Anh vô địch world cup mấy lần?
Tuyển Anh là một trong 8 đội bóng ghi danh vào lịch sử đã từng giành chức vô địch thế giới. Vậy tuyển Anh vô địch World Cup mấy lần?
Tìm hiểu thành tích của đội tuyển bóng Anh tại các kỳ World Cup trong lịch sử. Tuyển Anh vô địch World Cup mấy lần.
Nước Anh vốn được coi là cái nôi khai sinh của nền bóng đá thế giới hiện đại. Nơi đây cũng sở hữu giải bóng đá vô địch quốc gia hấp dẫn nhất thế giới. Thế nhưng thành tích của Tam sư tại đấu trường bóng đá lớn nhất hành tinh lại khá khiêm tốn.
Vô địch World Cup một lần duy nhất năm 1966
Giải vô địch bóng đá thế giới đã qua 21 lần tổ chức và tuyển Anh đã một lần giành chức vô địch vào năm 1966 được tổ chức ngay tại quê nhà.
World Cup 1966 là lần thứ 8 cúp bóng đá thế giới được tổ chức, có 16 đội tham dự, 32 trận đấu được tổ chức tại 8 địa điểm khác nhau khắp nước Anh.
Đội chủ nhà khởi đầu World Cup không thực sự suôn sẻ khi bị Uruguay cầm hòa ngay trận ra quân. Hai lượt trận sau, Tam sư đã thi đấu ấn tượng hơn với 2 trận thắng trước Mexico và Pháp đều với tỷ số 2-0.
Tại tứ kết, tuyển Anh đã may mắn vượt qua Argentina với tỷ số tối thiểu để giành quyền vào bán kết. Đội chủ nhà đã thi đấu hết sức thuyết phục với hai bàn thắng của Bobby Charlton để giành chiến thắng chung cuộc 2-1 trên sân Wembley qua đó tiến vào chung kết.
Đối thủ của Tam sư ở trận chung kết là tuyển Tây Đức của “Hoàng đế bóng đá” Beckenbauer và cây săn bàn Uwe Seeler.
Đội hình ra sân của nước chủ nhà trong trận chung kết gồm có: Gordon Banks, George Cohen, Jack Charlton, Bobby Moore, Ray Wilson, Nobby Stiles, Alan Ball, Sir Bobby Charlton, Martin Peters, Sir Geoff Hurst, Roger Hunt, Sir Alf Ramsey.
Ở trận này, Bobby Charton không ghi bàn như trận bán kết nhưng ông đã rất thành công trong việc kèm cặp đội trưởng Beckenbauer bên phía Tây Đức. Dù bị dẫn trước nhưng Geoff Hurst đã có bàn thắng gỡ hòa ngay phút thứ 18.
Lợi thế sân nhà đã giúp những chú sư tử Anh thi đấu hứng khởi và phút 78, Martin Peters nâng tỉ số lên 2-1. Khong ai ngờ, phút thứ 90 của trận đấu, Wolfgang Weber vẫn kịp ghi bàn thắng gỡ hòa buộc hai đội phải thi đấu hiệp phụ.
Kịch tính của trận chung kết xảy ra ở phút 101 khi trọng tài người Thụy Sĩ ông Dienst công nhận bàn thắng gây tranh cãi của Hurst. Đến phút cuối cùng hiệp phụ thứ hai, chính Hurst ghi thêm bàn thắng ấn định tỷ số 4-2 cho tuyển Anh.
Sau này khi công nghệ phát triển, người ta mới biết được rằng bàn thắng của Hurst ở phút 101 là không sai khi bóng chỉ đập xà ngang mà chưa hề lăn qua vạch vôi.
Như vậy, tuyển Anh đã có chức vô địch World Cup đầu tiên ngay trên sân nhà. Đây cũng chính chức vô địch duy nhất cho đến thời điểm này.
Dấu ấn của kỳ World Cup 1966
World Cup 1966 được tổ chức từ ngày 11-30/7 tại 7 thành phố khác nhau của nước Anh. Có tất cả 71 đội tham gia vòng loại chọn ra 14 đội tham dự vòng chung kết cùng với chủ nhà Anh và đương kim vô địch thế giới Brazil.
16 đội tham dự vòng chung kết World Cup 1966 gồm: Anh, Pháp, Uruguay, Mexico, Tây Đức, Argentina, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Brazil, Bồ Đào Nha, Hungary, Bungary, Liên Xô, Italy, Chile, Bắc Triều Tiên.
World Cup lần thứ 8 kết thúc với chức vô địch thuộc về chủ nhà Anh. Đội tuyển Tây Đức giành ngôi Á quân. Tuyển Bồ Đào Nha xếp thứ ba và hạng tư thuộc về tuyển Liên Xô.
Dấu ấn của nước chủ nhà Anh trong kỳ World Cup này rõ rệt nhất trong việc sáng tạo hình tượng linh vật World Cup. Các kỳ World Cup trước năm 1966 đều không có linh vật biểu tượng. Nhưng đến năm này, nước Anh đã sử dụng hình tượng chú sư tử trắng mặc áo hình quốc kỳ Anh có tên là Willie để làm linh vật cho World Cup 1966. Từ đây về sau, các nước đăng cai World Cup đều phải có linh vật đại diện.
Một số kỷ lục của giải đấu:
Giải đấu có tất cả 32 trận đấu với tổng bàn thắng là 89 (trung bình 2,78 bàn/trận). 32 trận đấu đã đón tổng cộng 1.614.677 khán giả, trung bình 50.458 người/trận. Trong đó, trận có khán giả nhiều nhất là Anh – Pháp (vòng 1) với 98.270 người. Trận đấu có khán giả ít nhất là Chile – Bắc Triều Tiên (vòng 1) với 15.887 người.
Đội bóng ghi nhiều bàn thắng nhất World Cup 1966 là Bồ Đào Nha với 17 bàn. Bàn thắng sớm nhất của giải được ghi ở phút thứ 1 của Park Seung Zin trong trận Bắc Triều Tiên – Bồ Đào Nha.
Những danh hiệu cá nhân:
- Cầu thủ trẻ nhất là Tostao (Brazil, 19 tuổi 171 ngày)
- Cầu thủ già nhất là Djalma Santos (Brazil, 37 tuổi 166 ngày)
- Vua phá lưới World Cup 1966 thuộc về Eusébio của Bồ Đào Nha với 9 bàn
- Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thuộc về Frank Beckenbauer (Tây Đức)
Bình luận bài viết