27 tỷ đồng cho Quang Hải vẫn còn là rẻ!
-
HAGL - Hà Nội FC đua song mã và 3 điều đáng chờ đợi ở V.League 2022
-
8 nhân tố trẻ sẵn sàng giúp Việt Nam 'phục thù' ở AFF U23 2022
-
Những bí mật động trời xoay quanh tỷ phú CLB châu Âu muốn có Quang Hải
-
Chủ tịch SLNA được bầu vào Hội đồng quản trị VPF
-
ĐT Việt Nam nhận tin vui lớn từ FIFA ở trận gặp Australia và Trung Quốc
Con số 27 tỷ đồng mà Hà Nội FC sẵn sàng chi ra để thuyết phục Quang Hải đặt bút ký vào bản hợp đồng 3 năm bao gồm tiền lương 400 triệu đồng/tháng và mức lót tay 5 tỷ đồng/năm. Nói cách khác, nếu tính riêng tiền lót tay và phí chuyển nhượng, Quang Hải sẽ có giá 15 tỷ đồng. Đây cũng là con số sẽ giúp Hải 'con' phá kỷ lục chuyển nhượng tồn tại hơn 1 thập niên của danh thủ Lê Công Vinh.
Tháng 10/2011, Công Vinh 'lật kèo' với Hà Nội T&T (nay là Hà Nội FC) để đầu quân cho Hà Nội ACB của bầu Kiên theo bản hợp đồng cũng có thời hạn 3 năm với mức giá 14 tỷ đồng. Nhưng sau 10 năm, tiền lót tay Quang Hải nhận theo bản hợp đồng 3 năm chỉ hơn Công Vinh "vỏn vẹn" 1 tỷ. Điều đáng nói ở đây là ở thời hoàng kim của V.League giai đoạn 2008-2012, những bản hợp đồng khủng như của Công Vinh không phải trường hợp cá biệt.
Công Vinh thực chất chỉ muốn nhận lót tay nhỉnh hơn những đồng nghiệp khác một chút bởi anh khi đó được mặc định là tiền đạo số 1 Việt Nam. Nhưng những cầu thủ khác như Việt Thắng, Như Thành,...không khó kiếm những bản hợp đồng có giá trị chuyển nhượng 9-10 tỷ đồng. Ở hậu trường V.League, bầu Kiên với tham vọng biến giải đấu thành mô hình Super Liga từng ám chỉ nói Công Vinh có giá 14 tỷ vẫn còn là quá rẻ.
>>> Xem thêm:
10 năm về trước, Bầu Kiên từng ám chỉ 14 tỷ cho Công Vinh vẫn là quá rẻ
Thậm chí, hồi 2009-2010, Xi măng The Vissai Ninh Bình của bầu Trường từng chi tới 9 tỷ đồng cho Nam Định để phá vỡ hợp đồng của tiền vệ Hoàng Danh Ngọc. Ở tuổi 19, và mới chỉ được xem là một sao mai hứa hẹn, Danh Ngọc đã bỏ túi 7,5 tỷ đồng từ thương vụ đó, và anh thú nhận 'tiền trong tài khoản cứ rút ra tiêu mãi không hết'.
Vậy đâu là căn cứ xác định giá trị một cầu thủ ở V.League? Tại sao Quang Hải lại chỉ được nhận lót tay nhỉnh hơn Công Vinh một chút dù đã 10 năm trôi qua? Xét về tầm ảnh hưởng trên truyền thông, sức hút của Quang Hải giờ đây có vẻ hơn hẳn Công Vinh trong quá khứ. Hải có đội ngũ đại diện truyền thông và xây dựng hình ảnh tương đối chuyên nghiệp, đó là điều Công Vinh trước đây không có.
>>> Xem thêm:
Mấu chốt vấn đề ở đây chính là dòng tiền các ông bầu đổ vào bóng đá. 10 năm trước, V.League là cuộc chơi của những đại gia 'vung tiền không nghĩ' theo đúng nghĩa. Không ít người trong số họ đã và đang là tỷ phú USD cùng khối tài sản đồ sộ lên tới nhiều nghìn tỷ ở bề nổi. Trên thực tế, chẳng ai biết họ có bao nhiêu tiền.
Tiền của những người như bầu Long (Hoà Phát Hà Nội) là thứ quyết định giá trị của cầu thủ
Như ông bầu Nguyễn Văn Đệ của Thanh Hoá lý giải cho sự chững lại của giá trị cầu thủ Việt Nam như hiện nay: "Bóng đá không cần cầu thủ hay HLV, mà cần những ông bầu rót tiền vào". Quả như vậy, chính những ông bầu mới là người quyết định một cầu thủ đáng giá bao nhiêu tiền. Cuộc chơi luôn được họ đạo diễn phía sau.
Bầu Long (Hoà Phát Hà Nội), bầu Thuỵ (Sài Gòn Xuân Thành), bầu Trường (Xi măng The Vissai Ninh Bình) là những ông bầu một thời nổi tiếng chịu chơi. Khả năng rót tiền vào bóng đá của những đại gia này ở một đẳng cấp khác biệt so với phần còn lại. Họ sẵn sàng chi 3-4 tỷ đồng thưởng cho một trận thắng và phá vỡ hợp đồng trị trí 8-9 tỷ để có được sự phục vụ của một cầu thủ giỏi.
Nhưng tuần trăng mật thì có bao giờ kéo dài mãi mãi.
Tuần trăng mật, hay thời kỳ hoàng kim của V.League là thời điểm mà như đã nói ở trên, các ông bầu đốt tiền một cách khủng khiếp mà chẳng mảy may nghĩ đến ngôi vô địch. Họ làm như vậy vì thích, vì yêu bóng đá một cách cuồng si và ngây ngô. Nhưng chính tình yêu con trẻ đó khiến họ rút lui khỏi bóng đá rất nhanh chóng ngay khi tỉnh mộng khỏi tuần trăng mật ngắn ngủi.
Tổng giá gị 27 tỷ đồng mà Hà Nội FC chuẩn bị chi ra cho Quang Hải vẫn còn là rẻ!
Hòa Phát Hà Nội tuyên bố giải thể hồi cuối năm 2011, không lâu sau khi họ khởi công khu phức hợp tập luyện trị giá 200 tỷ đồng tại Mỹ Đình.
"Anh Long (bầu Long Hoà Phát) thiếu nước đột quỵ sau khi chứng kiến đội nhà bị xử ép trên sân Lạch Tray. Ở một trận đấu khác, có người nói Hòa Phát Hà Nội chi 500 triệu cho trọng tài thì họ đảm bảo giành chiến thắng". Đó là lời tuyên bố đầy gai góc của bầu Kiên trong ngày ông nổi dậy ở đại hội thường niên VFF. Những người cùng ông đứng lên ngày hôm đó, giờ chỉ còn bầu Đức tiếp tục làm bóng đá. Nói vậy để thấy, môi trường V.League vẫn tồn tại quá nhiều bất cập, khiến các ông bầu 'sợ đến phát khiếp' và phải tháo chạy chỉ sau thời gian ngắn làm bóng đá.
V.League đã qua rồi cái thời tràn ngập những ông bầu tiền đầy túi và vung tiền một cách phóng khoáng cho bóng đá. Một cầu thủ ở tầm siêu sao như Quang Hải, sau khi đã khẳng định được tài năng ở cấp độ châu lục và được vô số chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao, chắc hẳn sẽ có giá cao hơn rất nhiều so với con số "chỉ" 15 tỷ đồng nếu V.League ngược về thời điểm của 10 năm về trước. Hay nói cách khác, tổng giá trị 27 tỷ đồng cho bản hợp đồng 3 năm mà Hà Nội FC chuẩn bị sử dụng để giữ chặt Quang Hải, vẫn còn là quá rẻ!
V-League Hà Nội FC
#có thể bạn quan tâm
- HAGL thử việc trung vệ nội cao 1m82 cho V.League 2023
- Sau Văn Hậu, tân binh V.League tiếp tục “hút máu” Hà Nội FC
- Tân binh HAGL 2 lần rời sân bằng cáng ở giải quốc gia
- Lộ diện cầu thủ nội hưởng lương cao nhất V.League, nhận 100 triệu đồng/tháng
- Tiền đạo Việt kiều Alexander Đặng đã tập luyện ở sân Nam Định