Bóng đá Việt Nam thiệt hại gần 20 tỷ đồng vì thua kiện FIFA
-
Chuyện chưa kể về HLV Mai Đức Chung qua lời kể của vợ
-
Bóng đá Việt Nam có thể tái đấu Trung Quốc ngay trong tháng 3/2022
-
Báo Trung Quốc 'giật mình' trước thông tin Hùng Dũng đi bán tôm kiếm sống
-
Chương Thị Kiều, Nguyễn Thị Bích Thuỳ trải lòng về tấm vé dự World Cup
-
5 sự trở về của cầu thủ xứ Nghệ tại V.League 2022
Hôm qua, hàng loạt các tờ báo uy tín của Việt Nam đã đưa ra thông báo về việc FIFA quyết định xử CLB Thanh Hóa thua kiện tiền đạo Gramoz Kurtaj. Theo quyết định được đưa ra vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (1/2), đội bóng phải trả 42.500 USD, tương đương với khoảng 935 triệu Việt Nam đồng cho Gramoz. Đó là khoản tiền lương mà CLB Thanh Hóa còn thiếu cầu thủ sinh năm 1991. Cụ thể, tiền lương tháng 9 là 7,500 USD, tiền thù lao từ tháng 10 là 35,000 USD. Cả hai khoản này đều được tính thêm 5% lãi suất.
Trước đó, Thanh Hoá đã thanh lý hợp đồng với Gramoz hồi cuối tháng 8 năm ngoái. Nhưng theo hợp đồng ký kết giữa 2 bên, Thanh Hoá vẫn phải có trách nhiệm trả nốt 2 tháng lương còn lại cho Gramoz theo lý thuyết. Bởi nếu như V.League 2021 không dừng vô thời hạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giải đấu sẽ kéo dài đến hết tháng 10. Vậy nên, việc bị thanh lý hợp đồng trước thời hạn khiến Gramoz quyết định kiện Thanh Hoá ra FIFA, để rồi phần thắng tạm thời nghiêng về tiền đạo người Kosovo điển trai này.
Trong vòng 45 ngày từ ngày thông báo, đội bóng V.League không thanh toán đầy đủ thì sẽ bị FIFA phát lệnh trừng phạt.Cụ thể, CLB Thanh Hóa sẽ bị cấm đăng ký cầu thủ cho đến khi số tiền được chuyển đi. Án cấm sẽ kéo dài tối đa ba kỳ chuyển nhượng. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển sang Ủy ban Kỷ luật FIFA xử lý. Ngoài ra, CLB Thanh Hóa có 10 ngày để kháng cáo, hạn chót là ngày 10/2. Nếu không kháng cáo, đội bóng phải chấp hành quyết định của FIFA. Ngược lại, đội bóng phải đóng chi phí thủ tục kháng cáo trong vòng 10 ngày.
>>> Xem thêm:
FIFA quyết định xử CLB Thanh Hóa thua kiện tiền đạo Gramoz Kurtaj
Đây là lần thứ tư mà CLB Thanh Hóa bị FIFA xử thua trong vòng 12 tháng qua. Ba lần trước vụ Gramoz, Thanh Hoá phải trả 1,3 tỷ đồng đền bù cho Idrissa Sega Cisse, và 4,5 tỷ đồng cho HLV Fabio Lopez cũng như 1,45 tỷ đồng cho Errol Stevens cũng liên quan đến việc thanh lý hợp đồng nhưng không trả nốt phần quỹ lương như cam kết trước đó. Không chỉ vậy, cũng xoay quanh vụ việc Gramoz Kurtaj, Thanh Hóa còn tốn gần 450 triệu đồng tiền án phí cho Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) khi kháng cáo trong vụ kiện Cisse.
Không chỉ Thanh Hoá lùm xùm kiện tụng với FIFA. Năm 2019, Hải Phòng từng thua kiện nặng với Errol Stevens. Thậm chí, đội bóng đất Cảng còn phải trả 5 tỷ đồng vì thất bại nặng với Stevens. Sự việc khởi nguồn từ tháng 5/2017 khi anh gia hạn hợp đồng với CLB Hải Phòng đến hết mùa giải 2019. Nhưng cầu thủ này lại không cầm được bản hợp đồng nào dẫn đến không thể làm thị thực cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, Stevens còn bị CLB Hải Phòng kỷ luật trong thời gian trên. Sau đó, cầu thủ người Jamaica đã về nước và tiến hành khởi kiện lên FIFA.
Không chỉ có Errol Stevens, Hải Phòng cũng đã vướng vào một vụ bê bối khác liên quan đến tài chính với ngoại binh Joseph Mpande, trong thời gian gần đây. Cụ thể, hồi đầu tháng 3.2021, Hải Phòng và Mpande có xảy ra xung đột về quyền lợi khiến 2 bên quyết định đưa vấn đề này lên FIFA để giải quyết. Tuy nhiên, sau đó 1 tháng, tức là ngày 14.4.2021, Hải Phòng và Mpande tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Hải Phòng FC cũng là một đội bóng tỏ ra vô duyên trên tòa
Đội bóng đất Cảng đã chấp nhận thanh toán cho ngoại binh này 322 triệu đồng đồng, ngoài ra đôi bên cũng kí vào biên bản thoả thuận không khiếu kiện. Dù vậy, đến ngày 7.5.2021, FIFA có văn bản phán quyết Câu lạc bộ Hải Phòng phải trả cho Mpande số tiền 1,2 tỷ đồng. Ngay sau khi có phán quyết này, đội bóng của chủ tịch Văn Trần Hoàn đã gửi văn bản thoả thuận giữa Hải Phòng và Mpande đến FIFA và Liên đoàn (VFF) để chứng minh.
Không chỉ các CLB Việt Nam rơi vào cảnh bị FIFA xử thua vì hành xử thiếu chuyên nghiệp, LĐBĐ Việt Nam cũng thất điên bát đảo và phải đền bù số tiền không nhỏ cho HLV Letard chỉ vì thiếu hiểu biết và thờ ơ vào năm 2002. Sự thiếu hiểu biết của Liên đoàn khi đó khiến tổ chức đứng đầu bóng đá Việt Nam phải cắn răng trả 3 tỷ đồng tiền phạt thay vì đội tuyển Việt Nam phải rơi vào cảnh cấm thi đấu 2 năm sau đó.
Như vậy suốt 20 năm qua, bóng đá Việt Nam đã phải tự tới gần 17 tỷ đồng để khôn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng và đền bù hợp đồng sau thanh lý. Nhưng dường như, những bài học nhãn tiền vẫn không khiến các CLB sau đó tránh khỏi vết xe đổ. Chính xác hơn, sự khôn vặt của một bộ phận CLB không thể giúp họ được đánh giá là sảnh sỏi trên thương trường. Mà thậm chí, chính sự chuyên nghiệp từ các ngoại binh vốn dĩ đã được trau dồi trên đấu trường quốc tế đã liên tục phản đòn và sự yếu kém, tủn mủn và nghiệp dư của những con sâu làm giàu nồi canh bóng đá Việt Nam.
CLB Đông Á Thanh Hóa Hải Phòng FC
#có thể bạn quan tâm
- Bóng đá Việt Nam nhận đặc cách từ Liên đoàn bóng đá châu Á
- Triệu hồi Ngọc Quang – Quang Nho, HAGL sẵn sàng chia tay hàng loạt trụ cột
- Thực trạng đáng buồn: Rời HAGL, dàn sao thành công trông thấy
- Rimario rời Hải Phòng, Nam Định cùng SLNA chạy đua
- CLB Nam Định và Hải Phòng nhận án phạt nặng từ BTC V.League