Bạn muốn tắt quảng cáo?

Mong VAR hãy 'nhẹ tay' với Việt Nam ở VCK U23 châu Á 2022!

Thứ Ba, ngày 31/05/2022 - 09:34
4.3/5 của 2 đánh giá
VAR là công nghệ hỗ trợ để giúp các trọng tài có được những quyết định chính xác và công bằng hơn. Tuy nhiên, điều đó dường như cũng chẳng giúp giảm đi được những tranh cãi xảy ra trên sân cỏ.

Ngày 30/5, đại diện LĐBĐ châu Á (AFC) và Giám sát trọng tài AFC đã có buổi gặp gỡ, phổ biến những quy định chung cho U23 Việt Nam nhằm đảm bảo các đội nắm rõ các nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham dự VCK U23 châu Á 2022.

Trước đó tại VCK U23 châu Á 2020, khi VAR lần đầu được áp dụng, U23 Việt Nam đã được trải nghiệm sát sườn công nghệ hỗ trợ trọng tài này.

Cũng giống như bất kỳ giải đấu nào do LĐBĐ thế giới (FIFA), AFC tổ chức, VAR sẽ chỉ được sử dụng trong 4 tình huống, gồm: xác định bàn thắng hay không bàn thắng, xác định phạt đền hay không phạt đền, xác định thẻ đỏ (trực tiếp), xác định cầu thủ bị phạt thẻ vàng/thẻ đỏ (trong những pha bóng có sự nhầm lẫn).

VAR can thiệp khá nhiều vào trận đấu giữa Việt Nam và Nhật Bản ở Asian Cup 2019

Cụ thể tại trận ra quân U23 Việt Nam hoà U23 UAE 0-0 cách đây 2 năm, tình huống phút 50, tiền đạo Ali Saleh của UAE ngã rất nhanh vào vòng cấm U23 Việt Nam sau pha phạm lỗi của Tấn Sinh, trong tài chính lập tức chỉ tay vào chấm phạt đền 11m.

Cầu thủ U23 UAE thậm chí đã đặt bóng vào chấm phạt đền, nhưng tổ VAR sau khi xem xét kỹ các pha quay chậm đã xác định lỗi của Tấn Sinh nằm ngoài vòng cấm. Sau khi tham khảo VAR, trọng tài 'bẻ còi' và chỉ cho U23 UAE hưởng đá phạt trực tiếp.

Tới phút 63, đến lượt U23 Việt Nam bị từ chốt một quả phạt 11m, Hoàng Đức đá bóng trúng tay hậu vệ UAE trong vòng cấm, nhưng VAR không xác định đây là lỗi xứng đáng bị phạt đền.

Ở cấp độ đội tuyển quốc gia đội tuyển Việt Nam thậm chí còn được 'nếm trải đủ mọi mùi vị' của VAR nhiều hơn. Tất cả cũng đều diễn ra ở các sân chơi cấp độ châu lục. Đầu tiên ở tứ kết Asian Cup 2019 - đánh dấu lần đầu tiên VAR được áp dụng tại giải lớn nhất châu lục. 

Tiếp đến, VAR cũng liên tục phải 'vào việc' ở các trận của Việt Nam tại Vòng loại 3 World Cup 2022

Vòng đó, Việt Nam gặp Nhật Bản, VAR đã cứu cho Việt Nam một bàn thua trong thấy khi xác định cầu thủ Nhật Bản đã chạm tay. Nhưng ngay sau đó, VAR cũng giúp đội bóng xứ Hoa Anh Đào được hưởng một quả penalty, dẫn đến bàn thắng duy nhất của trận đấu khiến tuyển Việt Nam dừng bước ở tứ kết Asian Cup 2019. 

Để rồi đến Vòng loại 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, có vẻ như VAR mới thực sự tăng tốc, và càng tích cực hơn trong công việc của mình. Các trận đấu của tuyển Việt Nam với Ả Rập Xê Út, Australia, Oman và Nhật Bản liên tiếp xuất hiện các tình huống phải nhờ VAR 'phán xử'.

Ngày mai 1/6, VCK U23 châu Á 2022 sẽ khởi tranh tại Uzbekistan, chỉ hy vọng rằng, VAR sẽ đưa ra những phán xét công tâm, phối hợp nhịp nhàng với các trọng tài chính để điều hành trận đấu một cách thành công nhất.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?