Soi chiếu vụ Bùi Tiến Dũng và cầu thủ TP.HCM đình công dưới góc độ pháp luật
-
Sau Quang Hải - Đình Trọng, Hà Nội FC có nguy cơ mất cả Thành Chung
-
NÓNG: HLV Park công bố 3 cầu thủ trên 23 tuổi dự SEA Games 31
-
HLV Park Hang Seo gặp riêng Quang Hải, ra đề nghị đặc biệt trước SEA Games
-
HLV Park 'kèm chặt' Văn Toản, U23 Việt Nam tập luyện với chỉ 6 cầu thủ
-
Đối lập quan điểm với U23 Việt Nam, Malaysia tính chơi trội ở SEA Games 31
Chiều qua 7/4, TP.HCM có buổi tập chuẩn bị cho trận derby Sài thành với Sài Gòn FC tại vòng 1/8 Cúp Quốc gia 2022. Tuy nhiên, 13 cầu thủ đã quyết định đình công gồm Sầm Ngọc Đức, Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Thắng, Phạm Văn Cường, Ngô Tùng Quốc, Nguyễn Tăng Tiến, Trần Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài, Phạm Hoàng Lâm, Thân Thành Tín, Văn Đức, Võ Huy Toàn và Phạm Trùm Tỉnh.
Lý do được đưa ra là TP.HCM cắt giảm phí lót tay của các cầu thủ ở mùa giải 2021. Các cầu thủ nhận đủ tiền “lót tay” trong giai đoạn 1 và chỉ nhận 10% giai đoạn 2, tức bị cắt giảm 90% khi V.League 2021 bị hủy bỏ vì dịch bệnh.
13 cầu thủ TP.HCM đình công ở buổi tập 7/4
Những gương mặt kể trên không đồng ý với mức cắt giảm này. Trong gần 2 tháng qua, các cầu thủ cùng lãnh đạo CLB không tìm được tiếng nói chung và dẫn tới tình trạng đình công như hiện tại. Trao đổi với Webthethao về vụ việc này, một cầu thủ TP.HCM cho biết:
“Chúng tôi nghỉ tập để lãnh đạo hiểu và ngồi lại với nhau, cùng tìm tiếng nói chung. Chúng tôi đã thuê luật sư làm việc. Thực tế, chúng tôi không muốn kiện tụng mà đợi mãi không thấy lãnh đạo trả lời, nên mới nhờ luật sư làm việc. Chúng tôi bức xúc vì trước đó đã chủ động giảm 50% để chia sẻ nhưng phía lãnh đạo vẫn không chịu”.
Tiền "lót tay" được hiểu là một khoản tiền CLB trả cho cầu thủ hoặc người đại diện để cầu thủ đó ký hợp đồng với CLB. Dưới góc độ luật pháp, không có quy định nào cụ thể về phí "lót tay". Do đó, trong trường hợp CLB chậm, giảm tiền lót tay cho cầu thủ thì tùy vào từng trường hợp sẽ có cách giải quyết riêng.
Nếu thỏa thuận 2 bên là lời nói và cầu thủ không có căn cứ chứng minh về khoản chi phí CLB phải trả, cầu thủ sẽ gặp khó khăn trong việc khởi kiện. Nếu 2 bên có hợp đồng, cầu thủ có thể căn cứ các quy định về bồi thường trong Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015.
Các cầu thủ TP.HCM không chấp nhận cách giải quyết của BLĐ
Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 3 Điều 77 Quy định về kỷ luật của Liên đoàn (sửa đổi, bổ sung 2018) cũng có đề cập tới trường hợp này. Theo đó, đội bóng sẽ bị đình chỉ việc ký hợp đồng với bất kỳ HLV, cầu thủ mới nào nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Nếu 2 bên vẫn không thể đi đến thỏa thuận chung, VFF sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền, lợi ích và các vấn đề liên quan đến tài chính. Các cầu thủ TP.HCM có thể gửi đơn lên VFF hoặc ủy quyền cho luật sư làm việc.
CLB TP Hồ Chí Minh
#có thể bạn quan tâm
- Sau Alexander Đặng, V.League 2023 xuất hiện cầu thủ Việt kiều Pháp
- Thủ thành Bùi Tiến Dũng ngậm ngùi chia tay CLB TP.HCM sau 3 năm
- Lý do Bùi Tiến Dũng chia tay TP.HCM, gia nhập “đại gia mới nổi” tại V.League
- VIDEO: Chăm vợ bầu cực chu đáo, Bùi Tiến Dũng gia nhập hội ông chồng quốc dân
- Bùi Tiến Dũng có mùa giải thành công nhất trong sự nghiệp