0 0 0
Bảng D
1 Áo 0 0 0 0 0 0
2 Pháp 0 0 0 0 0 0
3 Hà Lan 0 0 0 0 0 0
4 Play-Off Winner A 0 0 0 0 0 0
Bảng E
1 Bỉ 0 0 0 0 0 0
2 Play-Off Winner B 0 0 0 0 0 0
3 Romania 0 0 0 0 0 0
4 Slovakia 0 0 0 0 0 0
Bảng F
1 Séc 0 0 0 0 0 0
2 Play-Off Winner C 0 0 0 0 0 0
3 Bồ Đào Nha 0 0 0 0 0 0
4 Thổ Nhĩ Kỳ 0 0 0 0 0 0
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?