Văn Lâm, khoản nợ 90 tỷ của Than Quảng Ninh và sự khôn khéo trong cuộc chiến pháp lý
Câu chuyện Than Quảng Ninh nợ lương, thưởng cầu thủ lên đến 90 tỷ đồng đang trở thành tâm điểm dư luận trong những ngày qua. Từ trường hợp của các cầu thủ đất Mỏ mới thấy Văn Lâm và người đại diện đã khôn khéo thế nào trong cuộc chiến pháp lý với Muangthong.
Khoản nợ 90 tỷ của Than Quảng Ninh
Từ năm 2020 đến nay, nhà tài trợ chính là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam không rót tiền tài trợ (mỗi năm khoảng 30 tỉ đồng) cho . Điều này dẫn đến hệ quả đội bóng nợ lương và thưởng 90 tỷ đồng các cầu thủ.
Cụ thể số tiền 90 tỉ đồng gồm 40% tiền lót tay hợp đồng năm 2019, năm 2020 và năm 2021, các khoản thưởng từ cuối năm 2019 và lương từ tháng 9.2020 đến nay. Mọi chuyện chỉ được sáng tỏ khi các cầu thủ Than Quảng Ninh như Mạc Hồng Quân, , Nguyễn Hải Huy, Dương Văn Khoa... đồng loạt đăng facebook đơn kiến nghị và “kêu cứu” sau vòng 8 V.League 2021.
Cầu thủ Than Quảng Ninh phải chịu cảnh nợ lương 1 năm trời
Trước vòng đấu thứ 9, các cầu thủ Than Quảng Ninh đã tính đến chuyện không tham gia thi đấu trận gặp Hà Nội tại Hàng Đẫy để phản ứng. Nhiều cầu thủ cũng tính đến việc thanh lý hợp đồng với đội bóng. Để xoa dịu tình hình, Chủ tịch Phạm Thanh Hùng khẳng định sẽ giải ngân 4,5 tỉ đồng để trả một phần lương cho cầu thủ. Tuy nhiên số tiền này chưa thấm tháp vào đâu so với số tiền mà đội bóng đang nợ lương cầu thủ.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao các cầu thủ chịu cảnh nợ lương gần 1 năm trời mà giờ mới đồng loạt lên tiếng? Mạc Hồng Quân vốn là cầu thủ thuộc hàng ngôi sao của Than Quảng Ninh mà còn như vậy, khó khăn đối với những trường hợp cầu thủ kém tên tuổi hơn chắc chắn còn lớn gấp bội.
Sự khôn khéo của Đặng Văn Lâm và người đại diện
Từ trường hợp của các cầu thủ đất Mỏ mới thấy Văn Lâm và người đại diện đã khôn khéo thế nào trong cuộc chiến pháp lý với Muangthong.
Trước đó thủ thành sinh năm 1993 đơn phương chấm dứt hợp đồng với đội bóng Thái Lan khi Muangthong liên tục vi phạm những quy định trong hợp đồng đã ký về việc trả lương cầu thủ. Đương nhiên đội bóng Thái Lan “chối bay” việc nợ lương.
>>> Xem thêm:
Ngay sau khi tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng với Muangthong để trở thành cầu thủ tự do, Văn Lâm và người đại diện Grushin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến pháp lý. Trước một đội ngũ pháp lý hùng hậu của Muangthong, phía thủ thành sinh năm 1993 vẫn tự tin giành phần thắng. Sự tự tin của Andrey Grushin hoàn toàn có cơ sở khi anh có đầy đủ những bằng chứng “kết tội” đội bóng Thái Lan.
Sự không khéo của Văn Lâm trong cuộc chiến pháp lý với Muangthong
Thất thế trong cuộc chiến pháp lý, Muangthong đành phải chấp nhận một trong những vụ việc gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử. Đội bóng Thái Lan mất trắng Đặng Văn Lâm - người mà họ từng kỳ vọng có thể bán đi với giá lên tới 1 triệu euro.
Dù chưa lên tiếng chính thức nhưng ai cũng hiểu rằng Văn Lâm đã giành phần thắng. Thậm chí anh còn tự tin gia nhập đội bóng mới Cerezo Osaka sau khi có giấy phép chuyển nhượng quốc tế của FIFA. Về phía đội bóng Nhật Bản, thời điểm công bố hợp đồng với Văn Lâm, thủ thành này vẫn trong quá trình đấu tranh pháp lý với Muangthong. Tuy nhiên với lập luận và sự tự tin của mình, Văn Lâm đã nhanh chóng tìm được một đội bóng mới, thậm chí với danh tiếng và đẳng cấp hơn hẳn.
Bài học cho các cầu thủ
Câu chuyện phải nợ lương cầu thủ là điều không ai mong muốn, cả với cầu thủ và câu lạc bộ. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của các đội bóng thì đó không phải chuyện hiếm.
"Bóng đá là đam mê, cơ mà đam mê cũng phải cơm áo gạo tiền nữa, chứ 2 chữ đam mê không nuôi nổi 1 gia đình. Còn có những anh em cầu thủ phải đi vay lãi để sống qua ngày tháng", Kỳ Hân - vợ buộc phải lên tiếng.
Từ bài học của Văn Lâm, nếu như các cầu thủ có sự trợ giúp hiệu quả về mặt pháp lý (ví dụ như một người đại diện hay một tổ chức như Hiệp hội cầu thủ), mọi vấn đề có lẽ đã được xử lý sớm hơn, thay vì phải chờ đợi mòn mỏi tới gần 1 năm.
Bình luận bài viết