tin hot Soi kèo Aff Cup tỷ lệ kèo Tỷ lệ kèo soi kèo Soi kèo live Trực tiếp

Nhìn lại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á-AFF Cup từ 1996 đến nay

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á với tiền thân là Tiger Cup, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng đã trở thành sân chơi lớn nhất cho bóng đá khu vực Đông Nam Á và có sức hút vô cùng mạnh mẽ. Chúng ta cùng nhìn lại hành trình lịch sử của giải đấu này từ năm 1996 đến nay.


1.Thông tin chung về lịch sử ra đời AFF Cup

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á hay còn có tên gọi khác trong tiếng Anh là ASEAN Football Championship, đây là giải bóng đá được tổ chức 2 năm một lần giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á () tổ chức. Giải đấu này được thành lập vào năm 1996 theo sáng kiến của hãng bia Singapore- Asia Pacific Breweries với thương hiệu là Tiger Beer.

Giải đấu đầu tiên được diễn ra tại Singapore năm 1996 với tên gọi Tiger Cup, bao gồm 10 đội tham dự và đội tuyển đầu tiên giành chức vô địch là Thái Lan. Tên gọi Tiger Cup này được sử dụng đến hết năm 2004 (giải lần thứ 5). Sau đó được đổi tên thành AFF Cup vào năm 2007, và lần cuối cùng đổi tên thành AFF Suzuki Cup vào năm 2008.

>>Tham khảo :  

2.Điểm qua các mốc lịch sử của giải đấu này

-Giải đấu đầu tiên- Tiger Cup 1996 (Singapore): Từ ngày 1-15 tháng 9 năm 1996


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 1996.

Giải đấu này được tổ chức trên quê hương của bia Tiger vào năm 1996. Giải đấu quy tụ 10 đội tham dự, chia thành 2 bảng đấu bao gồm:

  • Bảng A: Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Lào và Campuchia.
  • Bảng B: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Brunei và Philippines.

Vòng đấu bảng diễn ra vào ngày 1/11/1996 tại SVĐ Jurong và SVĐ National. Hai trận bán kết diễn ra ngày 13/ 9/1996. Các trận đấu tiếp theo diễn ra ngày 13/9/1996 trên SVĐ National. Thái Lan đã là đội vô địch sau khi đánh bại Malaysia với tỷ số 1-0 trong trận chung kết. Đây là một giải đấu mà Thái Lan gần như không có đối thủ. Khi đó, Việt Nam giành được huy chương Đồng khi đánh bại Indonesia với tỷ số 3-2. Mặc dù kết quả không cao nhưng cũng cho thấy Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn trong nền bóng đá của khu vực.

-Giải lần 2-Tiger Cup 1998 (Việt Nam): diễn ra từ 26/8/ đến tháng 9/1998.


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 1998

Năm 1998, giải đấu được tổ chức tại Việt Nam và được coi là giải đấu Tiger Cup thành công nhất của đội tuyển Việt Nam. Trong trận đấu cuối cùng ở bảng A giữa Thái Lan và Indonesia, 2 đội đều chắc chắn giành vé vào trận bán kết, đội thắng sẽ phải đối mặt với . Tuy nhiên, một sự kiện được coi là phản thể thao nhất trong lịch sử bóng đá Đông Nam Á đã xảy ra khi không có đội nào muốn trở thành đội chiến thắng, nên họ chơi nhường nhịn nhau. Cuối cùng Thái Lan đã phải ra Hà Nội gặp Việt Nam còn Indonesia ở lại gặp Singapore.

Trong trận chung kết, mặc dù nhận được sự ủng hộ rất lớn từ khan giả những có lẽ là do áp lực tâm lý mà đội đã để thua Singapore với tỷ số 1-0 và bỏ lỡ nhiều cơ hội quý báu.

 -Giải lần 3- Tiger Cup 2000 (Thái Lan): từ ngày 5-18/ 11/2000


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 2000

Trong lần tổ chức thứ 3, giải đấu đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn do những thành công của Tiger Cup lần trước tổ chức. Giải đấu này, chỉ còn 9 đội bóng Đông Nam Á tham dự do đội tuyển Brunei không tham gia. Đội tuyển Việt Nam đã rất hưng phấn và hy vọng vào chung kết, thế nhưng đáng tiếc họ đã phải dừng bước trước Indonesia. Và sau đó tiếp tục để thua Malaysia 0-3 trong trận tranh hạng ba, cuối cùng đành phải ra về trắng tay. Cú hat-trick của tiền đạo Woorawut đã giúp Thái Lan thắng Indonesia 4-1 trong trận chung kết để giành lại chức VĐ sau 4 năm.

Giải lần 4-Tiger Cup 2002: diễn ra từ 15 đến 29/12/2002.


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 2002

 

Giải đấu này được đánh giá không cao, đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Calisto đã bất ngờ giành được tấm huy chương đồng. Trong trận chung kết giữa Thái Lan và Indonesia, Thái Lan đã phải thi đấu một cách chật vật trước đối thủ, mặc dù dẫn trước tỷ số 2-0 ở hiệp 1 nhưng sau đó họ đã để Indonesia gỡ hòa 2-2 trong hiệp 2. Trong loạt đá luân lưu, Thái Lan đã nâng kết quả 4-2 và giành cúp vô địch lần thứ 3.

-Giải lần 5- Tiger Cup 2004: (Việt Nam- Malaysia): diễn ra từ ngày 7/12/2004 đến 16/1/2005.


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 2004

Dù là đội chủ nhà trong giải đấu này nhưng Việt Nam đã bị loại ngay ở vòng bảng. Đây là giải đấu gây thất vọng của Việt Nam khi để thua Indonesia 3-0 và hòa Singapore 1-1. Một ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch khác là Thái Lan cũng đã bị loại khỏi vòng bảng sau khi để thua Malaysia và hòa với Myanmar. Nhân cơ hội 2 đội bóng hàng đầu khu vực đã bị loại, Singapore đã giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 5-2 sau 2 lượt trận đi và về trước Indonesia để lần thứ 2 nâng cao chiếc Cup vô địch.

-Giải lần 6- AFF Cup 2007 (Singapore- Thái Lan): Diễn ra từ ngày 12/1 đến 4/02/2007.


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 2007

Trong giải đấu lần này, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc vượt qua Lào với tỷ số 9-0 và hai trận hòa đã giúp Việt Nam lọt vào trận bán kết với vị trí nhì bảng, gặp đối thủ Thái Lan. Trong trận lượt đi, dù được trao nhiều cơ hội song Việt Nam đã để thua đối thủ 0-2 bàn và không gỡ gạc được thêm bàn thắng nào sau đó. Trận bán kết còn lại, Singapore gặp rất nhiều khó khăn khi đấu với Malaysia. Nhưng đến trận chung kết, họ lại chiến thắng Thái Lan một cách nhẹ nhàng, đội bóng của HLV Avramovic đã bảo vệ thành công chức vô địch.

-Giải lần 7- AFF Cup 2008: (Indonesia- Thái Lan): Diễn ra từ ngày 5 đến 28/12/2008.


Logo “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á” năm 2008

 

Ngoài tên AFF Cup, giải đấu này còn có tên gọi là AFF Suzuki Cup 2008. Việt Nam đã khởi đầu trận đấu bằng trận thua Thái Lan với tỷ số 0-2. Thế nhưng với sự quyết tâm cao, Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Lào để giành tấm vé vào vòng bán kết. Sau đó họ tiếp tục đánh gục Singapore để giành quyền vào chung kết gặp Thái Lan. Trong trận chung kết, Việt Nam đã xuất sắc đánh bại đội chủ nhà 2-1 và 1-1 để lần đầu bước lên bục cao nhất của giải đấu khu vực Đông Nam Á.

-Giải lần 8- AFF Cup 2010 (Việt Nam- Indonesia): Diễn ra từ 1 đến 29/12/2010.

Đây là giải đấu lần thứ 2 hãng Suzuki đóng vai trò là nhà tài trợ chính. Ở vòng loại này, có 4 đội tuyển khu vực Đông Nam Á cùng tham gia. Sau trận thắng Myanmar, Việt Nam bất ngờ để thua Philipines và bắt buộc phải thắng Singapore để giành quyền đi tiếp. Trận bán kết đội bóng của Calisto đã thua Malaysia. Trận hòa 0-0 trong trận lượt về đã giúp Việt Nam trở thành cựu vương.

Giải lần 9-AFF Cup 2012: Diễn ra từ 24/11 đến 22/12/2012.

Giải đấu này bao gồm 5 đội có thứ hạng thấp nhất tại khu vực Đông Nam Á là Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Đông Timor. Có 6 đội tuyển được vào thẳng vòng chung kết, dựa trên thành tích của các đội tại giải là Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.

3.Top các đội bóng vô địch AFF Cup

  • Thái Lan: vô địch vào các năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016
  • Singapore: vô địch vào các năm 1998,2004, 2007, 2012
  • Việt Nam: vô địch năm 2008
  • Malaysia: vô địch năm 2010

4.Các nhà tài trợ chính cho giải vô địch bóng đá Đông Nam Á

  • Từ năm 1996 đến năm 2004: Công ty Đồ uống châu Á Thái Bình Dương- Tiger Beer là nhà tài trợ chính duy nhất. Lúc đó giải đấu được tổ chức với tên gọi Tiger Cup.
  • Năm 2006: Không có nhà tài trợ nào, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á gặp khó khăn nên đã hoãn giải đấu 1 năm.
  • Từ năm 2008 đến nay: Hãng sản xuất ô tô xe máy của Nhật Bản Suzuki đóng vai trò chính cho sân chơi bóng đá lớn nhất khu vực Đông Nam Á, giải đấu được gọi là AFF Suzuki Cup.

5.Thông tin quan trọng giải đấu AFF Cup 2018

Theo giải vô địch Đông Nam Á 2018 là mùa giải thứ 12 của giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, dự kiến được diễn ra từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12 năm 2018. Giải đấu bao gồm 10 đội mạnh nhất Đông Nam Á. Năm nay ở vòng bảng có chút thay đổi về số lượng đội, đó là mỗi bảng sẽ có năm đội thay vì bốn đội như trước đây. Trong số 10 đội tham dự AFF Cup 2018 thì có 9 đội được tuyển thẳng vào dựa vào những thành tích đạt được của AFF Cup 2014 và 2016. Đội thứ 10 là đội giành chiến thắng ở vòng play-off giữa đội xếp thứ 10 và 11.


Giải đấu đỉnh cao khu vực sẽ khởi tranh vào ngày 8/11/2018

Có một điểm đáng chú ý của AFF Cup 2018 đó là không tồn tại các đội chủ nhà trong vòng đấu bảng như trước đây. Thay vào đó, ở vòng bảng mỗi đội sẽ có 4 trận đấu, 2 trận đấu trên sân nhà và 2 trận đấu trên sân khách theo bốc thăm AFF. Sau trận đấu các đội xếp nhất và nhì tại mỗi bảng để giành quyền đi vào vòng bán kết. Trận bán kết và trận chung kết vẫn được thi đấu theo thể thức 2 lượt đi và về để chọn ra đội chiến thắng theo kết quả chung cuộc.

Ng. Thảo

Bình luận