Luật bóng đá 7 người mới nhất của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Bóng đá là một môn thể thao vua được nhiều người yêu thích nhất trên thế giới hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về các quy định trong một trận bóng đá cụ thể như bóng đá 7 người. Bongda365.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về Luật bóng đá 7 người mới nhất của Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành.
-
FLC Thanh Hóa muốn có huy chương khi mùa giải kết thúc
-
BLV Quang Huy: “Quang Hải là cầu thủ đặc biệt, nếu may mắn có thể sang châu Âu”
-
Quang Hải có cơ hội xuất ngoại, Công Vinh lên tiếng ủng hộ
-
Đoàn Văn Hậu khó có cơ hội dự VCK U19 châu Á 2018 cùng U19 Việt Nam
-
Giữa bão tin đồn, Quang Hải được bầu Hiển ủng hộ sang… Man City thi đấu
Ngày 13 tháng 4 năm 2001, Ủy ban thể dục thể thao đã ban hành những điều luật bóng đá 7 người theo đề nghị của Liên đoàn . Điều luật này được áp dụng chung cho tất cả các cuộc thi đấu bóng đá 7 người ở trong và ngoài nước khi thi đấu tại nước ta. Dưới đây sẽ là một số quy định chuẩn chúng ta cần biết về các Điều lệ giải bóng đá 7 người.
1. Tiêu chuẩn sân bóng 7 người
Kích thước sân bóng đá 7 người
Sân bóng đá cho 7 người thi đấu có hình chữ nhật với kích thước các đường cụ thể như sau:
- Kích thước đường biên dọc: từ 50m đến 70m
- Kích thước đường biên ngang: từ 40m đến 55m
Bên cạnh đó, trong luật bóng đá 7 người còn một đường thẳng chạy song song và cách đường biên ngang khoảng 13m, đây gọi là đường 13m.
Trên sân có một đường giới hạn được kẻ theo chiều ngang để chia sân thành 2 phần bằng nhau. Ở giữa sẽ được đánh dấu một điểm làm điểm trung tâm sân và người ta cũng lấy điểm đó để làm tâm cho đường tròn nhỏ trong giữa sân với bán kính 6m. Kích thước này to gấp đôi so với sân bóng dành cho 5 người đá.
Giống như luật bóng đá 11 người, khi đá 7 người cột cờ cũng được đặt ở các góc sân, cột cờ cao ít nhất là từ 1.50m trở lên và có đầu không nhọn.
Riêng khu vực cầu môn sẽ được đánh dấu giới hạn bằng 2 đường thẳng song song từ điểm cách cột dọc 5m trên đường biên ngang của sân và được nối nhau bằng một đường biên ngang khoảng 5m.
Trên sân cũng được đánh dấu khu phạt đền bằng những đường thẳng và đường biên ngang lớn hơn khu vực cầu môn. Hai đường thẳng này được vẽ từ cột từ đường biên ngang của sân và cách cột dọc khoảng 13m, và vuông góc với đường biên ngang.
Cung phạt góc là vị trí dành cho các cầu thủ đặt bóng khi được hưởng đá phạt được xác định tâm là góc cắm cột cờ, có bán kính 1m, kẻ vào trong sân khoảng 1 phần 4 của hình tròn.
Kích thước sân cỏ nhân tạo 7 người
Kích thước sân cỏ nhân tạo cho 7 người đá cũng là một hình chữ nhật với các kích thước cụ thể như sau:
- Chiều dài sân: từ 45m đến 65m
- Chiều rộng sân: từ 25m đến 45m
Đường giới hạn nửa sân cũng được vẽ theo chiều ngang để chia sân thành 2 phần bằng nhau, các đường giới hạn kẻ trên sân không được rộng quá 12cm. Một hình tròn với đường kính 6m được vẽ ở giữa sân với tâm điểm cũng là tâm của sân bóng.
Kích thước cầu môn sân cỏ sẽ được tính từ điểm cách cột dọc trên đường biên ngang 5m, 2 đường thẳng song song với độ dài khoảng 5m với nhau được nối với nhau ở phía trong sao cho vuông góc với đường biên ngang.
Gôn sân bóng được cách đều so với vị trí 2 cột cờ ở 2 góc khoảng 6m, chiều ngang của cầu gôn nằm song song và cách mặt đất khoảng 2,1m.
Kích thước sân bóng đá mini 7 người
Sân bóng đá mini 7 người hình chữ nhật có kích thước các đường như sau:
- Đường biên ngang: từ 40m đến 55m
- Đường biên dọc: từ 50m đến 75m
Trên sân sẽ có một đường thẳng song song theo chiều ngang của sân và cách biên ngang khoảng 13m, được gọi là đường 13m.
Các đường giới hạn của sân bóng đá mini 7 người không được rộng hơn 12m. Tất cả các sân bóng mini 7 người đều được quy định chung đường giới hạn chia nửa sân được kẻ theo chiều ngang, tạo thành 2 phần bằng nhau giới hạn ranh giới của mỗi đội.
Ở giữa sân có 1 điểm làm tâm sân và đường tròn ở giữa sân sẽ lấy điểm này làm trung tâm với bán kính 6m.
Kích thước cầu môn cũng sẽ được tính từ điểm cách cột dọc 5m, 2 đường thẳng song song kẻ vào phía trong được kẻ nối với nhau và phải vuông góc với biên ngang. Tiêu chuẩn của khu cầu mông bóng đá mini 7 người là phải được tạo thành từ 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều 2 cột cở ở 2 góc sân bóng khoảng 6m.
Khung thành bóng được quy định với chiều cao khoảng 2,1m, chiều dài 6m, chiều sâu trên 0,6m và chiều sâu dưới 1,6m.
2. Chiến thuật bóng đá 7 người
Trong mỗi trận đấu, HLV cần lập một sơ đồ bóng đá chiến thuật để thuận tiện hơn trong quá trình tập luyện sao cho có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Nhờ có các sơ đồ chiến thuật bóng đá 7 người mà các cầu thủ kết hợp với nhau ăn ý hơn khi thi đấu trên sân.
Nhờ sơ đồ bóng đá 7 người mà các HLV có thể thấy điểm mạnh và điểm yếu của các cầu thủ, từ đó đưa ra các biện pháp hoặc chiến thuật mới phù hợp hơn. Vậy mới thấy việc lập sơ đồ rất quan trọng, không chỉ tăng tính hiệu quả khi tập luyện mà còn có tác dụng khi thi đấu chính thức.
Sơ đồ bóng đá 7 người
Sơ đồ chiến thuật 2-3-1
Nhìn vào sơ đồ này ta có thể hiểu đội hình bóng đá bao gồm:
- 2 tiền vệ với vai trò tấn công 2 cánh
- 3 người ở hàng tiền vệ
- 1 tiền đạo cắm
Với cách bố trí này, 2 tiền vệ sẽ có nhiệm vụ dốc cánh giúp cho 2 hậu vệ cánh không bị mất quá nhiều sức dốc biên, do đó sẽ tăng khả năng phòng thủ cho đội hình.
Hàng tiền vệ có 3 người, sẽ có 1 thủ lĩnh ở giữa giúp phân phối bóng nhịp nhàng trong suốt trận đấu. Tiền vệ cánh xuất phát gần giữa sân nên tốc độ tấn công cũng sẽ nhanh hơn. Sẽ có 4 cầu thủ tham gia tấn công, với sự phân công rõ ràng ở các cánh nên các đội sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn.
Tuy nhiên với đội hình bóng đá 7 người này yêu cầu các cầu thủ phải là những người có thể lực tốt và đá theo các vị trí được bố trí. Cầu thủ trung tâm giữ vai trò quan trọng của đội bóng, đồng thời các vị trí khác cũng cần phải theo bám nhau tốt, để tránh bị thối thủ vượt qua người.
Sơ đồ chiến thuật 3-2-1
Đội hình bóng đá 7 người theo sơ đồ này sẽ gồm 3 hậu vệ (trong đó 1 hậu vệ thòng), 2 tiền vệ và 1 tiền đạo. Với đội hình này sẽ thiên về cách chơi phòng thủ hơn là tấn công, đảm bảo tính an toàn nhiều hơn. Đội hình này sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong trường hợp tiền vệ trung tâm thu hồi bóng hạn chế, phát động tấn công công tốt thì cầu thủ tiền đạo mà có khả năng xoay sở tốt có thể lùi về hỗ trợ.
Sơ đồ chiến thuật 3-1-2
Đội hình cơ bản của sơ đồ này sẽ bao gồm 3 hậu vệ (trong đó 1 hậu vệ thòng), 1 tiền vệ và 2 tiền đạo. Để đạt được hiệu quả cao nhất với sơ đồ này thì cầu thủ tiền vệ phải có khả năng đá tốt cũng như phòng ngự và phát động tấn công chính xác.
Sơ đồ chiến thuật với đội hình 3-1-2 cũng yêu cầu 2 hậu vệ cánh phải là những người phải thường xuyên di chuyển lên xuống và có sức khỏe dẻo dai.
3. Quy định về thời gian thi đấu
Theo điều lệ bóng đá 7 người, thì trong một trận đấu bóng đá sẽ có 2 hiệp, tùy theo từng độ tuổi mà thời gian các hiệp sẽ được quy định khác nhau, nếu các cầu thủ ở độ tuổi thiếu niên thì mỗi hiệp sẽ kéo dài 25 phút, còn nếu ở tuổi nhi đồng thì mỗi hiệp sẽ khoảng 20 phút, giữa hai hiệp sẽ có 10 phút nghỉ giải lao.
4. Nhiệm vụ của trọng tài chính và trợ lý trọng tài
Trong một trận đấu sẽ có một người được chọn làm trọng tài chính, người này có quyền quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến trận đấu và sẽ là người đưa ra các quyết định cuối cùng, chịu trách nhiệm trước ban tổ chức trận đấu.
Ngoài trọng tài chính sẽ có thêm trọng tài phụ gọi là trợ lý trọng tài, người này có nhiệm vụ như sau: quản lý việc thay người, ghi biên bản trận đấu khi cầ, và tiến hành hỗ trợ một số trường hợp cầu thủ phạm lỗi, quan sát bóng ra sân.
5. Quy định phạm lỗi trong sân bóng đá 7 người
Nếu các cầu thủ trong quá trình thi đấu có một trong những dấu hiệu dưới đây thì trọng tài được phép thổi còi phạt:
- Ngáng chân, đẩy kéo đối phương
- Chạm tay vào bóng (trừ thủ môn)
- Ngăn cản thủ môn thả bóng
- Chơi bóng với thái độ và hành vi gây nguy hiểm
Trong trường hợp cầu thủ phạm lỗi nhẹ thì bị nhắc nhở, còn nặng hơn có thể bị phạt thẻ vàng cảnh cáo. Nếu bị nhận thẻ đỏ cầu thủ đó sẽ bị đuổi ra khỏi sân đến khi kết thúc trận đấu, 2 lần thẻ vàng cũng có giá trị bằng 1 thẻ đỏ.
6. Bàn thắng hợp lệ
Một bàn thắng ghi được ghi nhận là khi trái bóng vượt qua đường cầu môn dưới xà ngang lọt vào bên trong lưới bất kể trên không hay dưới mặt đất. Kết thúc trận đấu, đội nào có được nhiều bàn thắng hơn sẽ là đội thắng cuộc. Nếu cả hai đội đều không có bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hòa.
Trong trường hợp đá phạt, bóng cũng phải lọt vào gôn đối phương và không bị phạm lỗi gì thì sẽ được chấp nhận.
7. Trang phục của các cầu thủ, thủ môn
Hai đội bóng sẽ có trang phục khác nhau về màu sắc, áo thun thi đấu sẽ được đánh số và tên. Các cầu thủ mặc quần đùi và bắt buộc phải đeo giải vải mềm hoặc giày thể thao có đế làm bằng cao su để đảm bảo sự an toàn khi thi đấu, đồng thời phải đeo tất dài đến đầu gối.
Thủ môn sẽ là người có đặc quyền mặc quần đùi hoặc quần dài, và phải mặc áo với màu để phân biệt với các cầu thủ khác và với trọng tài.
8. Quy định thay đổi cầu thủ
Trong một trận bóng, mỗi đội sẽ được đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị, và được phép thay thế 7 cầu thủ dự bị không quy định thời gian và vị trí. Cầu thủ bị thay ra sẽ không được phép quay lại sân thi đấu.
Nếu HLV muốn thay thế cầu thủ thì cần phải thông báo với trọng tài, và được thực hiện người vào thay khi bóng ngoài cuộc, khi cầu thủ được thay ra khỏi sân thì cầu thủ dự bị mới được phép bước vào sân để trở thành cầu thủ chính thức.
Ng.Thảo
Bình luận bài viết