ĐT Việt Nam thua ngược: Câu chuyện thiếu kinh nghiệm và bài học từ… Chelsea
Mặc dù đã sớm vượt lên dẫn bàn, thế nhưng ĐT Việt Nam đã không thể giữ được lợi thế và duy trì lợi thế dẫn trước trước Saudi Arabia.
Trận đấu ra quân của ĐT Việt Nam gặp đại diện Tây Á đã kết thúc theo một kết quả ít ai ngờ tới nhất. Vươn lên dẫn trước từ rất sớm, bắt đầu trận đấu bằng một lợi thế không thể ngọt ngào hơn.
Thế nhưng sau khi trọng tài chính nổi hồi còi mãn cuộc, mọi thứ đều vụt biến. Sẽ là không quá khi nói rằng may mắn đã ngoảnh mặt với thầy trò ông Park, trong khi chủ nhà Saudi Arabia đã biết cách tận dụng triệt để lợi thế để phô diễn đẳng cấp của mình.
Khởi đầu hoàn hảo
Khi khán giả trên sân vẫn còn ngồi chưa ấm chỗ, lưới của Saudi Arabia đã rung lên. Người lập công cho bàn thắng mở điểm ấy là với một cú sút thuộc hàng siêu phẩm châu lục. Một đường phản công bài bản, gọn gàng và đạt được thứ đích đến cuối cùng là bàn thắng. Ở trong khung gỗ, Tấn Trường đã khiến cho ông Park cảm thấy vững chắc hơn về quyết định chọn lựa anh bắt chính chứ không phải Đặng Văn Lâm.
với đẳng cấp thượng hạng của mình vẫn cho thấy anh không hề kém cạnh bất cứ cầu thủ nào bên phía đội chủ nhà. Đỗ Duy Mạnh, cho tới trước khi ăn tấm thẻ đỏ oan nghiệt đã chơi như một trung vệ thuộc hàng top, từ phá bóng, giải nguy tới ngăn chặn, mọi thứ đều hoàn hảo.
ĐT Việt Nam sớm vượt lên dẫn trước nhờ pha lập công của Quang Hải
54 phút thi đấu đầu tiên của trận đấu, chơi sòng phẳng với Saudi Arabia, khiến cho những khán giả chủ nhà nhấp nhổm không yên trên khán đài.
Sẽ là không quá nếu như nói rằng 54 phút thi đấu đó là 54 phút thi đấu lịch sử của bóng đá nước nhà, của những bước chân lạ lẫm có lần đầu tiên góp mặt tại vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup.
Saudi Arabia từng tỏ rõ sự “xem thường” đối với Việt Nam, đội tuyển được xem là lót đường ở giải đấu. Thế nhưng có nằm mơ, Saudi Arabia cũng không thể ngờ rằng đội “lót đường” ấy lại khiến họ choáng váng đến vậy.
đã rất thận trọng khi rút ra bài học từ thất bại trên sân của UAE hôm 15/6. Tuyển Việt Nam của ông vẫn không quên tiếp cận trận đấu chủ động nhưng vẫn thận trọng đặc biệt trước đội chủ nhà. Nhân sự đội hình cũng không phải là tử thủ kiểu cầm chân mà có sự linh hoạt nhất định trong cách chuyển đổi từ phòng ngự sang phản công và ngược lại.
Kết cục nghiệt ngã
Nếu như chính xác hơn một chút, đã không để chạm tay vào bóng để rồi nhận về cả penalty lẫn tấm thẻ đỏ oan nghiệt. Đó chính xác là tình huống định đoạt vận mệnh của cả ván đấu. Những phút sau đó, lần lượt Tiến Linh, Trọng Hoàng hay cả trung vệ đội trưởng Quế Ngọc Hải cũng thiếu đi những sự chuẩn chỉnh cần thiết trong từng pha bóng của mình.
Tấm thẻ đỏ oan nghiệt xoay chuyển toàn bộ trận đấu
Trước đó, hàng thủ của ĐT Việt Nam đã chơi tuyệt hay ở hiệp 1, từ phong tỏa các đường lên bóng, đọc tình huống, đối đầu 1vs hay lăn xả cứu thua,… Tuy vậy, sau khi rơi vào thế thiếu người, sự tập trung và khả năng thích nghi trong thế 10 vs 11 tại một sân chơi đẳng cấp thế này đã không được các học trò của ông Park thể hiện. Dễ hiểu thôi, các tuyển thủ mới chỉ có lần đầu tiên tham dự vòng loại cuối cùng của một kỳ World Cup, còn Saudi Arabia đã quá thâm niên, quá lão làng ở các chiến dịch kiểu này.
Xem thêm:
Thất bại chung cuộc 1-3, 2 bàn thua trong số đó là phạt đền, đây ắt hẳn không phải là tín hiệu gì đó quá đỗi thất vọng. Sau trận, NHM có quyền ấm ức với tổ trọng tài vì tấm thẻ đỏ của Duy Mạnh, thế nhưng nhìn rộng ra mà nói, chúng ta cần những trận đấu kiểu như thế này để tích lũy kinh nghiệm, làm quen dần và tạo dựng một bản lĩnh mới. Đó không còn là bản lĩnh xưng hùng khu vực Đông Nam Á nhỏ bé, mà phải là châu lục, nơi có những siêu cường bóng đá thay vì lẹt đẹt Indonesia, Malaysia.
Bài học từ Chelsea của Thomas Tuchel
Có một sự trùng hợp đến mức khó tin về thế cục trận đấu giữa Saudi Arabia với ĐT Việt Nam và Chelsea vs Liverpool ở giải Ngoại hạng. Chelsea cũng chơi trên sân nhà đối thủ, cũng có bàn thắng vượt lên dẫn trước từ sớm và rồi cũng dính combo “thẻ đỏ + penalty” ở giai đoạn giữa trận. Tuy nhiên điểm khác biệt đó chính là Chelsea giữ được phòng tuyến giữa sức ép nghẹt thở của The Kop, còn ĐT Việt Nam thì lại không thể trước Saudi Arabia.
Chelsea cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự nhưng đã phòng thủ thành công còn Việt Nam thì không
Có lẽ sẽ hơi xa xôi để so sánh giữa ĐT Việt Nam với CLB vô địch châu Âu, thế nhưng cách thức và cách tổ chức phòng ngự của đội bóng hàng đầu này cũng đáng để ông Park phải học hỏi.
Ấy là còn chưa kể tới các tình huống thay người khi không thực sự sẵn sàng. Xuân Trường vẫn cho thấy anh cần thêm thời gian để nâng cấp lối chơi cho phù hợp (mất bóng dẫn đến bàn thua thứ 3). Hà Đức Chinh hay Nguyễn Phong Hồng Duy dù năng nổ nhưng không thể đem lại được cả hiệu quả lẫn đột biến. Thứ nữa, sự tập trung và thống nhất trong khối phòng ngự duy trì đến cuối trận cũng là một câu hỏi cần ông Park mưu tính và giải lược.
Oman đã tạo nên địa chấn trước Nhật Bản, chúng ta cũng tạo nên được một cơn địa chấn trước Saudi Arabia. Nhưng tiếc là cơn địa chấn ấy mới chỉ dừng ở mức đầu và không đủ mạnh để nhấn chìm nó cả trận. Một trận thua bộc lộ ra nhiều yếu điểm, từ kinh nghiệm cho tới sự tập trung đủ cần. Có thể nó sẽ không là gì ở Vòng loại 2022, nhưng bắt buộc phải nắn chỉnh đếu ĐT Việt Nam còn mơ tới World Cup 2026.
Bình luận bài viết