Pháp vs Bồ Đào Nha: Oán thù được giải hay duyên nợ chất chồng?

3.5/5 của 2 đánh giá

Bồ Đào Nha sẽ bước vào trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Pháp, một cuộc chiến mà chỉ cần hòa là Ronaldo cùng các đồng đội sẽ đoạt vé đi tiếp. Thế nhưng liệu có dễ dàng cho nhà đương kim vô địch châu Âu?


Bạn muốn tắt quảng cáo?

Có lẽ Pháp vẫn chưa nguôi ngoai sau thất bại trước Bồ Đào Nha ở chung kết 2016 trên chính sân nhà của mình. Bàn thắng quý hơn vàng của cái tên vô danh chẳng mấy ai biết tới Eder đã một chân đá tan mọi hy vọng lên ngôi của những chú gà trống Gaulois.

Tất nhiên Pháp sau đó đã có được danh hiệu World Cup 2018 để phần nào bù đắp, thế nhưng ngày đoàn quân của Didier Deschamps gục ngã trước ngưỡng cửa thiên đường, trước người Bồ vẫn sẽ là một ngày không thể quên. Bởi thế cho nên khi bảng tử thần F được xướng tên, NHM đã mơ hồ nghĩ về một màn đại chiến giữa hai cái tên đầy duyên nợ. Và tới đây, 90 phút tại Puskas Arena sẽ là lời giải cho những sự chờ đợi ấy.

Pháp đã gục ngã trước Bồ Đào Nha ở chung kết EURO 2016

Đây không chỉ là một trận đấu đơn thuần ở vòng bảng, thậm chí nó còn quan trọng hơn với người Bồ khi đây là cứu cánh cho giải đấu mà họ tham vọng bảo vệ ngôi vương. Còn Pháp, tất nhiên là “mối thù” năm 2016 sẽ được khơi lại và cùng các đồng đội sẽ không bỏ lỡ cơ hội để đòi lại đủ đầy “oán hận” năm xưa, bất mặc Pháp đã giành vé đi tiếp.

Cái khó của người Bồ

Chỉ 4 ngày sau khi Ronaldo đi vào lịch sử EURO với màn phá vỡ kỷ lục của huyền thoại Michael Platini, ĐT Bồ Đào Nha của anh đã thua tan nát trước Đức với tỷ số 2-4. Thất thủ ở lượt trận thứ 2 khi ấy đã khiến cho thầy trò Fernando Santos rơi vào tình thế khá ngặt nghèo tại bảng tử thần F.

Chạm trán người Đức, Bồ Đào Nha rũ bỏ hình ảnh của một đội bóng ngoan cường, kỷ luật và bùng nổ ở trận ra quân đối đầu Hungary. Những cái tên của Seleccao châu Âu thi đấu rời rạc, thiếu gắn kết với hàng mớ những sai lầm chí tử nơi hàng phòng ngự.

Đức không còn là ông lớn hùng mạnh như World Cup 2014, thậm chí có thể coi là đang trong giai đoạn thoái trào và chuyển giao thế hệ. Thế nhưng người Bồ lại bị những cỗ xe tăng nã tới 4 bàn vào lưới, một dấu hỏi thực sự về thực lực lẫn tham vọng tại giải đấu mà họ đang là đương kim vô địch.

Gạt trận thua Đức sang một bên, tới đây Bồ Đào Nha sẽ còn đụng một đội bóng nguy hiểm hơn nhiều. Một trận hòa sẽ là đủ để người Bồ không sớm trở thành cựu vương. Ấy vậy nhưng để làm được điều đó trước hàng công khét tiếng của Pháp lại là một câu chuyện khó khăn hơn nhiều.

Semedo thực sự là nốt trầm bên hành lang cánh của Bồ Đào Nha

Lật lại vấn đề, ĐT Bồ Đào Nha sau 2 trận đấu đã qua đang bộc lộ quá nhiều những điểm yếu. Một hành lang biên phập phù, bộ đôi tiền vệ trung tâm yếu kém, một HLV Santos chỉ chăm chăm phòng ngự bất kể đối thủ là yếu hay mạnh.

Trên thực tế, dấu hỏi về khả năng của những vị trí phòng ngự trong sơ đồ mà Bồ Đào Nha áp dụng không phải chuyện mới. Đồng ý rằng ngoại trừ cái tên mới gia nhập hàng vệ quân mới của bóng đá thế giới, còn lại đều không đem lại những sự yên tâm đủ dùng.

Pepe dù đẳng cấp nhưng đã sa sút khá nhiều ở tuổi 37. Đôi cánh vốn đã không phải hàng cực phẩm lại thiếu vắng đi ngòi nổ bên trái mang tên Joao Cancelo vì chấn thương. Cái tên được kéo vào để thay thế là Nelson Semedo chỉ mang tới toàn nỗi thất vọng.

Chơi cao hơn một chút, William Carvalho và Danilo dù là những cái tên to cao, mạnh về tranh chấp nhưng khả năng xoay sở lẫn cầm trịch khu trung tuyến chỉ là xứng là những cái tên hạng xoàng. HLV Fernando Santos sau những thành công tại EURO 2016 vẫn cứ trung thành đến bảo thủ với cách chơi phòng ngự phản công với nền tảng 4-2-3-1 cũ kỹ.

Với việc Hungary phòng ngự kín kẽ ở trận đầu tiên và rồi sau đó là lối chơi tấn công biến hóa nhưng mạo hiểm của tuyển Đức ở trận 2 đã khiến cho cấu trúc đội hình của Bồ Đào Nha bị lung lay và rồi sau đó là gãy vụn.

Hàng thủ Bồ Đào Nha chơi cực tệ ở trận thua Đức

Tới đây, mối nguy ấy sẽ càng hiển hiện khi Seleccao gặp Pháp, đội bóng được xem là ứng viên vô địch với hàng công thuộc hàng khét tiếng bậc nhất giải đấu. Trước khi trận đấu diễn ra, những tính toán về việc chỉ cần không để thủng lưới trận này là sẽ đi tiếp đã được vạch ra.

Tất nhiên câu chuyện cầm hòa Pháp không phải là nhiệm vụ quá tầm đối với Bồ Đào Nha, thế nhưng để chứng tỏ vị thế của một nhà ĐKVĐ thì đoàn quân của Santos cần phải làm được điều gì đó thực sự đột biến.

đã làm rạng danh người Bồ bằng những kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Thế nhưng kỷ lục hay chiến công của CR7 cũng sẽ là vô nghĩa nếu như hàng thủ của ĐT này lại lơ ngơ như trận gặp Đức và xui xẻo hơn là cúi mặt rời giải với một kết quả tệ hại vô cùng.

Lời khẳng định của Deschamps?

Pháp đã ghi danh mình ở vòng 16 đội khi mà vòng bảng mới chỉ hết giai đoạn lượt 2. Thế nhưng đây là điều hiển nhiên phải có với nhà đương kim vô địch thế giới tại EURO năm nay. Không chỉ có vậy, tiến xa, ghi thật nhiều bàn thắng và lên ngôi vô địch mới là mục tiêu tối thượng của Les Bleus.

Tất nhiên nói về ngôi vương lúc này vẫn đương còn là sớm với Pháp, nhất là khi đội bóng vừa để Hungary cầm chân ở lượt trận thứ 2 vừa qua. Hàng công tuyển Pháp mang tới EURO toàn những anh tài hảo thủ, , Mbappe hay Griezmann. Thế nhưng đáng tiếc là sức bùng nổ của những cái tên này lại chưa thực sự ấn tượng như kỳ vọng. Hàng thủ với sự phập phù của Benjamin Pavard cũng đang là cơn đau đầu với Didier Deschamps.

Xem thêm:

Lối chơi hiện thời của Pháp đã trở nên toan tính, thực dụng hơn trước rất nhiều so với cùng thời điểm 5 năm về trước. EURO 2016, Pháp tấn công điên cuồng và chèn ép đối thủ theo kiểu nghẹt thở. Cách chơi đó mang lại cho Pháp bàn thắng, nhưng cũng không ít phen bị hồi mã thương đến xây xẩm mặt mày.

Cho tới World Cup 2018, Deschamps đã thay đổi sách lược khi chuyển Pháp sang một lối chơi phòng ngự kín kẽ, thực dụng và tận triệt sai lầm của đối phương để trừng phạt. Kết quả, Pháp lên ngôi và dàn sao của được trình làng một diện mạo mới chắc chắn và toan tính hơn.

Mbappe và các đồng đội sẽ phải chứng minh được đẳng cấp của mình

Tuy rằng cách chơi này biến đoàn quân của Deschamps trở thành một cái tên khó bị đánh bại, thế nhưng chính những điều đó lại khiến ĐT này gặp khó trong các trận đấu phải tấn công và chống phản công. Pháp gặp khó trước lối chơi kín kẽ đến gai người của Hungary, nhận đòn bật lại với sát thương tuyệt đối từ cú phản công chớp nhoáng của đối thủ.

Bàn thua đầu tiên và cũng là duy nhất tính đến hiện tại của Pháp tại EURO chính từ trận hòa với Hungary. Bồ Đào Nha chắc chắn sẽ lại thi triển đấu pháp mà bại tướng của họ ở trận ra quân đã làm để áp chế đối thủ trận đấu tới đây. Tất nhiên đẳng cấp cũng như cách thức thực hiện của Seleccao sẽ nhuần nhuyễn và ở một đẳng cấp cao hơn.

Không thể đánh bại Bồ Đào Nha, Pháp đừng vội mơ đến danh hiệu vô địch sau 21 năm ròng chờ đợi. Không thể có điểm trước Pháp, Bồ Đào Nha cũng đừng có mơ đến cửa bảo vệ ngôi vương.

Cả Pháp lẫn Bồ Đào Nha đều đang đặt quyết tâm rất lớn cho lần tái ngộ ở Puskas Arena. Liệu rằng đẳng cấp bên nào sẽ lên tiếng, duyên nợ Paris 2016 sẽ được hóa giải hay “oán thù” giữa đôi bên sẽ lại thêm một lần nữa chất chồng?

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bình luận
Bạn muốn tắt quảng cáo?
TT Đội ST T H B HS D
Bảng A
1 Đức 0 0 0 0 0 0
2 Hungary 0 0 0 0 0 0
3 Scotland 0 0 0 0 0 0
4 Thụy Sỹ 0 0 0 0 0 0
Bảng B
1 Albania 0 0 0 0 0 0
2 Croatia 0 0 0 0 0 0
3 Ý 0 0 0 0 0 0
4 Tây Ban Nha 0 0 0 0 0 0
Bảng C
1 Đan Mạch 0 0 0 0 0 0
2 Anh 0 0 0 0 0 0
3 Serbia 0 0 0 0 0 0
4 Slovenia 0 0 0 0 0 0
Bảng D
1 Áo 0 0 0 0 0 0
2 Pháp 0 0 0 0 0 0
3 Hà Lan 0 0 0 0 0 0
4 Play-Off Winner A 0 0 0 0 0 0
Bảng E
1 Bỉ 0 0 0 0 0 0
2 Play-Off Winner B 0 0 0 0 0 0
3 Romania 0 0 0 0 0 0
4 Slovakia 0 0 0 0 0 0
Bảng F
1 Séc 0 0 0 0 0 0
2 Play-Off Winner C 0 0 0 0 0 0
3 Bồ Đào Nha 0 0 0 0 0 0
4 Thổ Nhĩ Kỳ 0 0 0 0 0 0
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?