Đá phản công trước Thái Lan liệu có khả thi cho Việt Nam?
Việt Nam gặp bất lợi so với Thái Lan về mặt thể lực do được nghỉ ít hơn một ngày, đồng thời các trụ cột không được xoay tua ở lượt trận cuối vòng bảng. Về mặt lý thuyết, đá phòng ngự-phản công rõ ràng là lựa chọn tối ưu cho chúng ta, nhưng phản công thế nào để đánh sập được Thái Lan thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
-
Thông điệp đầy khí thế Duy Mạnh gửi tới ĐT Việt Nam trước bán kết
-
HLV trưởng Thái Lan và 'món nợ phải trả' với bóng đá Việt Nam
-
Thầy Park tuyên bố cứng về Thái Lan, tự tin cùng ĐT Việt Nam chiến thắng
-
Tuyển Việt Nam luôn là đối thủ khó chịu với Thái Lan
-
Nhà báo Singapore: ‘Gặp ĐT Việt Nam thoải mái hơn Indonesia’
Phòng ngự-phản công vốn được xem là 'bài tủ' của HLV Park Hang Seo và đã đem tới khá nhiều thành công nổi bật cho trong vài năm trở lại đây. Trước một Thái Lan sở hữu nhiều siêu sao, cùng lối đá tấn công trực diện của HLV Polking, nếu Những Chiến binh Sao vàng áp dụng lối chơi sở trưởng, thì đó cũng là lẽ dĩ nhiên.
Vấn đề là tuyển Việt Nam liệu có thể làm nên chuyện trước Thái Lan bằng lối chơi quen thuộc này hay không?
Nếu theo dõi các trận đấu của Thái Lan gặp Singapore và Myanmar, nhất là trận gặp Myanmar, chúng ta có thể thấy rằng không ít lần Thái Lan để cho đối thủ có những pha phản công nhanh trong khi quân số phòng ngự của họ ở phần sân nhà khá mỏng.
>>> Xem thêm:
Thái Lan đang chống phản công rất tốt ở AFF Cup 2020
Cặp trung vệ Manuel Bihr và Kritsada là những chốt chặn án ngữ phía trước khung thành của Voi Chiến trong trường hợp bị phản công. Nhưng dù không ít lần bị phản công, Thái Lan vẫn đứng vững. Họ đè bẹp Myanmar (4-0) trước khi dùng đội hình dự bị (tạo điều kiện để các trụ cột nghỉ ngơi) để thắng chủ nhà Singapore 2-0 mà không nhận bàn thua nào từ các pha phản công. Như vậy, để 'xé lưới' Thái Lan, các học trò của HLV Park Hang Seo phải phản công hay và nhanh hơn Myanmar lẫn Singapore.
Trong đó yếu tốc độ là đặc biệt quan trọng khi phản công. Trước nay, Việt Nam thường đá phản công, nhưng hiếm khi chúng ta thực hiện được những pha phản công nhanh đúng nghĩa, bài bản như thứ người ta vẫn gọi là 'như sách giáo khoa'.
Bóng đá Việt Nam tới lúc này vẫn rất thiếu những cầu thủ tấn công giàu tốc độ và đủ thể lực để tăng tốc một quãng dài nên các pha phản công của chúng ta thường ít khi gây được bất ngờ cho đối thủ. Cầu thủ cầm bóng không đủ thể lực và tốc độ để một mình dẫn bóng lên phía trước và có xu hướng chờ đồng đội băng lên để phối hợp khiến pha phản công bị chậm nhịp. Ở tuyển Việt Nam, chỉ có Văn Toàn có tốc độ vượt trội, nhưng lại không thực sự khéo léo khi đi bóng và chưa đủ tinh tế trong dứt điểm.
Văn Toàn là cầu thủ duy nhất của Việt Nam có tốc độ nổi trội
Khả năng xử lý bóng nhanh, ít chạm của cầu thủ chúng ta cũng rất hạn chế, một phần do kỹ thuật hạn chế, phần khác do kỹ thuật hạn chế, phần khác do khả năng quan sát chưa đủ nhanh và nhạy bén. Có lẽ chi có Quang Hải, Hoàng Đức đủ khả năng làm được điều đó nên thường là chúng ta vẫn phải chờ đợi đối thủ mắc sai lầm mới hi vọng chớp cơ hội ghi bàn từ bóng đá phản công.
Đó là lí do vì sao chúng ta hầu như không bao giờ triển khai được những tình huống phản công nhanh đúng nghĩa và kết thúc thành công.
Liệu cặp trung vệ đá chính Manuel Bihr - Kritsada của Thái Lan có 'tặng quà' cho chúng ta ở bán kết với những sai lầm tai hại nào đó? Liệu trong tình thế bất lợi về thể lực (các trụ cột tấn công của Việt Nam có ít thời gian nghỉ hồi phục trước trận bán kết) cộng thêm điểm yếu về tốc độ, chúng ta có thể hạ Thái Lan bằng đòn phản công hay không?