Bạn muốn tắt quảng cáo?

Sau VAR, bóng đá Việt Nam còn phải xây dựng "Học viện trọng tài"

Thứ Tư, ngày 02/11/2022 - 09:56
4.7/5 của 3 đánh giá
Ông Đoàn Phú Tấn là một chân dung tiêu biểu trong đời sống bóng đá và là một biểu tượng của làng trọng tài Việt Nam. Dù đã về hưu, nhưng ông Tấn vẫn luôn đau đáu về công tác và đời sống của lứa đàn em trong nghề. 

Cựu trọng tài Đoàn Phú Tấn được nhớ đến là một người giỏi nghề, mẫu mực, đầy tâm huyết với trái bóng tròn và nền bóng đá nước nhà. Đã về 'vui thú điền viên' nhưng ông vẫn đau đáu với thế sự bóng đá Việt Nam. Một Đoàn Phú Tấn luôn sắc sảo trong mọi nhận định liên quan đến trái bóng tròn.

Sau một vài mùa giải có thể nói là tương đối 'êm đềm', thì V.League 2022 đang là mùa giải nổ ra nhiều tranh cãi về công tác trọng tài. Đánh giá về công tác trọng tài hiện nay, ông Đoàn Phú Tấn chia sẻ với tờ Thể thao & Văn hoá: "Công tác trọng tài rất khó khăn và dễ gặp 'tai nạn nghề nghiệp'. Chỉ có ai không phải làm mà chỉ phán xét mới thấy nó dễ thôi. Vấn đề trọng tài thì ở bất cứ giải đấu nào, bất cứ thời điểm nào cũng câu chuyện muôn thuở. Trọng tài không tránh khởi mắc sai sót, nhất là trong điều kiện các thiết bị giám sát như hiện nay."

"Nhưng nhiều nơi đã có VAR, cái sai của của trọng tài có cơ hội sửa được ngay và chẳng còn ai thắc mắc gì. Hy vọng Việt Nam sẽ có công nghệ VAR trong một tương lai gần. Về đại thể, tôi cho rằng đội ngũ trọng tài đang cố gắng và thực hiện khá tốt công việc của mình, tuy chưa thể hoàn hảo", về cơ bản, cựu trọng tài Đoàn Phú Tấn vẫn tin tưởng lớp đàn em.

>>> Xem thêm: Soi kèo bóng đá Việt Nam

Cựu Giám sát trọng tài Đoàn Phú Tấn

Mong muốn của ông Tấn nhiều khả năng sẽ được đáp ứng ngay ở V.League mùa giải 2023, phía VPF đã có được sự hậu thuẫn kịp thời từ việc hợp tác với tập đoàn FPT. 

Khi được hỏi về nghịch lý bóng đá Việt Nam phải đi thuê trọng tài Thái Lan, Malaysia về điều khiển V.League, dù chúng ta đang ở vị thế số 1 Đông Nam Á, ông Tấn tỏ ra vô cùng bình thản.

"Việc trao đổi trọng tài giữa các nền bóng đá láng giềng không phải là hiếm, nhất là ở những giai đoạn quyết định của mùa giải. Tiếc là ở ta, gần đây không thấy "trao đổi" và chỉ nhận "viện trợ" một chiều. Việc này thực tế giải quyết vấn đề "tâm lý" là chính, để các đội bóng không còn phải lo lắng, nghi ngại tính khách quan cũng như trình độ điều hành của trọng tài. Nhưng, không nên lạm dụng ở giai đoạn quá sớm của mùa giải", biểu tượng của làng trọng tài Việt Nam bày tỏ. 

Ý kiến của ông Tấn là hoàn toàn có cơ sở, bởi việc lạm dụng phương án thuê trọng tài ngoại quá sớm sẽ làm dấy lên những nghi ngại về việc VPF lẫn VFF cùng cảm thấy tự ti về sức mạnh nội tại. 

Những lý giải về "Học viện trọng tài"

Kết lại câu chuyện, ông Đoàn Phú Tấn bàn luận với tờ Thể thao & Văn hoá về một cụm từ rất thú vị, đó là "Học viện trọng tài". Những 'vị vua áo đen' cũng cần có học viện!

"Chúng ta đã nói rất nhiều về công tác đào tạo trọng tài trẻ để có được đội ngũ kế cận. Đã có những ý tưởng về học viện trọng tài như thế này, thế kia. Nói nôm na Học viên là một mô hình để 'chăn gà nòi' cho đội ngũ trọng tài. Chúng ta phát hiện để rồi từ đó họ được đào tạo, học hành bài bản với đội ngũ chuyên gia trong môi trường như thế. Tôi cũng rất tiếc khi đã từng có những nhân tố tốt nhưng rồi vì nhiều lý do khác nhau đã không thể tạo ra điều kiện cho họ phát triển", ông Tấn giải thích đơn giản về cụm từ "Học viện trọng tài".

"Nếu có gì cần nói về "Học viện trọng tài", tôi chỉ có một từ "buồn". Hình như những người có trách nhiệm chưa hiểu hết thế nào là "Học viện trọng tài" cũng như lợi ích mô hình này mang lại. "Học viện trọng tài" không hề tốn kém như nhiều người nghĩ. Nó không đòi hỏi cơ ngơi, kinh khí khủng. Đây chỉ là một mô hình đào tạo mở, gắn với thực tiễn. Tôi lại nghĩ đơn giản thôi. Học viện là một mô hình để 'chăn gà nói'."

Xây dựng một "Học viện trọng tài" không hề tốn kém như nhiều người nghĩ

"Qua một đời đào tạo trọng tài, tôi thấy tiếc vô cùng những nhân tố nhìn thấy có thể phát triển tốt, rồi chẳng đi đến đâu. Vì sao?"

"Một là, không có cơ chế chăm sóc đặc biệt, để thấy triển vọng thì phải chăm, từ đó mà sử dụng những người thầy đích thực chăm sóc những cái mầm non triển vọng ấy.” 

"Hai là, phải có một mô hình, để những người có triển vọng ấy, phải được phát triển theo một mô hình đặc biệt, một chương trình đặc biệt. Nói vắn tắt thế này. Chọn lựa một lứa trọng tài trẻ có tiềm năng để tập trung đào tạo. Tập trung huấn luyện, chu kỳ 1-2 lần mỗi năm, như những đợt tập huấn thông thường, tốn kém không đáng kể gì. Sau đó, cử những giảng viên dày kinh nghiệm theo sát họ trong thời gian họ làm nhiệm vụ các giải đấu quốc gia để uốn nắn, giúp họ vượt qua các thử thách một cách nhanh nhất, trưởng thành nhanh chóng."

Chốt lại, cựu trọng tài Đoàn Phú Tấn khẳng định những người làm bóng đá cần phải có tư duy mới, tư duy đặc biệt để làm tốt câu chuyện này. Cần phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trọng tài theo lối đi riêng chất lượng chuyên sâu hơn, chứ không thể làm theo kiểu 'dàn hàng ngang' như bây giờ.

 

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?