Antoine Griezmann rời Barca: Miếng lego hàng hiệu nhưng lạc lõng
-
Messi, Ronaldo ở kỳ CN hè 2021: Ra đi hay trở lại “nhà”, cả hai sẽ đều hạnh phúc
-
Arsenal của Arteta: Hỗn độn và không có tương lai
-
Khi hào quang Messi đang thôi thúc Mbappe gần Real Madrid hơn một bước
-
Varane ấn tượng, Ronaldo trở lại nhưng MU khó vô địch vì còn vấn đề đau đầu
-
Đâu là yếu tố đã giúp MU tạo ra kỷ lục 28 trận bất bại trên sân khách?
Như vậy là sau 2 năm nên duyên, đã chính thức “tống cổ” Griezmann về lại Atletico trong ngày cuối cùng của TTCN. Phong độ tệ hại, mức lương ngất ngưởng cộng kèm với việc Koeman đã không còn tha thiết dùng, Barca xem như đã có thẻ trút được gánh khổ sở mang tên tiền đạo người Pháp.
Với sự xuất hiện và hòa nhập ấn tượng của Memphis Depay, cộng thêm đó là cả và một Luuk de Jong đầy hứa hẹn từ Sevilla. Barca đã không còn cần tới Griezmann, một mảnh lego dù đẹp đẽ nhưng chưa bao giờ phù hợp với đội chủ sân Camp Nou, dù cho có là trước hay sau kỷ nguyên của Messi đi chăng nữa.
Griezmann lạc lõng thế nào ở Barca?
Thời điểm 2019, cập bến Camp Nou trong sự kỳ vọng khôn xiết của NHM. Anh là ngôi sao số 1 tại Atletico, là hạt nhân quan trong của nhà vô địch thế giới Pháp. Dễ hiểu thôi, Griezmann khi ấy được mong chờ có thể san sẻ bớt phần nào trọng trách ghi bàn với Leo Messi.
Trên thực tế, cầu thủ người Pháp đã được bố trí và chơi như một tiền đạo lệch trái hoặc tiền đạo mũi nhọn. Vị trí này gần như là chủ yếu bất kể có là dưới thời của hay Ronald Koeman đi chăng nữa.
Griezmann không biết chơi ở vị trí nào tại Barca
Và đây không phải là vị trí tốt nhất để cầu thủ người Pháp thể hiện những phẩm chất của mình. Hay nói đúng hơn nó hoàn toàn “lệch tủ” với sở trường của anh tại hay ĐT Pháp.
Griezmann đã chơi tuyệt hay trong vai trò của một tiền đạo lùi trong sơ đồ 4-4-2 hoặc hộ công trong 4-2-3-1. Khi ấy, khả năng hoạt động rộng và chơi thấp để tham gia vào quá trình điều phối, triển khai bóng từ giữa sân của anh sẽ được trọng dụng.
Lúc ấy, trong vai trò của một người kết nối, Griezmann vừa có thể là điểm trung chuyển trực diện sau lưng tiền đạo, vừa có thể trực tiếp tham gia vào các tình huống tấn công vòng cấm.
Tầm hoạt động của Griezmann khá sâu với xu hướng lùi sâu nhận bóng, tịnh tiến theo chiều dọc và mở rộng sang 2 bên sân để kết nối 2 tiền vệ cánh. Chỉ khi nào bóng được luân chuyển tới khu vực gần vòng cấm, Griezmann mới xâm nhập, chọn vị trí và dứt điểm.
Bởi thế khi sang Barca, Griezmann phải thích nghi với những vai trò mới mẻ hơn và rồi bộ kỹ năng của anh không cho phép làm những thứ mới mẻ đỏ. Ở hành lang trái, Griezmann chỉ là hạng xoàng nếu đem tốc độ và khả năng rê dắt để chơi như một tiền đạo cánh. Mùa trước ở vị trí này, anh chỉ có được 0,7 nỗ lực mỗi trận. Dễ hiểu vì sao HLV Koeman lại thích dùng những con “ma tốc độ” như Dembele hay Ansu Fati hơn Griezmann.
Cầu thủ người Pháp lạc lõng tại Barca vì sự khác biệt quá lớn về lối chơi
Đá cánh không được, “Hoàng tử bé” được kéo lên đá cắm. Thế nhưng thể hình nhỏ con, cộng khả năng chơi quay lưng lại khung thành chưa bao giờ là điểm mạnh của nhà vô địch World Cup 2018. Kết quả, Griezmann vô hại vẫn cứ hoàn vô hại.
Sau cùng, để tránh bị lạc lõng, Griezmann chủ động lùi xuống trung lộ để đón bóng như thời còn ở Atletico. Kết quả anh giẫm chân Lionel Messi và rồi anh “lọt thỏm” giữa hàng công Barca. Kể cả sau khi Messi rời đi, Griezmann có cơ hội để trám lại vị trí mà “ông vua” El Pulga để lại nhưng rồi cũng chẳng đâu vào đến đâu.
Sau 3 trận ở La Liga, những tưởng Griezmann sẽ là hạt nhân mới trong đội hình Barca hậu kỷ nguyên Messi. Rốt cuộc, tân binh Memphis Depay mới là người làm được điều đó. Quá sức chịu đựng, Barca tống cổ anh về lại Atletico như lời hồi đáp sau cùng cho một sai lầm “nên duyên” tai hại của cả hai phía.
Griezmann là miếng lego chưa bao giờ phù hợp
Sẽ là không quá nếu nói rằng quyết định chuyển tới Barca của Griezmann là sai lầm và ngu ngốc.
Tại Atletico, cầu thủ người Pháp là trung tâm của mọi đợt lên bóng. Trong hệ thống sặc sụa mùi phòng ngự kiên cố của Simeone, Griezmann là điểm nổ, là đích đến của mọi đường lên bóng.
Xem thêm:
Các cầu thủ còn lại dù muốn dù không cũng buộc phải chấp nhận làm nên để Griezmann tỏa sáng. Còn tại Barca, Griezmann có là ông vua ở Atletico cũng chỉ là chư hầu cung phụng Lionel Messi, vị thánh sống của sân Camp Nou suốt bao năm qua. Đơn giản bởi Messi là số 1 và không thể thay thế.
Hơn nữa, lối chơi của Barca là lối chiên thiên về kiểm soát, áp đặt thế trận lên đối thủ. Khi ấy các cầu thủ sẽ phải di chuyển liên tục, kết nối liên tục để giữ quyền kiểm soát. Griezmann không hợp âu cũng là lẽ dễ hiểu khi mà ở Atletico, anh đã quá quen với kiểu chơi rình rập dạng phòng ngự phản công.
Trở lại Atletico có lẽ là tốt cho cả Griezmann và Barca lúc này
Ngoài ra, chính các CĐV của Barca cũng chưa bao giờ chào đón Griezmann cả. Trước đó vào năm 2017, thời điểm Neymar rời đi, Barca từng hỏi mua anh để thay thế và rồi nhận về những lời từ chối cay nghiệt.
Hơn nữa, cái giá 120 triệu khi ấy với các cules là một nỗi hoài nghi khổng lồ trong bối cảnh những “bom xịt” như Dembele hay Coutinho thích làm bạn với chấn thương hơn là ra sân thi đấu.
Thậm chí những tin đồn râm ran ngày đầu khoác áo Barca xung quanh việc anh “gây hấn” với Messi, muốn lật đổ Messi để làm số 1 tại Blaugrana cũng khiến cho hình ảnh của anh mất đi thiện cảm trong mắt NHM.
Trở lại Atletico sau 2 năm “xé nháp” Barca
Nhiều ý kiến đã cho rằng, Barca xả được “cục nợ” Griezmann về Atletico cũng là lúc họ tự “bắn vào chân” mình trong cuộc đua vô địch. Sở dĩ nói như thế là bởi Griezmann thành công thế nào ở Atletico hẳn là ai cũng biết, Griezmann hợp với Diego Simeone thế nào ai cũng hay. Do đó trả Griezmann về Atletico và nếu cầu thủ này hồi sinh phong độ, hành động đó chẳng khác nào “thả hổ về rừng”.
NHM chờ đợi sự trở lại của chân sút người Pháp
Tuy vậy, có vẻ như Barca sẽ không quá quan tâm tới vấn đề ấy. Thanh lý tạm thời 1 mùa giải cầu thủ người Pháp sẽ là sự giảm tải đáng kể về mặt quỹ lương, thứ vốn đang đè nặng lên tài chính của đội bóng.
Về phần mình, Griezmann sẽ dịp tái ngộ với đội bóng từng làm nên tên tuổi của anh. Simeone đã dang tay chào đón anh trở lại, giờ là lúc tìm lại bản lĩnh của một trong những nỗi thèm khát nhất châu Âu.