Bạn muốn tắt quảng cáo?

Hà Nội FC từ chối nhả Hùng Dũng và cuộc cách mạng của bóng đá Việt Nam

Thứ Bảy, ngày 06/11/2021 - 11:08
3.3/5 của 14 đánh giá
Hà Nội FC mới đây đã xác nhận sẽ không để Hùng Dũng lên tuyển Việt Nam dẫu cho trước đó HLV Park Hang Seo đã ngỏ ý về vấn đề này. Và động thái cứng rắn từ phía đội bóng thủ đô có thể tạo ra một cuộc cách mạng cho bóng đá Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam hồi sinh, kéo theo quyết tâm 'chuyên nghiệp hóa' của các đội bóng ở V.League...

Những năm 2010 là giai đoạn vô cùng khó khăn với . Sau chiến công ở AFF Cup 2008, các lứa đội tuyển của chúng ta nhận hết thật bại này tới thất bại khác ở nhiều giải đấu khác nhau. Người hâm mộ vì thế tỏ ra vô cùng chán nản với bộ mặt của ĐTQG. Và không khí ở các sân vận động trên khắp cả nước tại V.League cũng chẳng tích cực hơn, khi mà rất hiếm khi người ta được thấy những chỗ ngồi trên khán đài được phủ kín.

Nhưng thành công mà HLV Park Hang Seo đem tới cho Bóng đá Việt Nam 4 năm qua đã thổi vào hệ thống các giải quốc nội một luồn sinh khí mới. Nhờ vậy, mà chúng ta lại được chứng kiến những khán đài đầy ăp khán giả, gợi về hình một thời huy hoàng của bóng đá Việt Nam trong quá khứ. 

Trước những thay đổi vô cùng tích cực trên, các đội bóng cũng bắt đầu thay đổi tư duy và cách làm bóng đá của chính mình. Nhiều CLB chú ý hơn về công tác quảng bá hình ảnh, quyền lợi khai thác được từ cầu thủ.

>>> Xem thêm:

Giá trị hình ảnh của những ngôi sao như Quang Hải có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc 'chuyên nghiệp hóa' bóng đá Việt Nam

Điển hình và chuyên nghiệp nhất bóng đá Việt Nam ở thời điểm này, chắc chắn không thể không nhắc tới Hà Nội FC. Theo đó, đội bóng của bầu Hiển đã có những thay đổi lớn liên quan đến tỉ lệ 'ăn chia' trong các hợp đồng quảng cáo của cầu thủ. Hà Nội FC đã không còn thả nổi 'mảnh đất' vốn đem lại nhiều lợi nhuận. 

Nối tiếp tham vọng 'đi lên chuyên nghiệp có phần riêng lẻ, thiếu tính đồng bộ của Hà Nội FC, một loạt các đội bóng ở V.League cũng đã nghiêm túc đưa ra những sự thay đổi mang tính cách mạng. Sau khi Hà Nội FC có tân chủ tịch mới sinh năm 1995, Thanh Hóa cũng bầu chủ tịch mới thay thế bầu Đệ. Mới nhất vào năm 2021, Hải Phòng và SLNA cũng đều có những sự xáo trộn về lãnh đạo ở thượng tầng và đang triển khai những cuộc thanh lọc lực lượng mạnh mẽ. 

Ngược về thời điểm 3 năm về trước, hẳn chưa ai có thể quên TP.HCM và Viettel đã chịu chi như thế nào để hướng tới tham vọng thống trị bóng đá Việt Nam.

Bình Định chính thức sở hữu Nghiêm Xuân Tú, một trong những ngôi sao lớn nhất V.League

Còn với tân binh của V.League 2021, Topenland Bình Định thậm chí còn muốn thành công đến ngay lập tức với dự án 3 năm ngắn hạn. Theo đó Bình Định đã được hậu thuẫn tài chính cực khủng với 300 tỷ đồng.

Bên cạnh việc bỏ ra hàng tỷ đồng để triển khai hợp tác truyền thông nhằm đẩy mạnh giá trị thương hiệu, trong đó bao gồm cả những chiến lược quảng bá thông quá các trang mạng xã hội là Youtube, Facebook, Tiktok,...Thì cũng không thể không kể tới chất lượng mặt cỏ ở các sân vận động đều đã được chú trọng nâng cấp. Các sân Thống Nhất, Hàng Đẫy được làm lại mặt cỏ bằng thảm cỏ lá kim. Lần lượt nối gót sau đó là Quy Nhơn, Hà Tĩnh, Lạch Tray, Vinh, Thiên Trường và Thanh Hoá. 

Hà Nội FC và HAGL luôn được biết đến là những CLB khai thác cực tốt giá trị hình ảnh mà những ngôi sao như Quang Hải, Đình Trọng, Công Phượng, Văn Toàn,...Từ đó, Bình Định tin rằng họ có thể nâng cao giá trị hình ảnh thông qua những ngôi sao lớn. Ngay lập tức, đội bóng đất Võ đã đem về sân Quy Nhơn một loạt 'ông sao số', có thể kể tới Mạc Hồng Quân, Nghiêm Xuân Tú, Rafaelson, Adriano Schmitdt, Thanh Thịnh,... 

...Và quyền lợi mà ông chủ của các CLB cần phải tận dụng triệt để

Các ông chủ đội bóng hẳn đã nhận thức được rõ hơn về cuộc chơi mang tên V.League. Với mục tiêu 'chuyên nghiệp hóa', họ cần phải thay đổi phần lợi nhuận chảy về túi, nhằm hạn chế bớt khoản tiền túi tự chi để nuôi đội.

Nói đến quyền lợi của các CLB, thì mới đây Hà Nội FC đã từ chối để Hùng Dũng hội quân cùng ĐT Việt Nam. Hùng Dũng chỉ vừa mới kết thúc quá trình điều trị dài hạn tại trung tâm PVF cách đây ít ngày. Trước đó, đội bóng thủ đô cũng đã chịu những tổn thất lực lượng nặng nề bởi những chấn thương mà các cầu thủ gặp phải khi lên tuyển. 

Việc từ chối nhả người không phải là mới trong thế giới bóng đá và đặc biệt là các đội bóng ở Châu Âu.

Hà Nội FC quyêt tâm không để Hùng Dũng bị tái phát chấn thương giống Đình Trọng và

Nhưng việc từ chối huấn luyện viên trưởng và đội tuyển quốc gia tại Việt Nam thì đây là tình huống khá hy hữu. Suy cho cùng đội bóng mới chính là nơi trả lương, và trực tiếp bỏ công sức đào tạo ra các cầu thủ.

Hành động đầu tiên từ câu lạc bộ Hà Nội có thể sẽ tạo ra tiền lệ. Những đội bóng khác sẽ nhìn nhận lại khoản lợi ích, thiệt hại khi để cầu thủ lên tuyển trong các trường hợp có thể bất lợi cho cá nhân và tập thể đội bóng chủ quản. 

Điều này cho thấy, các đội bóng tại V.League đang thay đổi và bắt đầu nghĩ về lợi ích của họ nhiều hơn. Họ cần một sự cân bằng để đảm bảo thành tích cũng như lợi nhuận sau mỗi mùa giải.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?