V.League 'đi lên chuyên nghiệp': Nỗi trăn trở suốt 2 thập kỷ
-
Điều kiện nào để Hoàng Đức, Văn Toàn sang Australia cùng ĐT Việt Nam?
-
HLV Kiatisak và nước cờ đúng đắn cho HAGL
-
Bật mí thời gian Hoàng Đức, Văn Toàn có thể hội quân ĐT Việt Nam
-
HAGL chia tay Hữu Tuấn trước khi lên đường tập trung ĐT Việt Nam
-
Chưa tái đấu Việt Nam, Trung Quốc đã vội 'bày mưu' dự World Cup 2030
Cách đây hơn 10 năm, người Thái phải sang Việt Nam để học cách làm bóng đá. Vậy nhưng ở thời điểm này, có thể nói Việt Nam không những không tiến lên mà còn cho thấy những dấu hiệu thụt lùi trong hành trình 'đi lên chuyên nghiệp'.
Mới nhất, HLV trưởng tuyển Thái Lan, người vừa cùng Voi Chiến lên ngôi vô địch tại AFF Cup 2020 Alexandre Polking, đã có những đánh giá thẳng thắn về V.League. Trong năm 2021, ông Polking cũng từng có quãng thời gian ngắn dẫn dắt CLB TP.HCM.
>>> Xem thêm:
"Khi tôi đến Việt Nam, thực tế phòng tập và cơ sở vật chất khác hẳn những bức ảnh tôi được xem. Chúng tôi phải tập trên mặt sân không mấy thuận lợi. Các bạn vẫn có 4 đội bóng tương đối chuyên nghiệp là HAGL, Hà Nội FC, Viettel, CLB TP.HCM. Họ trả lương đúng hạn và có những lãnh đạo rất nghiêm túc, trách nhiệm. Nhưng như thế dĩ nhiên là chưa đủ, khi con số chỉ là 4. Giải đấu của các bạn có 14 CLB cơ mà, nếu muốn V.League trở nên hấp dẫn hơn và có nhiều trận đấu chất lượng hơn, các bạn cần phải cải tổ ngay."
Nỗ lực thay đổi vẻ bề ngoài
Đáp lại lời nhận xét của HLV Polking, lãnh đạo một CLB miền Bắc nói: "Trong nhưng suy nghĩ của HLV Mano Polking, có một phần sự thật. Điều kiện sân bãi và cơ sở vật chất nghèo nàn là một vấn đề của một số CLB ở V.League. Nhưng nếu hiện tại, ông Polking quay lại Việt Nam, có thể ông ấy sẽ thay đổi góc nhìn của mình. Các đội đang nỗ lực làm hình ảnh mà điều đầu tiên chính là cải thiện sân bãi. Với đội chúng tôi, dù còn gặp khó khăn, nhưng các điều kiện vẫn được đảm bảo tốt nhất có thể, với sân tập luyện và thi đấu cỏ lá kim, phòng gym cao cấp từ các đối tác đáng tin cậy."
Các đội bóng ở V.League đã bắt đầu chú trọng hơn về điều kiện sân bãi
Về phần CLB Thanh Hóa, Giám đốc điều hành Cao Hoàng Đức cũng bày tỏ nỗ lực đưa đội bóng xứ Thanh lên một nấc thang mới trong quá tình chuyên nghiệp hoá: "Bản thân CLB Thanh Hóa đang hợp tác học hỏi mô hình PVF, cho đội trẻ ra khỏi khu gầm khán đài ẩm thấp lên ở cùng đội chính và cải thiện dinh dưỡng. Chúng tôi cũng đã có tờ trình xin tỉnh một khu đất để xây tổ hợp bóng đá, tập trung các lớp từ U11 tới U21 và đội 1 ăn ở tập trung một cách khang trang, hiện đại. Đó là khối lượng công việc khổng lồ, đòi hỏi đầu tư dài hơi, chúng tôi xác định đi bước nào vững bước đó, cải thiện dần từng năm một theo tầm nhìn và năng lực của mình."
Nhưng nội tại vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém
Như vậy, các CLB Việt Nam đã có ý thức về việc cải thiện điều kiện sân bãi và nâng cấp cơ sở vật chất. Và cũng phải thừa nhận V.League đang có sự chuyển mình nhất định, nhưng đó cũng mới chỉ ở dạng bề nổi. Các đội bóng hiện tại vẫn chưa lấy bóng đá nuôi bóng đá mà phụ thuộc gần như hoàn toàn vào doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn lao đao, mà Than Quảng Ninh là bài học đau lòng nhất.
Mọi so sánh đều là khập khiễng, Nhật Bản lại được coi là 'cường quốc bóng đá' châu Á, nhưng xin lấy con số thống kê sau để người đọc hình dung rõ hơn. Tại J.League 1 (hạng đấu cao nhất bóng đá Nhật bản), trung bình mỗi CLB có nguồn thu vào khoảng 22 triệu USD/năm (tương đương 520 tỷ đồng). Đó là con số trong mơ với bất kỳ đội bóng nào tại Việt Nam.
Bóng đá Nhật Bản với những bước đại phát triển
Vậy thì vì sao các CLB tại Việt Nam vẫn chưa thể kiếm được tiền mặc dù cũng có vài CLB xây dựng được chiến lược kinh doanh nhưng đều bị 'chết yểu', và cuối cùng vẫn phải quay về bầu sữa doanh nghiệp? Một chuyên gia marketing thể thao đã có những phân tích khá đầy đủ.
"Các đội bóng ở Việt Nam mới chỉ đi xin tài trợ chứ không phải đi bán sản phẩm cho nhà tài trợ, Sản phẩm ở đây chính là trận đấu. Tại Việt Nam, trận đấu mới chỉ được hiểu là những gì diễn ra trên sân, trong khi nó phải bao hàm nhiều yếu tố khác. Việc quản trị một CLB phải rạch ròi 2 phần. Thứ nhất là quản trị chuyên môn và thứ hai là quản trị kinh doanh. Tại Việt Nam, người lo chuyên môn thì lo luôn cả kinh doanh. Nhật Bản trước đây cũng y như chúng ta hiện tại và từ khi họ tách bạch ra thì bóng đá nước này đã có những bước đại phát triển."
Vị chuyên gia marketing thể thao này nhận xét tiếp: "CLC tại Việt nam chưa có những Giám đốc điều hành marketing đúng nghĩa, chưa tạo lập được chiến lược marketing, không biết đối tượng khách hàng của mình là ai và cần gì. Khi không xây dựng được kênh bán hàng một cách chuyên nghiệp, bài bản, CLB không thể có nguồn thu. Ở các nước có nền bóng đá phát triển, không bao giờ có chuyện xảy ra như đối với Than Quảng Ninh.
Sự sụp đổ của CLB Than Quảng Ninh phô bày sự yếu kém của
"Sau mỗi trận đấu, mỗi CLB phải báo cáo ngay với đơn vị quản lý giải các vấn đề liên quan đến trận đấu, bao gồm cả doanh thu. Tình trạng tài chính của CLB phải được kiểm soát chặt chẽ và nếu làm tốt, CLB sẽ được thưởng là chia thêm lợi nhuận từ bản quyền truyền hình giải đấu. Đội nào có dấu hiệu yếu kém về doanh thu cũng phải được chấn chỉnh ngay."
Chốt lại, chuyên gia marketing thể thao khẳng định: "Bóng đá Việt Nam sẽ không thể có nguồn thu tốt nếu sản phẩm bóng đá chưa được coi trọng đúng mức, đúng tiềm năng. Việc sửa chữa, cải tổ sân bãi là đúng và cần thiết, nhưng cái cần cải tổ nhất đâu chỉ ở sân bãi."
V-League Hoàng Anh Gia Lai Hà Nội FC
#có thể bạn quan tâm
- HAGL thử việc trung vệ nội cao 1m82 cho V.League 2023
- Sau Văn Hậu, tân binh V.League tiếp tục “hút máu” Hà Nội FC
- Tân binh HAGL 2 lần rời sân bằng cáng ở giải quốc gia
- Lộ diện cầu thủ nội hưởng lương cao nhất V.League, nhận 100 triệu đồng/tháng
- Tiền đạo Việt kiều Alexander Đặng đã tập luyện ở sân Nam Định