Barcelona: Ký sinh trùng hay nơi đấu đá của trò chơi vương quyền
Nhắc tới ký sinh trùng hay trò chơi vương quyền, người ta sẽ nghĩ ngay đến những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng. Nhưng trong bóng đá, có một CLB cũng đang trải qua những viễn cảnh ấy, đó là Barcelona.
-
Liệu HAGL có tuyên bố bỏ V-League 2020?
-
HAGL: Bá đạo trong quá khứ, hy vọng ở hiện tại
-
Nếu trở lại Anh, đâu là điểm đến lý tưởng với Coutinho?
-
Kevin De Bruyne: Nhạc trưởng tài ba, thiên tài bóng đá và sự thờ ơ của người hùng giấu mặt
-
MU, Barca và kế hoạch chuyển nhượng của các CLB ảnh hưởng ra sao vì Covid-19?
Barcelona không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Catalan mà còn cả bóng đá Tây Ban Nha. Cùng với đội bóng hoàng gia , họ là lá cờ đầu cho La Liga ở các đấu trường châu lục. Bề dịch lịch sử cộng với truyền thống hào hùng của CLB là thứ thu hút không biết bao ngôi sao muốn được gia nhập và trở thành một phần Barcelona xuyên suốt chiều dài đã qua.
Nhắc về gã khổng lồ xứ Catalan, người hâm mộ trước kia sẽ nói nhiều về lối chơi đẹp mắt được gây dựng bởi thánh Johan Cruyff, bởi khẩu hiệu “Mes que un club" (Hơn cả một CLB), bởi lò đào tạo La Masia trứ danh, bởi nét di sản đẹp đẽ do nguyên chủ tịch Joan Laporta tạo ra, nhưng giờ đây, nói về Barcelona, ngoài , tất cả những gì còn lại ở CLB này chỉ là sự rối loạn, lục đục trong nội bộ, mà tất cả bắt nguồn từ vị chủ tịch - Josep Maria Bartomeu.
Kể từ khi nhậm chức vào tháng 7 năm 2015, Bartomeu mang về cho đội bóng hàng loạt những bom tấn đắt giá như: , Dembele, song hiệu quả mà các cầu thủ có được lại khiến cho các fan hâm mộ cảm thấy chán chường. Cũng bởi vì chính sách như vậy mà những mâu thuẫn trong nội bộ đội bóng bắt đầu nảy sinh.
Bartomeu đang "phá hoại" thay vì lời hứa phát triển Barcelona
Bartomeu đã làm được điều gì cho Barcelona? Không nhiều, ngoại việc biến nơi đây từ một CLB bóng đá trở thành “công cụ" để cho người đàn ông 57 tuổi kiếm tiền. Vị chủ tịch ấy chẳng khác nào “Ký sinh trùng" cộng hưởng trong đội bóng và từ đó ăn dần, ăn mòn những giá trị cốt lỗi làm nên tên tuổi của gã khổng lồ xứ Catalan.
>> Xem thêm: cập nhật
Lời hứa phát triển Barcelona trong ngày nhậm chức cũng chỉ là “lời nói, gió bay" khi mà thay vì giúp đội bóng ngày một tiến bộ, vị chủ tịch này chỉ đơn giản là nhắm tới mục tiêu mang về lợi ích cho cá nhân. Cũng bởi chính sách chiêu mộ hàng loạt bom tấn mà lò đào tạo La Masia trứ danh của bóng đá thế giới giờ đây trở thành địa điểm trốn chạy từ biết bao nhân tài khi họ gần như không có chỗ đứng tại CLB.
Barcelona lục đục, Messi không ít lần kêu ca, thậm chí phản đối ra mặt kế hoạch phát triển của đội bóng. Người hâm mộ ủng hộ anh và sẽ thêm phần “bực tức” hơn nữa với vị chủ tịch khi sáng sớm 10/4 (Theo giờ Việt Nam), trong bối cảnh mà Barcelona đang đối mặt cùng biết bao khó khăn về tài chính bởi dịch Covid-19, 6 thành viên ở ban lãnh đạo đột ngột xin từ chức.
Lý do được đưa ra là bởi họ không thể tìm được sự nhất quán với Bartomeu, điều này hiện rõ trong thông điệp mà họ truyền tải ở bức thư gửi đến truyền thông: “Chúng tôi đi đến quyết định này là bởi không thể thay đổi những tiêu chí về cách quản lý CLB của chủ tịch Bartomeu khi đối mặt với những thách thức quan trọng trong tương lai, đặc biệt là việc ứng phó sau đại dịch Covid-19.
Những cuộc đấu đá nội bộ liên tục xảy ra tại CLB này
Việc từ chức là kết quả tất yếu phải xảy ra sau những bất đồng kéo dài nhiều tháng qua tại Barcelona. Thậm chí, đã có những nguồn tin gọi cuộc đấu đá ở đây giống với bộ phim “trò chơi vương quyền". Cuối cùng, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thành viên đội bóng, các nhân viên đã phục vụ tận tình để giúp CLB phát triển. Được phục vụ Barcelona là một vinh dự lớn đối với tất cả chúng tôi”.
Đúng, Barcelona hiện tại chẳng khác nào là nơi đấu đá như bộ phim nổi tiếng “trò chơi vương quyền", khi mà sự đồng thuận giữa những thành viên trong ban lãnh đạo là thứ xa xỉ còn mâu thuẫn nội bộ cứ ngày một tăng cao.
Kể từ khi nhậm chức vào năm 2015, Bartomeu đã “chia tay" với 7 phó chủ tịch khác nhau, chưa kể những vị trí khác ở ban lãnh đạo đội bóng. Điều ấy đủ để cho thấy mối bất hoà giữa ông và các thành viên cốt cán tại CLB. Năm 1988, gã khổng lồ xứ Catalan từng đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự mang tên Hesperia Mutiny khi đa phần cầu thủ phản đối chủ tịch đội bóng vì chính sách không có lợi cho họ.
Nhưng sau cùng, fan hâm mộ vẫn ủng hộ người đứng đầu CLB khi ấy là Nunez và cuộc thanh trừng tại Barcelona diễn ra khiến mọi ngôi sao phản đối ban lãnh đạo phải ra đi trước khi Johan Cruyff ngồi vào ghế nóng để bắt đầu công cuộc tái gây dựng gã khổng lồ xứ Catalan.
Hàng loạt các thành viên trong ban lãnh đạo ra đi
Giờ đây, chẳng có ai, chẳng có cổ động viên nào đứng về phía Bartomeu cả khi mà vì ông, Barcelona đã ngày càng mất đi những nét đẹp làm nên thương hiệu của họ. Một đội bóng từng in logo UNICEF lên ngực áo, dựa vào lò đào tạo La Masia trứ danh để phát triển CLB và lấy tinh thần Johan Cruyff làm nền tảng giờ hoàn toàn biến mất, nhường chỗ cho một Barcelona kinh doanh là tôn chỉ hàng đầu.
Từ UNICEF, Blaugrana bây giờ thuộc về Qatar trong khi bản sắc cũng là điều xa xỉ. Bartomeu làm tất cả và dùng quyền lực của mình để lấn ất mọi thành viên khác và tiếp tục cho những dự án mà ngay cả những cầu thủ trong đội cũng không thể biết đó là gì và rồi sẽ đi đâu, về đâu. Bartomeu đã thay đổi Barca, từ triết lý, bản sắc đến cả các thành viên từng gây dựng nên đội bóng này như Andoni Zubizarreta hay Albert Soler.
Suốt 5 năm qua, Barcelona thực sự rối loạn và tất cả bắt nguồn từ người đứng đầu CLB. Chính ông là nhân vật “Ký sinh trùng" vào Barcelona rồi ăn mòn những giá trị đẹp đẽ của đội bóng và tạo ra một cuộc đấu đá như “trò chơi vương quyền" tại nơi đây đồng thời biến bầu trời ở Camp Nou bao giờ cũng luôn âm u thay vì yên bình như vốn dĩ.
Gia Huy
Bình luận bài viết