Giải thích ý nghĩa tất cả các vị trí trong đội hình bóng đá 11 người
Tìm hiểu kiến thức về đội hình bóng đá 11 người. Giải thích ý nghĩa tất cả các vị trí trong đội hình bóng đá 11 người.
-
Tổng hợp các sơ đồ chiến thuật bóng đá sân 7 người – Ưu và nhược điểm
-
Chelsea đã ngã ngựa, hiện những đội bóng nào ở châu Âu vẫn đang “độc cô cầu bại”?
-
Lỗi việt vị trong bóng đá là như thế nào? Cách bắt lỗi việt vị mới nhất
-
Tìm hiểu các lỗi phạt trong bóng đá 11 người theo tiêu chuẩn của FIFA
-
Bảng xếp hạng bóng đá hôm nay 26/11 Ngoại Hạng Anh La Liga Serie A
Hậu vệ là người chơi ở vị trí nào? Tiền đạo sẽ chơi ở đâu có vai trò gì? Bài viết sau đây sẽ giải thích ý nghĩa tất cả các vị trí trong đội hình bóng đá 11 người.
Thủ môn
Thủ môn chính là người khác biệt nhất trong các vị trí trong đội hình bóng đá 11 người. Trong một trận đấu, mỗi đội thường sẽ có hai thủ môn, một người bắt chính và một người để dự bị. Khác biệt trước hết về trang phục. Thủ môn sẽ phải mặc trang phục khác biệt với tất cả các cầu thủ, khác với trọng tài và khác biệt với cả thủ môn đối phương.
Vị trí của thủ môn là đứng bảo vệ khung thành đội nhà và là người thấp nhất trong hàng phòng ngự của một đội.
Thủ môn có nhiệm vụ cản phá các cú sút của đội bạn, làm sao để bóng không bay vào lưới. Đây là cầu thủ duy nhất được pháp dùng cả tay và chân chơi bóng (trong khu vực cấm địa của đội nhà). Vì phải bắt bóng bằng tay nên thủ môn thường phải đeo găng tay vừa để tăng ma sát với bóng vừa để bảo vệ bàn tay khỏi chấn thương.
Thậm chí thủ môn có thể đeo một miếng bảo vệ đầu trông gần giống như chiếc mũ để bảo vệ đầu khỏi tổn thương như trường hợp của thủ môn nổi tiếng Petr Cech.
Hậu vệ
Hậu vệ là những người chơi ở vị trí ngay phía trước thủ môn và cầu môn của đội nhà. Đây là những người dựng lên hàng rào chắn, có nhiệm vụ theo kèm các cầu thủ đội bạn và cản trở đối phương ghi bàn.
Trong một đội hình, hậu vệ được chia ra nhiều ở vị trí khác nhau với tên gọi khác nhau.
Trung vệ (Hậu vệ trung tâm)
Trong một đội hình thông thường sẽ có từ 2-3 trung vệ, tùy thuộc vào sơ đồ chiến thuật của đội. Những người này chơi ở vị trí ngay phía trước thủ môn và cầu môn.
Nhiệm vụ chung là truy cản tiền cầu thủ đối phương đi bóng vào khu vực cấm địa, kèm người để cắt đường chuyền và ngăn cản đội bạn ghi bàn.
Do đảm nhận nhiệm vụ kèm người nên những người có thể hình cao, to sẽ có lợi thế khi chơi ở vị trí trung vệ. Bên cạnh đó, vị trí này cũng đòi hỏi cầu thủ có tư duy tốt, khả năng phán đoán và đọc tình huống tốt để phá vỡ ý đồ chiến thuật của đối phương.
Hậu vệ quét
Đây là người chơi ở trung tâm hàng phòng ngự của đội bóng. Người này có nhiệm vụ chuyên theo kèm tiền đạo đối phương, đoạt lại bóng là trả lại cho tuyến trên.
Nhiệm vụ chính của hậu vệ quét là phòng thủ nhưng cũng đòi hỏi cao về tư duy chiến thuật, khả năng phán đoán chính xác.
Ngoài khả năng theo sát và kèm cặp người, hậu vệ quét cần có khả năng xử lý bóng và chuyền bóng tốt để phát động các đợt tấn công lại phần sân đối phương.
Hậu vệ biên (hay Hậu vệ cánh)
Đây là những người chơi ở vị trí hai bên hàng phòng ngự trái và phải dọc theo hai đường biên. Nhiệm vụ của những hậu vệ biên là theo sát cầu thủ đối phương, không cho đối thủ có cơ hội tạt bóng hay thực hiện những đường chuyền vào khu vực cấm địa.
Tùy thuộc vào từng đội hình, có những vị trí hậu vệ biên chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ hay có những hậu vệ biên vừa phòng thủ vừa tham gia tấn công.
Vị trí này đòi hỏi những cầu thủ đa năng, vừa có thể lùi xuống phòng ngự truy cản đối phương. Mặt khác vừa có thể dâng cao, tranh chấp bóng và hỗ trợ tấn công.
Người chơi ở vị trí hậu vệ biên đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, sức bền và sự dẻo dai cùng với đó là khả năng đọc tình huống và một chút tinh quái để tránh phạm lỗi với đối phương.
Tiền vệ
Vị trí tiền vệ được coi là trung tâm, là linh hồn của đội bóng, là nơi phát động tấn công và vận hành lối chơi của toàn đội.
Tiền vệ sẽ chơi ở vị trí dưới hàng tiền đạo và phía trên hàng hậu vệ. Cầu thủ ở vị trí tiền vệ có nhiệm vụ đoạt bóng của đối phương, chuyền bóng và phát động các đợt tấn công.
Tiền vệ cũng chia ra nhiều vị trí với tên gọi và chức năng khác nhau.
Tiền vệ trung tâm
Đây có thể gọi là vị trí xương sống của đội bóng. Tiền vệ trung tâm có nhiều chức năng nhưng nhiệm vụ chính là kiểm soát lối chơi của toàn đội, điều tiết nhịp độ trận đấu và tổ chức tấn công.
Người chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm phải có nhãn quan chiến thuật tốt, có khả năng bao quát và kiểm soát thế trận.
Tiền vệ phòng ngự
Trong đội hình, tiền vệ phòng ngự thường chơi phía trên hậu vệ để hỗ trợ khâu phòng thủ. Đây là một vị trí tương tự như hậu vệ quét nhưng được chơi cao hơn trong đội hình.
Nếu như tiền vệ trung tâm có nhiệm vụ tổ chức tấn công thì tiền phòng ngự sẽ có nhiệm vụ đa năng hơn. Đó là hỗ trợ hậu vệ ngăn cản đối phương đi bóng bên phần sân nhà, giảm sức ép cho hàng phòng ngự; bọc lót cho các hậu vệ biên, hậu vệ cánh khi họ lên tham gia tấn công chưa kịp lui về. Bên cạnh đó, tiền vệ phòng ngự phải trực tiếp tranh chấp và đoạt bóng, tiếp nhận bóng từ tuyến dưới lên khu trung lộ để phát động tấn công trở lại bên phần sân đối phương.
Tiền vệ phòng ngự là vị trí thể hiện sự đa năng của cầu thủ trẻ hiện nay. Người chơi tiền vệ phòng ngự phải có sức khỏe và kỹ thuật tốt cùng với thể hình cao to sẽ là lợi thế lớn.
Tiền vệ cánh
Tương tự như hậu vệ biên, tiền vệ cánh là những người kiểm soát khu vực hai bên sân dọc theo hai đường biên.
Cầu thủ chơi ở vị trí này cũng phải vừa hỗ trợ phòng ngự và vừa tham gia tấn công. Họ ngăn cản đối phương triển khai bóng ở biên, không cho đối thủ thực hiện những đường tạt bóng và khu vực trung lộ hay vòng cấm địa. Mặt khác, tiền vệ tranh chấp và đoạt bóng và tham gia tấn công.
Tiền đạo
Tiền đạo là những người chơi ở vị trí cao nhất trong một đội bóng, gần với khu vực cầu môn của đối phương nhất. Tiền đạo chỉ có nhiệm vụ duy nhất là ghi bàn.
Trong đội hình bóng đá 11 người thông thường sẽ có 2 hoặc 3 tiền đạo tùy thuộc vào sơ đồ chiến thuật của đội.
Tiền đạo cắm
Tiền đạo cắm sẽ là người chơi cao nhất trên hàng công của một đội bóng. Nhiệm vụ của tiền đạo cắm là nhận bóng từ những đường chuyền của đồng đội và ghi bàn khi có cơ hội.
Tiền đạo cắm thường có trong đội hình sử dụng hàng công 3 người hoặc một tiền đạo chơi duy nhất chơi cao nhất.
Người đảm nhận vị trí tiền đạo cắm phải có thể hình thể lực tốt. Vị trí này có thể không yêu cầu kỹ thuật cá nhân quá điêu luyện nhưng phải có khả năng tì đè, khả năng làm tường cho đồng đội và sức khỏe thật tốt để không bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.
Hộ công
Hộ công hay tên gọi khác là tiền đạo thứ hai, tiền đạo nằm. Đây có thể coi là sự kết hợp của hai vị trí tiền vệ tấn công và tiền đạo. Người chơi hộ công sẽ chơi thấp hơn so với tiền đạo thông thường. Người này vừa có khả năng phân phối bóng và định hình lối chơi lại vừa có thể tự mình ghi bàn.
Vị trí hộ công có phạm vi di chuyển rộng hơn, thoải mái hơn so với tiền vệ trung tâm hay tiền đạo cắm. Do đó, đây là người có khả năng làm khuấy đảo hàng phòng ngự đối phương nhất, có thể tạo ra đột biến và ghi bàn bất cứ lúc nào.
Tiền đạo cánh
Tiền đạo cánh là người có sở trường đi bóng từ dọc hai đường biên vào vòng cấm địa. Nhiệm vụ của họ là nhận bóng từ tuyến dưới, rê dắt hoặc cắt lưng đối thủ rồi tạt bóng vào vòng cấm địa.
Những người chơi ở vị trí này phải có kỹ thuật cá nhân điêu luyện cùng khả năng dứt điểm tốt.
Trên đây là giải thích chi tiết về các vị trí trong đội hình bóng đá 11 người. Dù mỗi người chơi mỗi vị trí khác nhau nhưng đều phục vụ một mục tiêu chung là ghi bàn vào lưới đối phương và giành chiến thắng.
Bình luận bài viết