Từ chuyện Abramovich bán Chelsea, nghĩ về V.League lao đao khi mất ông bầu
-
Sau Trung Quốc, Việt Nam có thể đụng luôn cả Thái Lan ở giải U23 Dubai
-
HLV Park đã 'chấm' được một ngôi sao ưng ý để tiếp tục 'thay máu' ĐT Việt Nam
-
“Bẻ còi” ở trận đấu của Nam Định, trưởng Ban trọng tài VFF lên tiếng
-
NÓNG: Văn Lâm lỡ hẹn 2 trận đấu cuối của ĐT Việt Nam ở vòng loại 3 World Cup
-
Thêm Đông Triều dương tính Covid-19, HAGL sợ thành ổ dịch như Hà Nội FC
Lịch sử hơn 20 năm V.League chứng kiến không ít những câu chuyện bi hài về tình chuyên nghiệp. Bên cạnh những bầu Hiển, bầu Đức, bầu Thắng hay phần nào đó là bầu Đệ, nhiều ông bầu khác của Việt Nam từng đến và đi khỏi , với những tâm thế khác nhau. Nhưng phần đông, sau khi họ ra đi, các CLB của họ cũng lao đao trước cuộc chuyển giao cho người kế nhiệm.
Ông Trần Đình Long, ông chủ của Hoà Phát vừa vào nhóm 1.000 tỷ phú giàu nhất thế giới đã có lúc đầu tư rất tâm huyết cho bóng đá Việt Nam. Suốt từ năm 2003 đến 2011, vị tỷ phú này đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng cho Hoà Phát Hà Nội. Nhưng số tiền mà ông Long bỏ ra lại không được đáp lại một cách tương xứng. Suốt thời gian đó, Hoà Phát Hà Nội chỉ có một danh hiệu ở Cúp Quốc gia.
>> Xem thêm:
Còn lại, họ cứ ngụp lặn trong câu chuyện lên, xuống hạng V.League. Một lý do khác khiến ông Long chán bóng đá là bởi những tranh cãi trong khâu tổ chức giải. Để rồi đến năm 2011, ông Long quyết định chuyển giao toàn bộ đội bóng cho Hà Nội ACB.
Hoà Phát Hà Nội đã lao đao sau khi ông chủ "rút" khỏi bóng đá
Một ông bầu khác cũng rất tâm huyết nhưng phải chia tay đội bóng là Phạm Thanh Hùng. Từ một đội bóng được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp ở những năm 2014, 2015, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến biểu tượng của bóng đá đất Mỏ sụp đổ. Việc nợ lương, thưởng của các cầu thủ dẫn đến việc Công ty TNHH MTV bóng đá Quảng Ninh phải thông báo tạm dừng hoạt động năm nay cần phải hiểu ở một góc độ sâu hơn. Bởi vốn dĩ, các CLB chuyên nghiệp ở V.League vẫn chủ yếu “sống” từ những nguồn thu: Tài trợ, ngân sách của tỉnh, ông bầu.
Với Than Quảng Ninh, khi nguồn tài trợ và ngân sách của tỉnh giảm đi trông thấy do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Thanh Hùng không thể cứ gồng mình gánh hàng chục tỷ đồng để giữ được đội bóng. Dần dà theo thời gian, quỹ nợ lót tay và lương cầu thủ càng phình to. Để rồi ở thời điểm hiện tại, Than Quảng Ninh không còn hiện diện ở V.League.
Song song với những ông bầu có tâm và đầu tư nhiều năm cho các CLB V.League, bóng đá Việt Nam cũng chứng kiến nhiều ông bầu đến và đi quá chóng vánh. Bầu Trường từng đầu tư hàng chục tỷ đồng cho Ninh Bình. Nhưng đến năm 2014, ông phát hiện những biểu hiện tiêu cực ở CLB của mình khi thi đấu ở AFC Cup. Khi đó, ông đã quyết định dũng cảm khi phơi bày tiêu cực, dẫn đến việc 9 cầu thủ Ninh Bình phải ra tòa chịu xét xử. Sau vụ việc này, Ninh Bình của bầu Trường bị xóa tên khỏi sân chơi V.League.
Điều tương tự cũng diễn ra với Than Quảng Ninh khi đội bóng phải giải thể
Ngoài ra còn có bầu Thuỵ với Xi Măng Xuân Thành Sài Gòn. Đại gia mới nổi này gây choáng váng khi chiêu mộ cho Xi Măng Xuân Thành Sài Gòn những Huỳnh Kesley, Phước Tứ với giá lần lượt là 15 tỉ đồng và 12 tỉ đồng. Cặp trung vệ Minh Đức, Đình Luật cũng được đem về sân Thống Nhất với giá 7 tỉ đồng chỉ để đá ở giải... hạng nhất. Dĩ nhiên, với các ngôi sao như thế, Xuân Thành Sài Gòn lập tức vô địch giải hạng nhất 2011 và thăng hạng V.League 2012.
Tiếp đó, bầu Thụy còn bỏ ra 9 tỉ đồng để mua thủ môn số 1 của đội tuyển Việt Nam thời bấy giờ là Tấn Trường từ Đồng Tháp. Với sự đầu tư mạnh tay như thế, không có gì là ngạc nhiên khi Xuân Thành Sài Gòn cán đích ở vị trí thứ 3 của V-League 2012, chỉ kém SHB.Đà Nẵng (vô địch) và Hà Nội T&T (hạng nhì) lần lượt 1 và 2 điểm.
>> Xem thêm:
Thành tích tốt như vậy khi mới lần đầu dự V.League, những tưởng bầu Thụy sẽ tiếp tục chơi bóng đá nhưng ông bất ngờ nhường lại Xuân Thành Sài Gòn cho em trai mình là bầu Thủy và từ đó không còn tham gia làng túc cầu Việt Nam.
Chelsea FC
#có thể bạn quan tâm
- Potter xác nhận Chelsea vắng 6 cầu thủ ở trận gặp Bournemouth
- 3 lý do khiến Chelsea trả thêm tiền để sở hữu Nkunku
- Chê lương thấp, Mendy từ chối hợp đồng 6 năm với Chelsea
- Rời ĐT Tây Ban Nha, Enrique xem xét hợp đồng với Chelsea
- Chelsea công bố tân Giám đốc kỹ thuật, là người từng mua thành công Haaland