Bạn muốn tắt quảng cáo?

ĐT Việt Nam và câu chuyện phát triển bóng đá: Liệu chúng ta đã vượt qua người Thái?

Thứ Ba, ngày 20/09/2022 - 13:35
3.8/5 của 2 đánh giá
Nếu so sánh về thành tích, ĐT Việt Nam chắc chắn gây ấn tượng hơn hẳn Thái Lan nhiều năm qua. Tuy nhiên, nếu nói về câu chuyện phát triển bóng đá, liệu chúng ta đã vượt qua được đại diện xứ chùa vàng?

Kể từ khi HLV Park Hang Seo lên nắm quyền ở tuyển Việt Nam, thành tích của bóng đá nước nhà đã được cải thiện một cách rõ rệt. Với cấp độ tuyển quốc gia, ông giúp cho chúng ta vô địch AFF Cup 2018, vào tới tứ kết Asian Cup 2019, đi đến bán kết hay đặc biệt là lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại cuối cùng World Cup khu vực châu Á.

Đó thực sự là những thành tích đáng nể mà chiến lược gia người Hàn Quốc đã tạo ra được. Trong khi đó, nếu nhìn sang kỳ phùng địch thủ Thái Lan, thành tích tốt nhất mà đại diện xứ chùa vàng sở hữu chỉ là danh hiệu vô địch AFF Cup 2020. Rõ ràng, nếu so sánh về thành tích, chúng ta “ăn đứt” đại kình địch.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện về chuyên môn trên sân cỏ, còn nếu nói về vấn đề phát triển bóng đá thì liệu rằng chúng ta có thực sự đã vượt qua người Thái hay không?

trở về tham dự SEA Games khi đang gặp khó khăn tại SC Heerenveen

Trong những năm vừa qua, không ít cầu thủ của xứ chùa vàng đã xuất ngoại, châu Á và châu Âu cũng có. Về cơ bản, do đến từ nơi chưa có nhiều sự phát triển mạnh mẽ như nhiều quốc gia khác nên không có gì khó hiểu khi đa phần các ngôi sao Đông Nam Á khi rời khỏi quê hương để tới với miền đất mới thử thách hơn, họ đều gặp vô vàn khó khăn.

Nhưng ít nhất, bóng đá Thái Lan họ cũng đã có cho mình những thành công nhất định với các cầu thủ khi xuất ngoại. Theerathon Bunmathan sau khởi đầu khó khăn tại J.League đã dần tìm được chỗ đứng trước khi góp công không nhỏ vào chiến tích vô địch Nhật Bản của Yokohama F. Marinos. Anh là cầu thủ Đông Nam Á làm được điều đó.

Và tất nhiên, không thể bỏ qua Chanathip Songkrasin - người được xem như biểu tượng bóng đá xứ chùa vàng. Cầu thủ ấy đã lọt vào đội hình tiêu biểu J.League và đang là nhân tố trụ cột tại Kawasaki Frontale - một trong các CLB mạnh nhất châu Á lúc này.

Đây chỉ là 2 minh chứng tiêu biểu cho thành công của bóng đá Thái Lan khi xuất ngoại cầu thủ. Còn Việt Nam chúng ta, đã nhiều ngôi sao ra nước ngoài thi đấu nhưng chưa một ái thực sự tạo ra được thành công cho mình.

Giờ đây, khi Quang Hải đang gặp khó, anh lại chuẩn bị về dự AFF Cup 2022

Văn Lâm có lẽ là cái tên được ra sân nhiều nhất, nhưng đó là khi anh thi đấu tại Thái Lan - vẫn là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Vươn ra khỏi “vùng an toàn” ấy, câu chuyện ở Nhật Bản là hoàn toàn khác.

Văn Hậu, Công Phượng hay hiện tại là Quang Hải đã và đang gặp muôn vàn thách thức khi tới với trời Âu. Điều ấy tới có vẻ như tới từ những lựa chọn hơi quá sức của các cầu thủ này, phần cũng bởi chúng ta đã nhiều lần “ngăn cản” đà phát triển cũng như quyết tâm cải thiện tình hình của họ.

Trong thành công nhiều năm qua, gần như có một bộ khung đóng đinh cho các chiến tích ấy, từ tuyến phòng ngự cho tới hàng tiền đạo. Những ngôi sao như Văn Hậu, Văn Lâm, Công Phượng hay Quang Hải là các lựa chọn không thể thay thế ở tuyển quốc gia.

Nhưng cũng bởi vậy mà chúng ta vừa khiến nhiều cầu thủ trẻ mất đi đất diễn, cơ hội được trải nghiệm để trưởng thành, vừa khiến các cái tên kể trên phần nào đó thêm khó khăn khi cạnh tranh tại môi trường bóng đá nước ngoài.

 

Trong khi Thái Lan chấp nhận mất ngôi sao sáng nhất để anh tập trung phát triển sự nghiệp

Văn Hậu được gọi về để tham dự 2019 khi đang chơi cho SC Heerenveen và hiện tại, Quang Hải cũng đang được cố gắng thuyết phục Pau FC đồng ý “nhả” người để tiền vệ này góp mặt tại AFF Cup 20202. 

Tất nhiên, thi đấu cho tuyển quốc gia, vì màu cờ sắc áo là niềm vinh dự chẳng một cầu thủ bóng đá nào có thể khước từ. Ngoài ra, bản thân Văn Hậu trước kia hay Quang Hải hiện tại cũng đều đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh vị trí tại CLB nước ngoài. 

Nhưng, có nên chăng việc phải có bằng được sự phục vụ từ những cầu thủ ấy thay vì để họ tiếp tục đào tạo tại châu Âu, nỗ lực và quyết tâm thể hiện mình để hy vọng cải thiện tình hình không mấy sáng sủa ở CLB.

Nhìn sang bóng đá Thái Lan, họ chấp nhận mất Chanathip ở AFF Cup 2018 và cả giải đấu năm nay vì CLB Nhật Bản không nhả người song chính FAT (Liên đoàn bóng đá Thái Lan) cũng khẳng định rằng họ không triệu tập cầu thủ ấy. Cơ hội được dành lại cho các cầu thủ trẻ, thậm chí có nguồn tin cho biết Thái Lan có thể để nhiều sao trẻ U23 tham dự giải đấu tới.

Chanathip quan trọng với Thái Lan tới nhường nào, chắc không cần phải trình bày nhiều bởi 4 pha lập công anh tạo ra là chìa khóa giúp đội bóng ấy vô địch Đông Nam Á trong lần gần nhất giải đấu tổ chức. Nhưng đại diện xứ chùa vàng sẵn sàng vì tương lai cầu thủ này mà bỏ qua vấn đề thành tích dù rằng họ có áp lực bảo vệ thành công ngôi vương.

Chúng ta chưa thể vượt qua người Thái về cách làm bóng đá 

Việc Chanathip không đá AFF Cup cùng nhiều cầu thủ khác có thể không thể trở về sẽ mở ra cơ hội cho các tân binh hoặc các cầu thủ trẻ. Như thế, đội bóng vừa có thêm các lựa chọn bất ngờ, các cầu thủ được trải nghiệm để trưởng thành trong khi những ngôi sao sáng giá không đánh mất cơ hội tại quốc gia phát triển hơn hẳn về nền bóng đá.

Đây là thứ mà chúng ta cũng nên học tập đại kình địch. Quang Hải, Văn Hậu,... hay bất cứ cầu thủ nào xuất ngoại thì đều mong muốn toả sáng để từ đó mở đường cho nhiều cầu thủ khác làm điều tương tự.

Việc họ ra nước ngoài thi đấu, tới các quốc gia phát triển, dù ở châu Á hay châu Âu đều giúp họ được học hỏi, hoàn thiện bản thân, từ đó giúp sức rất nhiều cho tương lai bóng đá nước nhà.

Vậy thì chỉ vì một giải đấu tầm khu vực, liệu có nên để các cầu thủ ấy “hy sinh” bản thân mình ở châu Âu hay không? ĐT Việt Nam “ăn đứt” Thái Lan về thành tích nhiều năm qua nhưng để nói về cách phát triển bóng đá, có lẽ, chúng ta chưa vượt qua họ.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?