6 cầu thủ lứa U23 Thường Châu đều đứt dây chằng, nguyên nhân do đâu?
Duy Mạnh là cầu thủ thứ 6 trong sách lứa cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích Thường Châu năm 2018 dính chấn thương liên quan đến dây chằng. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng đáng báo động này?
-
Văn Lâm có lý do để cố gắng 200% trong màu áo Muangthong United
-
“Ronaldo Việt Nam” được AFC đánh giá cao hơn Công Phượng
-
Công Phượng và CLB TPHCM lại gặp khó tại AFC Cup vì lý do bất ngờ
-
Tìm hiểu về chấn thương dây chằng chéo của Duy Mạnh: Tưởng dễ mà khó!
-
“Hoàng tử” Đức Huy động viên Duy Mạnh sau chấn thương nặng
Sau khi tạo nên kỳ tích của tại Thường Châu năm 2018, lứa cầu thủ U23 trở về và nhanh chóng trở thành trụ cột ở CLB và đội tuyển quốc gia. Thế nhưng đáng buồn thay 6 trong số những cầu thủ năm ấy lần lượt dính chấn thương liên quan đến dây chằng. Riêng với trường hợp của Xuân Mạnh, anh đứt dây chằng cổ chân. 5 trường hợp còn lại đều bị đứt dây chằng chéo đầu gối. Bốn trong số đó gồm Văn Thanh, Xuân Trường, Văn Đức và Đình Trọng chưa thể tìm lại phong độ đỉnh cao. Thậm chí, khả năng ra sân còn bị đặt dấu hỏi.
Và mới đây, là cầu thủ thứ 6 trong sách lứa cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích Thường Châu năm 2018 dính chấn thương liên quan đến dây chằng. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng đáng báo động này?
6 cầu thủ lứa U23 Thường Châu đều đứt dây chằng
Thứ nhất, các cầu thủ là trụ cột ở CLB và tuyển quốc gia nên thường xuyên phải thi đấu quá tải. Sau khi trở về từ kỳ tích Thường Châu, các cầu thủ thi đấu không ngừng nghỉ. Họ phải căng sức đá cho cả CLB lẫn đội tuyển quốc gia, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.
Tiêu biểu như trường hợp của Đình Trọng. Sau khi phẫu thuật gắp mảnh vỡ ở mu bàn chân, Đình Trọng có dấu hiệu tăng cân và được đội ngũ HLV của U23 Việt Nam ép tập giảm cân với những bài tập cường độ cao. Không lâu sau khi trở lại thi đấu, anh đứt dây chằng ở trận CLB Hà Nội gặp HAGL ở vòng 12 V- League 2019.
Với Duy Mạnh, anh dính chấn thương khi V-League còn chưa bắt đầu. Thế nhưng trước đó anh phải tập luyện và thi đấu với cường độ cao trong những trận giao hữu và trận đá tập của Hà Nội FC. Đặc biệt ở giai đoạn sau dịp Tết Nguyên Đán và nghỉ do dịch Covid-19 các cầu thủ cũng nóng lòng lấy lại được thể lực và cảm giác bóng tốt nhất.
Thi đấu và tập luyện quá tải là một trong những nguyên nhân
Thứ hai, điều kiện y tế CLB chưa đảm bảo. Đây là vấn đề được các đội bóng trên thế giới vô cùng quan tâm thế nhưng ở Việt Nam chưa được chú trọng.
Ở các nền bóng đá phát triển, lực lượng bác sĩ, chuyên gia thể lực và phục hồi luôn hùng hậu. Họ hoạt động dưới sự hỗ trợ của máy móc tiên tiến. Nhiều cầu thủ còn có riêng một chuyên gia theo sát và đưa ra những tư vấn bất cứ lúc nào. Không chỉ có lực lượng bác sĩ có chuyên môn cao, họ có riêng cả một đội ngũ chuyên gia về dinh dưỡng cầu thủ.
Tại Việt Nam thì ngược lại, chỉ có số ít đội bóng tại V.League có HLV thể lực cũng như chuyên gia phục hồi. Ở một số đội bóng chuyên gia thể lực lại không đảm bảo chất lượng.
Tiêu biểu như trường hợp của Văn Thanh ở HAGL. Bác sĩ đội bóng đã có những chuẩn đoán không đúng về chấn thương của anh khiến mọi việc càng trở nên nghiêm trọng. Trong khi đó, nhà đương kim vô địch V.League là Hà Nội sau một thời gian thử việc chuyên gia thể lực đang phải tìm hướng đi mới.
Phong Trần
Bình luận bài viết