Sarri-ball: Quá nhanh nhưng không quá nguy hiểm
Trận thua Tottenham trên sân Wembley đã chấm dứt chuỗi trận bất bại liên tiếp của Sarri trên mọi đấu trường. Với 12 trận khởi đầu mùa giải liên tiếp bất bại ngay ở mùa bóng đầu tiên đến với giải Premier League, Sarri đã đi vào lịch sử giải đấu như là HLV có khởi đầu tốt nhất lịch sử. Tuy nhiên, việc sớm tự loại mình ra khỏi cuộc đua vô địch trước trận gặp Tottenham đã cho thấy bản thân Sarri cũng ý thức được những vấn đề trong chính hệ thống của mình.
-
Bị CĐV River Plate tấn công, tài xế xe bus của Boca Juniors ngất xỉu tại chỗ
-
Ronaldo tiếp tục toả sáng, Juventus nhẹ nhàng vượt qua SPAL
-
Hàng thủ thi đấu tệ hại, Chelsea đứt mạch bất bại trước Tottenham
-
“Siêu dự bị” cứu nguy phút 90, Barcelona giành 1 điểm quý giá trên thánh địa Metropolitano
-
Bùng nổ trong 25 phút cuối, Liverpool đánh bại Watford ngay trên sân khách
Xem thêm:
Phải nói những gì Sarri làm được chỉ sau hơn 1 tháng làm việc ở Chelsea trong mùa hè vừa qua là thực sự ấn tượng. Biến một Chelsea xù xì, xấu xí được biết đến như một trong những đội bóng chơi phòng ngự phản công hay nhất của giải đấu trong nhiều năm qua thành một cỗ máy chuyền bóng linh hoạt và hấp dẫn trong một thời gian rất ngắn. Chelsea của Sarri thực sự đã xóa sạch dấu vết của Mourinho trên mình với chính những con người cũ và ngay lập tức tạo kỳ vọng mở ra một trang mới cho lịch sử của đội bóng này. Sự biến đổi của Chelsea dưới thời Sarri nhanh và ấn tượng đến độ chính Pep Guardiola cũng cảm thấy ấn tượng. Ông đã phải thốt lên rằng mình chưa bao giờ thấy một hệ thống nào biến đổi nhanh đến thế trong một thời gian ngắn đến như vậy.
Cuộc lột xác ở Stamford Bridge mà Sarri mang lại cũng đem đến những kết quả mỹ mãn. 12 trận bất bại khởi đầu mùa giải ở Premier League và 18 trận trên mọi đấu trường trong đó có 14 chiến thắng. Thêm vào đó là một lối chơi chủ động cầm bóng và kiểm soát thế trận hết sức khoáng đạt và đẹp mắt. Chelsea của Sarri nhanh chóng trở thành một trong những đội bóng đáng xem nhất của thế giới bóng đá thời điểm hiện tại. Một bước chuyển mình quá nhanh đến mức chính các fan của đội bóng này cũng phải ngỡ ngàng.
Nhưng Sarri, người tạo nên sự thay đổi nhanh chóng đó lại là một người hết sức thực tế. Ngay trong chiến thắng, ông đã nhìn thấy những vấn đề tiềm tàng lộ ra.
Để tạo thành Sarri-ball, Sarri cần một tiền vệ cầm nhịp và có khả năng chuyền bóng tốt làm trung tâm lối chơi của mình. Đó chính là người học trò cũ của ông ở Napoli, Jorginho. Tiền vệ gốc Brazil đang là hạt nhân chính của Sarri-ball. Cho đến thời điểm này, Jorginho vẫn đang dẫn đầu về thống kê số lần chuyền bóng trong các giải đấu hàng đầu Châu Âu với 1238 đường chuyền sau 13 trận ở Premier League tính cả trận thua đêm hôm qua. Tức là cầu thủ này có 95 đường chuyền mỗi trận với độ chính xác trung bình lên tới 90,4 %. Một con số rất đáng nể đối với một cầu thủ.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý. Nếu loại đi những trận đấu với những đối thủ cứng cựa như , và giờ là Tottemham thì con số này còn ấn tượng hơn rất nhiều. Khi đó, tiền vệ người Italia sẽ có 1039 đường chuyền trong 10 trận đấu còn lại tức là trung bình 103,9 đường chuyền trong mỗi trận. Con số rất vượt trội. Thậm chí có những trận Jorginho còn chuyền nhiều hơn cả đội đội đối thủ như khi Chelsea gặp Newcastle hoặc khi anh tung ra tới 180 đường chuyền bóng cho các đồng đội ở trận đấu với West Ham. Con số quá khủng khiếp. Đó là trung tâm vận hành của cỗ máy Sarri-ball này.
Nhưng hãy nhìn lại những trận đấu mà Chelsea mất điểm trước các đối thủ mạnh. Khi gặp Liverpool, Jorginho chỉ có 73 đường chuyền với độ chính xác còn 86%. Hoà MU anh có 74 đường chuyền có độ chính xác là 87%. Nhưng ở trận gặp Everton ở vòng trước và Chelsea mất điểm ngay trên sân nhà Stamford Bridge, khi đối thủ phong tỏa anh thì ngay lập tức con số này tụt thê thảm còn 50 đường chuyền. Và đêm qua, người điều phối lối chơi của Chelsea chỉ chuyền được 52 đường bóng cho đồng đội trong cả trận.
Cả 4 trận đấu đó Chelsea đều mất điểm và các đối thủ đều khó nhằn. Nhưng riêng trong hai vòng gần nhất có thể thấy cỗ máy chuyền bóng của Sarri đã bị ngăn lại khi động cơ chính của nó là Jorginho đã bị phong tỏa. Sự phụ thuộc của Sarri-ball vào Jorginho là không thể phủ nhận và giờ đối phương đã nắm bắt được điểm yếu đó. Cách thức phong tỏa Jorginho đã bị Everton tìm ra, đó là lý do Sarri cảm thấy lo lắng.
Vấn đề thứ hai còn phức tạp hơn nhiều so với vấn đề thứ nhất. Chelsea có lẽ là đội bóng mạnh duy nhất ở giải ngoại hạng hiện nay không có một chân sút đáng tin cậy nào. Nói thế thật quá oan uổng khi nhìn vào danh sách ghi bàn với cái tên của Hazard và Morata trong top 10 giải đấu. Nhưng nếu Hazard là một tiền vệ chơi tự do thì Morata dẫu có ghi thêm vài bàn nữa anh vẫn không lấy được niềm tin của người hâm mộ cũng như giới chuyên môn. Có kỹ thuật tốt, khả năng chọn vị trí khôn ngoan. Nhưng tâm lý của Morata thực sự có vấn đề. Anh thiếu đi sự lạnh lùng cần thiết của một tiền đạo cắm.
Ngoài ra Morata cũng khá mỏng người, ở nước Anh, nơi vẫn đề cao lối đá sức mạnh thì Morata thực sự không tạo ra áp lực lớn lên hàng thủ đối phương khiến cho họ phải e sợ. Với một đội bóng chơi kiểm soát và dồn ép đối phương như Chelsea, một tiền đạo cắm ngoài việc ghi bàn thì điều quan trọng nhất là anh ta phải tạo đủ áp lực lên hàng thủ đối phương và mở đường cho các mũi nhọn khác khoan phá. Điểm này Morata quá yếu. Giroud có vẻ làm tốt hơn nhưng chân gỗ người Pháp lại quá vụng về trong vòng cấm. Thật tiếc cho Sarri khi ông không thể có một trung phong đủ sức nặng trong vòng cấm. Lúc này Sarri có lẽ đã nhắm đến một vài cái tên cho kỳ chuyển nhượng tới rồi.
Trận thua Tottenham một lần nữa phơi bày mọi điểm yếu của Chelsea mà chắc chắn Sarri cũng đã nhìn ra. Jorginho bị phong tỏa, tiền đạo cắm chơi kém chất lượng. Một trận đấu hoàn toàn thất vọng và Sarri hoàn toàn có lý khi ông không thể đặt đội bóng này vào cuộc đua vô địch. Nhưng một vấn đề mà có lẽ Sarri cũng chưa tiện nói đến. Tại sao các đội bóng của Sarri thường đá kém trước những đối thủ cứng cựa ?
Sao Napoli thường thua Juventus và hụt hơi về cuối mùa giải? Chelsea có thể vẽ hươu vẽ vượn trước Burnley và Newcastle nhưng sao lại đánh mất mình trước MU hay Tottenham? Và Sarri, sau ngần ấy năm sao lại chưa có danh hiệu nào dù ông thực sự là một HLV tài năng? Câu trả lời có lẽ nằm ở chính Sarri-ball. Lối đá tận hiến khoáng đạt này có vẻ như không đủ sức nặng để áp đặt các đối thủ lớn. Dựa nhiều vào cảm hứng của các cầu thủ, Sarri-ball sẽ dễ dàng bị chặn lại trước những đối thủ cứng cựa. Không phải ngẫu nhiên mà Pep luôn cần Messi, Aguero hay Ribery để khai thông nhưng bế tắc của mình. Sarri, hãy nghiên cứu kỹ điều đó. Bởi nếu không, cỗ máy Sarri -ball tuy có thể rất nhanh nhưng sẽ không đủ độ nguy hiểm để sát thương đối thủ và giành lấy những danh hiệu như ông chủ của Chelsea luôn mong muốn đâu.
Long Win
Chelsea FC
#có thể bạn quan tâm
- Potter xác nhận Chelsea vắng 6 cầu thủ ở trận gặp Bournemouth
- 3 lý do khiến Chelsea trả thêm tiền để sở hữu Nkunku
- Chê lương thấp, Mendy từ chối hợp đồng 6 năm với Chelsea
- Rời ĐT Tây Ban Nha, Enrique xem xét hợp đồng với Chelsea
- Chelsea công bố tân Giám đốc kỹ thuật, là người từng mua thành công Haaland