Ca mổ của Hùng Dũng phát sinh rắc rối về tiền bạc
Hùng Dũng phẫu thuật thành công sau khi bị gãy chân. Thế nhưng xoay quanh ca mổ lại có những rắc rối liên quan đến tiền bạc.
Vào tối ngày 23/3, trong trận đấu giữa TP.HCM và , tiền vệ Đỗ Hùng Dũng bị gãy chân sau khi Ngô Hoàng Thịnh vào bóng thô bạo. Sáng hôm sau, anh được tiến hành phẫu thuật. Ca mổ diễn ra thành công và Hùng Dũng cần chờ điều trị 6-8 tháng để trở lại đỉnh cao sân cỏ.
Chi phí phẫu thuật cho ca mổ này là 65 triệu đồng. Tuy nhiên nó lại đang có những tình tiết rắc rối. Cụ thể, Hùng Dũng đúng là được hưởng quyền lợi từ đối tác bảo hiểm của VPF là công ty PTI. Số tiền bảo hiểm bảo vệ cho cầu thủ tối đa là 300 triệu đồng. Chiểu theo hợp đồng đã ký nói trên, đối tác của VPF sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho Hùng Dũng.
Hùng Dũng phẫu thuật thành công
Nhưng theo quyết định kỷ luật vừa được Ban Kỷ luật VFF công bố ngày 24/3, người gây ra chấn thương cho Hùng Dũng là cầu thủ Ngô Hoàng Thịnhphải chịu các chi phí hợp lý cho việc chữa trị chấn thương cho Hùng Dũng.
Ngoài ra, ngày 24/3, bệnh viện Vạn Hạnh đã tuyên bố sẽ miễn phí ca mổ cho Hùng Dũng. Như vậy nếu bệnh viện giữ đúng cam kết thì đối tác của PTI không phải thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng (vì họ chỉ chi trả khi có chứng từ, hóa đơn cụ thể của ca mổ). Ngoài ra, bản án kỷ luật của VFF trở nên vô tác dụng với Ngô Hoàng Thịnh dù anh có nguyện vọng sẽ chịu trách nhiệm các khoản cho Hùng Dũng.
>> Xem thêm:
Trong khi rắc rối xoay quanh tiền bảo hiểm tính riêng cho việc phẫu thuật còn lắm tơ vò thì vấn đề sau hậu phẫu chưa được bàn tính đến. Câu hỏi cho việc Hùng Dũng sẽ điều trị vật lý trị liệu như thế nào, tiến trình hồi phục ra sao và ai sẽ giúp cho Hùng Dũng trong công tác vật lý trị liệu vẫn chưa hề được đề cập đến.
nhưng còn đó nhiều nỗi lo
Nên nhớ rằng, quá trình điều trị vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bình phục chấn thương đối với riêng trường hợp của Hùng Dũng. Chuyên gia Lê Tuệ Đăng chuyên về vật lý trị liệu từng phân tích: “Điều quan trọng nhất là quá trình vật lý trị liệu. Nếu như chấn thương dây chằng thì phẫu thuật và vật lý trị liệu đóng vai trò 50-50 thì vật lý trị liệu với chấn thương như Hùng Dũng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn.
Ngay khi mổ xong là Hùng Dũng đã phải bắt đầu quá trình vật lý trị liệu từ cơ bản nhất như gập duôi chân, mát xa vùng sẹo, các cử động vật lý cơ bản trong phạm vi cho phép, cảm giác cơ năng,… Dũng sẽ tăng dần lên từng ngày về cường độ sau đó.
Ví dụ trong 1-2 tháng đầu, trong lúc chờ xương lành, Dũng có thể bắt đầu vận động tại chỗ, nâng chân nhẹ nhàng. Sau khi xương lành là có thể đi chậm chạy chậm. Quan trọng nữa là Dũng cần tập phản xạ bản thể của cơ, chuẩn bị về mặt tâm lý”.
Bình luận bài viết