2 lý do khiến Công Phượng, Văn Đức và dàn sao ĐT Việt Nam xuống phong độ
-
Trợ lý ĐT Việt Nam nói điều sâu cay sau khi xem Thái Lan “hành hạ” Indonesia
-
Bóng đá Việt Nam trong năm 2021: Hai bộ mặt trái ngược của HAGL
-
Hà Nội FC sẵn sàng “phá két” để có Hoàng Đức
-
“Chu kỳ thành công của HLV Park với ĐT Việt Nam chưa kết thúc”
-
Đội bóng châu Âu ngỏ lời, Quang Hải sẵn sàng xuất ngoại
Bảo vệ thành công ngôi vương tại là mục tiêu quan trọng nhất của đội tuyển Việt Nam trong năm 2021. Tuy nhiên, đoàn quân của HLV Park Hang Seo đã thất bại ở bán kết trước đại kình địch Thái Lan sau 2 lượt đi và về.
Một trong những lý do khiến ĐT Việt Nam không gặt hái được thành công nằm ở phong độ của các cầu thủ trụ cột. Với bộ khung đó, những ngôi sao được kỳ vọng đều thi đấu dưới sức và chỉ để lại nỗi thấ vọng.
Nguyễn Tiến Linh không đạt hiệu suất ghi bàn như ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, dù đối thủ đều mềm hơn rất nhiều. Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn vô hại ở thời điểm cần lên tiếng nhất. Phan Văn Đức thể hiện sự vô duyên trên mặt trận tấn công. Nguyễn Phong Hồng Duy cùng Vũ Văn Thanh cho thấy những lỗ hổng về mặt chuyên môn,...
Ngoài thủ môn Nguyên Mạnh, chỉ còn 2 cầu thủ có màn trình diễn ấn tượng và được xem là thành công ở AFF Cup 2020. Đó là Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Hoàng Đức. Dù vậy, khi những vệ tinh xung quanh không đạt yêu cầu, Quang Hải và Hoàng Đức khó có thể "gồng gánh" toàn đội tiến vào trận chung kết.
Công Phượng, Văn Đức không đạt kỳ vọng ở AFF Cup 2020
Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc Công Phượng, Văn Đức và dàn sao ĐT Việt Nam không có được phong độ tốt nhất cho giải đấu này.
Đầu tiên, ĐT Việt Nam thi đấu triền miên kể từ khi bóng đá không còn đóng băng vì dịch bệnh. Từ tháng 6/2021, ĐT Việt Nam tham dự nốt 3 trận còn lại ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á tại UAE.
Sau đó, ĐT Việt Nam là đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á góp mặt ở vòng loại thứ 3, khởi tranh từ tháng 9 với mật độ 2 trận/tháng đến trước thềm AFF Cup 2020. Tổng cộng, ĐT Việt Nam đá 6 trận ở vòng loại cuối cùng World Cup rồi bước vào giải đấu ở Singapore.
Suốt hành trình từ khi chuẩn bị đi UAE (tập trung từ ngày 7/5) đến khi kết thúc 2 trận bán kết AFF Cup 2020 (về nước ngày 31/12), ĐT Việt Nam duy trì trạng thái tập trung khép kín liên tục. Có thể chia khoảng thời gian này thành 3 giai đoạn, tương ứng 3 giải đấu mà ĐT Việt Nam tham dự.
Giai đoạn 1 từ 7/5 đến 30/6 (đá vòng loại 2). Trước khi tập trung trở lại chuẩn bị cho vòng loại thứ ba, toàn đội có hơn một tháng xả trại (bao gồm cả 7 ngày cách ly tại địa phương). Riêng nhóm cầu thủ của Viettel phải tiếp tục di chuyển sang Thái Lan để thi đấu AFC tới giữa tháng 7 rồi cách ly y tế 14 ngày.
ĐT Việt Nam phải sinh hoạt khép kín trong thời gian dài
Giai đoạn 2 từ 5/8 đến 16/11 (đá vòng loại 3). Trong khoảng thời gian này, HLV Park Hang Seo cho phép cầu thủ nghỉ ngơi 17 ngày, chia thành 3 đợt giữa các chu kỳ thi đấu, lần lượt là 8, 6 và 3 ngày.
Giai đoạn 3 từ 20/11 tới nay (đá AFF Cup 2020). Sau khi về nước vào ngày 31/12, ĐT Việt Nam có 10 ngày cách ly và xả trại trước khi hội quân trở lại vào ngày 13/1/2022.
3 giai đoạn nói trên hết gần 7 tháng và số ngày nghỉ cộng dồn của ĐT Việt Nam là 59 ngày. Riêng nhóm cầu thủ Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng và Nguyễn Thanh Bình, số ngày được nghỉ xả hơi còn ít hơn nhiều, chưa đầy một tháng (do bận thi đấu AFC Champions League rồi cách ly y tế).
Kết quả của quá trình tập trung dài hạn là trạng thái quá tải về thể chất và đặc biệt là tinh thần. Sự bức bối của việc phải sinh hoạt liên tục trong không gian hẹp, bị hạn chế tiếp xúc xã hội đã tạo ảnh hưởng xấu tới tâm lý và thể lực của các tuyển thủ Việt Nam.
Thứ hai, cảm hứng thi đấu và thể lực của ĐT Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 6 thất bại liên tiếp ở vòng loại thứ 3 World Cup tác động rất xấu tới tinh thần cũng như sự tự tin của ĐT Việt Nam. Chính HLV Park cũng thừa nhận các cầu thủ đã đánh mất đi niềm tin vào năng lực của bản thân.
Tinh thần ĐT Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề
Vể thể lực, chính sách sử dụng nhân sự của HLV Park đóng vai trò lớn. Thay vì trao cơ hội cho những nhân tố mới, có thể tạo ra đột biến hay thử nghiệm nhiều vị trí khác nhau, HLV Park ít khi thay đổi lực lượng. Đến mức, đối thủ và cả người hâm mộ cũng có thể phán đoán gần như chính xác đội hình ra sân của ĐT Việt Nam.
Bản thân chiến lược gia người Hàn Quốc cũng nhận thức rõ việc phải làm mới ĐT Việt Nam từ đầu năm 2020. Trong một cuộc phỏng vấn vào hồi tháng 4/2020, HLV Park cũng nói về sự thay đổi. Tuy nhiên, 20 tháng kể từ những chia sẻ này, nhà cầm quân 64 tuổi vẫn chưa cho thấy nhiều thay đổi ở đội tuyển cả về con người và chiến thuật.
Dĩ nhiên, lỗi không hoàn toàn thuộc về HLV Park. Song thất bại ở AFF Cup 2020 buộc ĐT Việt Nam phải nhìn nhận lại và sớm có sự "lột xác" trong năm 2022.
#có thể bạn quan tâm
- Indonesia nhăm nhe “cướp” HLV Park Hang Seo từ tay Việt Nam
- Hình ảnh cầu thủ Việt Nam đấm trọng tài gây sốt báo Thái Lan
- BIẾN CĂNG: Cầu thủ giải hạng nhì Việt Nam đấm trọng tài chính sau khi bị rút thẻ đỏ
- Có vị trí tốt nhất sau 21 năm, Thái Lan vẫn “hít khói” Việt Nam ở BXH FIFA
- VIDEO: Văn Lâm lao đầu vào tập luyện sau khi trở lại Nhật Bản