Nhìn lại dấu ấn giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam V-League qua các năm
V-League là một giải đấu bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam và được đánh giá là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới với cơ chế chuyên nghiệp không chỉ dành cho các cầu thủ Việt Nam mà cầu thủ nước ngoài cũng có thể tham gia thi đấu.
V-League là gì? Lịch sử ra đời của V-League
là tên viết gọi của Giải bóng đá vô địch Quốc gia Việt Nam, đây là giải thi đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức năm 1980. Thể Công là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu, với 5 lần giành chức vô địch. Tính đến mùa giải năm 2015 đã có đến 32 giải đấu được tổ chức.
Từ ngày mới thành lập đến nay, giải đấu liên tục có những sự thay đổi từ tên gọi, đến cách thức thi đấu và số lượng đội tham gia. Trước đó những năm 80 của thế kỷ trước, giải đấu có tên là giải bóng đá A1 toàn quốc. Sau đó được đổi thành giải hạng Nhất quốc gia ở giai đoạn 1996-2000. Mãi đến mùa giải 2000-2001 đến 2011, khi bóng đá Việt Nam được tổ chức theo cơ chế chuyên nghiệp hơn, lúc đó lấy tên là V-League với sự tham gia của cả các cầu thủ nước ngoài. Năm 2012, Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời đã đổi tên thành giải bóng đá Ngoại hạng. Nhưng đến năm 2013, lại quay về tên gọi giải vô địch quốc gia Việt Nam (V-League).
Thể thức thi đấu của V-League
Tính đến thời điểm này đã có tổng cộng 6 lần đổi tên và 3 lần thay đổi thể thức thi đấu. Ở giai đoạn năm 1980-1995, các đội tham gia sẽ được chia theo từng khu vực, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Sau đó chọn ra các đội nằm ở tốp đầu bảng để tranh tài nhau trong vòng chung kết giành chức vô địch. Còn đối với những đội nằm ở cuối mỗi bảng thì sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn ra đội xuống hạng.
Như ở mùa giải năm 1996, có12 đội tham dự thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc 2 lượt này, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn ra đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 2 đội xuống hạng. Từ năm 1997 đến 2013, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội giành được nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch. Còn đội đứng cuối bảng sẽ bị xuống hạng.
Một trong những vấn đề lớn nhất của giải đấu này chính là số lượng các đội tham gia giải quá nhiều. Tính đến năm 1987, có đến 27 đội tham gia, thậm chí đến năm 1989, con số còn tăng lên 32 đội. Mặc dù sau đó con số này được rút xuống nhưng cũng không ổn định. Ở hai mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên (2000-2001 và 2001-2001) số lượng các đội tham gia V-League là 10 đội, sau đó đến mùa giải 2003 lại được tăng lên thành 12 đội. Con số này được giữ nguyên đến mùa giải 2005 thì tăng lên thành 13 đội và một năm sau đó giải đấu đã tăng lên 14 đội.
Các nhà tài trợ của V-League
- Mùa giải 2000-2001: Giải vô địch quốc gia V-League gắn liền với tên và logo của nhà tài trợ chính là công ty Tiếp thị thể thao Strata.
- Mùa giải 2002-2003: Công ty cổ phần Kinh Đô là nhà tài trợ chính thức và công ty nước giải khát Pepsi tài trợ tên giải. Tên của giải đấu lúc đó là Sting V-League đến mùa giải 2003-2004 tên Kinh Đô V-League xuất hiện.
- Những mùa giải tiếp theo: Tổng công ty khí thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trở thành nhà tài trợ. Tên giải đấu là Petro Vietnam Gas V-League.
- Mùa giải 2015: Nhà tài trợ chính thức là Toyota.
- Ba mùa giải 2018, 2019 và 2020: NutiFood là nhà tài trợ tiếp theo gắn với thương hiệu NutiCafe.
Các đội bóng vô địch liên tiếp V-league
Kể từ khi giải đấu này khởi tranh đã có tất cả 4 đội bóng vô địch 2 lần liên tiếp V-League gồm: Thể Công, Sông Lam Nghệ An, Hoàng Anh Gia Lai, Gạch Đồng Tâm Long An. Trong đó:
- Thể Công (1982, 1983)
- Sông Lam Nghệ An (2000, 2001)
- Hoàng Anh Gia Lai (2003, 2004)
- Gạch Đồng Tâm Long An (2005, 2006)
Ngoài ra, còn có Becamex Bình Dương là đội bóng giành được danh hiệu chức vô địch sớm nhất trước 4 vòng đấu của mùa giải và thắng nhiều trận nhất trong một mùa giải với tổng 16/26 trận.
Các cầu thủ nổi tiếng V-league
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: Gaston Merlo (SHB Đà Nẵng), 23 bàn/26 trận, mùa giải 2016.
- Cầu thủ đá phản lưới nhà nhiều nhất trong một mùa giải: Lê Đức Tuấn (FLC Thanh Hóa), 3 bàn/26 trận, mùa giải 2015.
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một trận: Nguyễn Đình Việt (Hoàng Anh Gia Lai), 5 bàn, trong trận gặp Hòa Phát Hà Nội, mùa giải 2007.
- Cầu thủ trẻ nhất ra sân ở giải V-League: Nguyễn Công Thành (5/10/1997) khi anh vào sân thay người ở phút 61 trong trận đấu ngày 10 tháng 1 năm 2015 trên sân vận động Cao Lãnh giữa Đồng Tháp và XSKT Cần Thơ. Cầu thủ đứng sau kỷ lục của Nguyễn Công Thành là Nguyễn Lam (26/12/1997) vào sân ở phút 61 trong trận thua 4-0 của Hoàng Anh Gia Lai trước QNK Quảng Nam trên sân Tam Kỳ ngày 15 tháng 7 năm 2015.
- Cầu thủ giữ kỷ lục vua phá lưới nhiều lần nhất: 4 lần, Nguyễn Văn Dũng (năm 1984, 1985, 1986 và 1998) và Gaston Merlo (năm 2009, 2010, 2011 và 2016).
- Cầu thủ được phong là vua phá lưới trẻ nhất: Nguyễn Hồng Sơn (20 tuổi).
- Cầu thủ giữ kỷ lục vua phá lưới với tỷ lệ cao nhất: Nguyễn Công Long (1,2 bàn / trận, 12 bàn / 10 trận mùa bóng 1993 – 94), Nguyễn Cao Cường (22 bàn / 23 trận, 1982–83), Lê Huỳnh Đức (25 bàn / 27 trận, 1996) và Kesley Alves (21 bàn / 22 trận, 2005)
- Cầu thủ được mệnh danh là chân chút số 1 V-League mọi thời đại: Hoàng Vũ Samson với 130 bàn.
Nỗi buồn mang tên Thể Công chưa khép lại.
Thể Công (còn gọi là câu lạc bộ Quân đội), được thành lập vào ngày 23 tháng 9 năm 1954, đây là câu lạc bộ thể thao lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam. Trong các đội thì Thể Công là đội có thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng đá Việt và có nhiều người hâm mộ nhất cả nước.
Có thể nói Thể Công là nơi đào tạo ra các vận động viên giỏi, lập nhiều kỷ lục Quốc gia với nhiều kiện tướng thể thao xuất sắc thể giới. Trong các hoạt động quốc tế, câu lạc bộ này cũng luôn đi đầu các thành tích với mốc son đẹp từ giải SKDA đến GANEFO, Sea Games, , Tiger Cup…Chúng ta có thể kể đến một số cái tên xuất sắc như thủ môn Trần Văn Khánh, Đức “ba xương”, Trương Tấn Bửu, Nguyễn Trọng Giáp, cùng cặp tiền vệ Phan Văn Mỵ- Vũ Mạnh Hải, Hồng Sơn…Với 50 năm hoạt động oai hùng, khi nhắc đến thành tích trong nước của Thể Công luôn được gói gọn trong hai từ “vô đối”. Còn ở nước ngoài, Thể Công từng thắng Bát Nhất (Trung Quốc) tới 4-1 ngay trên sân Trung Quốc, trước sự chứng kiến của Đặng Tiểu Bình trong chuyến du đấu ở nước bạn. Từng thắng Cu Ba 3-2 trên sân Hàng Đẫy. Dù đối thủ cao hơn mình cả một cái đầu. Thể Công ra đời trong những tháng ngày hòa bình đầu tiên của Miền Bắc Việt Nam và trưởng thành trong chiến tranh ác liệt nên các cầu thủ lúc đó anh dũng và trở thành tượng đài của nền bóng đá Việt Nam.
Thế nhưng đến tháng 8 năm 2004, đúng ngày kỷ niệm 50 năm thành lập, Thể Công bị xuống hạng nhưng họ vẫn tiếp tục cố gắng chiến đấu tại giải Hạng Nhất và chỉ cán đích ở vị trí thứ 4 chung cuộc. Ngày 1 tháng 9 năm 2005, sau trận chiến thắng Tây Ninh với tỷ số 5-3, Thể Công đã trở lại con tàu V-League. Tháng 8 năm 2009, họ giành vị trí thứ 9 ở V-League với 35 điểm, xếp sau nhóm xuống hạng 2 điểm. Tuy nhiên, họ vẫn kịp trụ hạng đến vòng đấu cuối cùng.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2009, Thể Công kỷ niệm 55 ngày thành lập trong niềm vui sướng hân hoan của những người hâm mộ. Thế nhưng đến ngày 25 tháng 9 năm 2009, Bộ Quốc Phòng bất ngờ ra quyết định chính thức xóa tên Thể Công khỏi bản đồ , chấm dứt 55 tồn tại của đội bóng ngành quân đội với bao tiếc nuối. Đến tháng 11 năm 2009, Thể Công được tỉnh Thanh Hóa mua và sáp nhập với câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.
Điều đáng tiếc nhất của Thể Công đó là họ tồn tại được suốt 50 gian khổ cùng năm tháng chiến tranh ác liệt thế nhưng chỉ cần 5 năm trong hòa bình, trong màu áo bóng đá chuyên nghiệp thì họ bị sụp đổ.
Chắc chắn những người hâm mộ câu lạc bộ này vẫn đang rất kỳ vọng về sự trở lại của Thể Công trong tương lai gần. Mới đây cũng có một số thông tin về việc câu lạc bộ Viettel sẽ đưa thương hiệu Thể Công trở lại nếu thăng hạng lên chơi V-League. Nếu điều này trở thành sự thật thì đây là điều không thể nào vui hơn với những người từng yêu quý Thể Công.
Ng. Thảo
Bình luận bài viết