Die Manchaft: Sụp đổ là có thật …
Sau chức vô địch World Cup 2014, một tương lai chói rọi đã được vẽ nên trước mắt các cầu thủ Đức, nhưng chỉ sau 4 năm, cái đế chế kì vĩ kia sụp đổ nhanh quá. Vậy, đâu là nguyên nhân
-
Valderrama: “James Rodriguez sẽ không bao giờ quay lại Real Madrid”
-
Bayern Munich khủng hoảng, Kovac không dám chắc về tương lai
-
HLV Kovac đã thất bại với cuộc cách mạng “xe đạp” tại Bayern Munich
-
Bayern Munich mời Zidane, Arsene Wenger ngồi vào ghế nóng
-
Hàng thủ thảm họa, Bayern Munich bất ngờ bị M’gladbach “tàn sát” ngay trên sân nhà
Lí do lớn nhất có thể nói đến ở đây chính là nhân sự. Quái lạ, một đất nước vốn nổi tiếng với hệ thống đào tạo trẻ bài bản và quy cũ lại không cung ứng đủ tài năng; nhưng sự thật thì đúng là như vậy. Hệ thống đào tạo trẻ của Đức đang bị thừa mứa ở đầu ra nhưng vấn đề là khi ra khỏi lò rồi, có bao nhiêu phần trăm trong số đó có được cái chất Đức của các tiền bối như Lahm, Klose, hay Schweinsteiger? Các bạn sẽ đem những Hummels, Boateng, Neuer và Muller để phản biện; nhưng nhìn kĩ xem, cái chất Đức trong họ mất từ lâu rồi! Họ vốn là những siêu sao có giá trị triệu đô trên các bảng quảng cáo và trên sàn chuyển nhượng, nhưng họ lại chẳng phải là những ngôi sao có cái chất Đức trong người.
Neuer có đôi lúc gào thét thị uy, nhưng cái gầm của anh như cái gầm tàn hơi của một con hùm già. Muller có đôi lúc nắn gân anh em, nhưng chính bản thân anh hiểu, anh phải tự nắn lại gân cho mình trước. Boateng và Hummels thì tỏ ra quá chậm so với tốc độ của môn bóng đá, có lẽ football hoặc boxing là những lựa chọn khả dĩ hơn cho cặp trung vệ người Đức. Die Mannschaft cần lắm một thủ lĩnh có cái chất Đức trong người: có thể hung tợn như Kahn cũng được, lạnh lùng và ma mãnh như Ballack cũng ok, hoặc nhẹ nhàng nhưng uyên bác như Lahm cũng tốt. Và chỉ khi nào họ tìm được cho mình một thủ lĩnh, Die Mannschaft mới có thể trở về với chính cái đường ray quen thuộc.
Lí do thứ hai là từ chính huấn luyện viên. Sau hơn 10 năm làm việc cùng liên đoàn, Joachim Low vẫn chỉ trung thành với một sơ đồ và một cách tiếp cận trận đấu. Chức vô địch World Cup 2014 và một loạt kết quả tốt tại các giải đấu lớn là lí do duy nhất mà Low vẫn còn trung thành với 4-2-3-1, nhưng có lẽ, đến lúc ông thay đổi. Không phải ngẫu nhiên mà những Pep, Luis Enrique, Zidane, hay Sarri được săn đón nhiều.
Các huấn luyện viên kia được săn đón nhiều, một phần là vì họ chịu thay đổi chiến thuật với đúng các tiến bộ của bóng đá hiện đại. Pep đã thay đổi tới hơn 10 sơ đồ chỉ trong 3 năm dẫn đắt Bayern. Luis Enrique cũng áp dụng không dưới 5 sơ đồ khi còn tại vị ở Barca. Zidane thì khỏi phải bàn quá nhiều. Trong 3 năm làm việc ở Real, Zidane đã phải xoay tua không biết bao nhiêu lần để có thể bảo vệ cúp tai voi cho câu lạc bộ hoàng gia. Low có lẽ đã buộc phải chấp nhận rằng ông sẽ thay đổi nếu không muốn mình bị lạc hậu so với mặt bằng chung của bóng đá thế giới.
Lí do thứ ba là từ chính … Bayern Munich. Câu lạc bộ số 1 nước Đức có lẽ không thoát được trách nhiệm khi chính họ đã phần nào châm ngòi cho sự bất ổn của đội tuyển. Các tuyển thủ của Đức đang khoác áo Bayern là một phần lớn dẫn tới bất ổn, nhưng thay thế họ là không dễ.
Muller có thể đã sa sút nhưng kĩ năng đánh hơi bàn thắng của anh là khó có thể phủ nhận. Kimmich thì dù có ham công thật, nhưng anh vẫn là một cầu thủ tương đối ổn định về tâm lý thi đấu lẫn phong độ. Còn Boateng, nếu thay anh ra, không ai có thể chắc rằng hàng thủ của tuyển Đức sẽ khởi sắc hơn. Neuer lại càng là cái tên khó mà bỏ ra khỏi đội hình. Ở thể trạng sung mãn nhất, Neuer có lẽ không ngại bất kì tiền đạo nào. Nhưng khi mà họ và cả Bayern bất ổn, tuyển Đức đã bị vạ lây.
Truyền thông Đức và các fan của Die Manchaft vẫn có lí do để cảm thông cho Low, nhưng họ cần đối diện với thực tế rằng, đội tuyển đang bất ổn, và chỉ tới khi nào các vấn đề kể trên được giải quyết thì người Đức phần nào mới có thể hi vọng vào một Die Manchaft của ngày xưa, một Die Manchaft đến với các giải đấu để chinh phục./
Doãn Chí Bình
Bình luận bài viết