La Liga đang đe dọa đến sự thống trị của Premier League như thế nào?
Với những dự tính và ước mơ mở rộng thị trường, La Liga đang có những động thái có thể sẽ khiến Premier League phải “sợ hãi”.
Tham khảo thêm:
Khi còn làm giám đốc điều hành của Barcelona, Ferran Soriano có một ước mơ. Ông muốn chuyển mình từ một CLB lớn trở thành một thương hiệu với các CLB ở nước ngoài.
Soriano giờ đây đã trở thành giám đốc điều hành của và là một phần quan trọng của City Football Group – một tập đoàn có cổ phần hoặc kiểm soát 6 đội bóng trên toàn thế giới, trong đó bao gồm cả Man City. Tuần này đang rộ lên vấn đề Barcelona – đội bóng đã từ chối tầm nhìn của Soriano – sẽ đối đầu với Girona ở Miami, Mỹ vào ngày 27/1, trong khuôn khổ của La Liga. Đây sẽ là trận đấu chính thức đầu tiên trong khuôn khổ của 5 giải đấu hàng đầu được tổ chức ở nước ngoài, một thử nghiệm táo bạo và là một nước đi của tương lai.
Điều này sẽ đánh dấu giai đoạn tiếp theo của La Liga trong nỗ lực chống lại sự nổi tiếng của . Thách thức là một công việc khó khăn nhưng với việc Brexit (việc Vương quốc Anh và Bắc Ireland rời khỏi Liên minh châu Âu) có thể sẽ ảnh hưởng đối với Premier League thì đây lại là một cơ hội trời cho của La Liga.
Thỏa thuận để thi đấu một trận ở Mỹ to lớn hơn việc chỉ là dự án ngắn ngủi khi La Liga đã công bố hợp đồng hợp tác 15 năm với công ty truyền thông Relevent để được thi đấu 1 trận mỗi năm.
“ là một giải đấu toàn cầu với người hâm mộ ở khắp mọi nơi”, khẳng định từ chủ tịch của La Liga, Javier Tebas. “Chúng tôi muốn tới gần hơn với người hâm mộ của La Liga trên toàn thế giới, bao gồm Mỹ. Chúng tôi đang cố gắng để phát triển La Liga ở nhiều nơi hơn nữa, không chỉ mỗi là ở Mỹ. Chúng tôi đã có cách tiếp cận riêng biệt cho từng thị trường khác nhau”. Những thị trường mà La Liga đang đặc biệt nhắm đến bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi và Nigeria”.
Premier League là giải đấu duy nhất thực sự nắm bắt được nguồn đầu tư và có thể kiếm được tiền ở nước ngoài: Manchester United bắt đầu các chuyến du đấu đến châu Á vào năm 1995 nhưng mới chỉ làm điều đó vào năm 2003 và trong khi đó, Premier League Asia Trophy được tổ chức ở châu Á 2 năm 1 lần từ 2007. Những trận đấu như vật đã kết hợp với các quan hệ đối tác địa phương: ví dụ, Premier League tin rằng NBC rất quan trọng trong việc phát triển dấu ấn của mình ở Mỹ, nơi mà Premier League vẫn còn phổ biến hơn La Liga.
“Chúng tôi ngưỡng mộ Premier League với những gì nó đã đạt được về doanh thu và sự công nhận thương hiệu trong nhiều năm qua và chắc chắn đó là một ví dụ tốt. Tương tự, NBA cũng là một ví dụ để chúng tôi noi theo”, Tebas phát biểu.
La Liga ngày càng trở nên mạnh bạo hơn trong việc hoạt động ở nước ngoài. Từ năm ngoái, La Liga đã lên lịch cho trận El Clasico – Siêu kinh điển vào giờ ăn trưa nhằm mục đích để có một trận đấu nảy lửa giữa Barcelona và Real Madrid mà vẫn hoàn toàn phù hợp với thời gian của thị trường châu Á. Riêng năm ngoái, La Liga đã gửi các đại biểu của họ đến 43 quốc gia để xác định tiềm năng và cơ hội để có thể tăng lượng người xem.
Cũng như Mỹ, Ấn Độ là một trọng tâm đặc biệt cho La Liga. Họ đã tuyên bố tham vọng của họ cho Ấn Độ để trở thành thị trường thương mại lớn nhất nước ngoài của họ vào năm 2022 – cùng với năm mà Ấn Độ được dự đoán sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất trên trái đất.
Barcelona và Real Madrid đều có các học viện bóng đá ở Ấn Độ. Từ năm 2016, Premier League – La Liga đã tổ chức các buổi chiếu bóng đá trên màn hình lớn ở các công viên Ấn Độ. Một trận đấu El Clasico có thể sẽ được tổ chức ở Mumbai vào năm sau và không giống như Premier League, La Liga có văn phòng quốc tế đặt tại Ấn Độ.
Cuối tháng trước, La Liga đã công bố một nước đi “điên rồ” khi sẽ live-stream (truyền hình trực tiếp) tất cả 380 trận đấu trên nền tảng Facebook ở Ấn Độ – bao gồm cả Bangladesh và Pakistan – hàng năm. Premier League vẫn đang được chiếu trên Star India – tập đoàn truyền thông lớn nhất tại Ấn Độ, nhưng giờ đây có thể sẽ được ít xem hơn mặc 2 bên vẫn đang đàm phán hợp đồng phát sóng từ 2019 đến 2022.
Từ NFL (giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ) và NBA ở Anh, MLB (giải bóng chày nhà nghề Mỹ) ở Mexico, Nhật Bản, Úc và Puerto Rico là các bằng chứng cho thấy những trận đấu ở nước ngoài nếu kết hợp cùng với nỗ lực mở rộng hơn thì đó sẽ là cách để tăng sức hấp dẫn của giải đấu ở nước ngoài. Đối với La Liga, bối cảnh rộng hơn là – đối với Premier League, hợp đồng phát sóng nội địa của họ giảm 10% – đất cho tăng trưởng thương mại ở quê nhà có thể sẽ dần bị cạn kiệt. Chỉ có nước ngoài vẫn còn những khả năng mà các giải đấu chưa khai thác hết.
“Các quan chức cấp cao La Liga có vẻ lạc quan trong nhiều năm và hiện đang bắt đầu cuộc chiến ngoài sân cỏ” Simon Chadwick, giáo sư về thể thao tại Đại học Salford nhận định. “La Liga đang cho thấy quyết tâm đánh bại Premier League trong mỗi trận đấu. Những động thái gần đây của La Liga chứng minh các đối thủ của Premier League đang dần chiến đấu trở lại và như vậy, tốt hơn hết là Premier League cần thận trọng, chủ động và có những quyết định sáng suốt”.
Đối với La Liga, một trận đấu ở nước ngoài mỗi năm là khởi đầu của một cuộc hành trình chứ không phải là một sự kết thúc. Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ là các thị thường mang tính khả thi trong bài toàn mở rộng thị trường của giải đấu trong tương lai.
Hy vọng của La Liga là những trận đấu như vậy sẽ đe dọa đến danh hiệu “giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh” của Premier League. Nếu điều đó thực sự xảy ra, nó sẽ giúp cuộc tranh luận dài hơi trì hoãn. “Bất kể những người theo truyền thống nghĩ gì thì các trận đấu của Premier League ở nước ngoài dường như không thể tránh khỏi”, Chadwick tin vậy. “Trừ khi Premier League làm điều này, còn nếu không thì các đối thủ chính của họ sẽ dần dần chiếm lĩnh các thị trường tiềm năng khỏi giải đấu hàng đầu nước Anh”.
Nếu trận đấu giữa Barcelona và Girona và toàn bộ các trận đấu ở Mỹ khác trở nên thành công thì chúng ta sẽ tự hỏi rằng liệu, Premier League có thể làm tương tự hay không?
Chí Long
Bình luận bài viết