Bạn muốn tắt quảng cáo?

Son Heung-min, sự phân biệt châu Á và bài học đắt giá cho Quang Hải

Thứ Bảy, ngày 11/06/2022 - 08:25
3.4/5 của 12 đánh giá
Không đề cử cầu thủ xuất sắc nhất, không góp mặt trong đội hình tiêu biểu cuối mùa,… đó đích xác là những gì Son Heung-min phải nhận. Một sự bất công đến mức khó tin dành cho tiền đạo “người châu Á”.

Thời điểm các đề cử cho danh hiệu cá nhân, vị trí trong đội hình tiêu biểu được xướng lên, người hâm mộ cảm thấy vô cùng bất ngờ vì cái tên Son Heung-min không được góp mặt.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một cầu thủ châu Á ghi được 23 bàn thắng vào lưới đối phương ở sân chơi cao nhất xứ sương mù với không bàn nào tới từ chấm 11m. Cá nhân ấy còn gồng gánh một Tottenham lụn bại hồi đầu mùa đánh bật luôn cả Arsenal lẫn MU để giành vé dự Champions League.

Và rồi cái tên ấy đã chẳng được xướng lên nổi một lần trong sảnh vinh danh ngoại trừ Chiếc giày vàng san sẻ cùng Mohamed Salah. Với Son Heung-min, với những “người châu Á” thì những sự bất công ấy có vẻ như là lẽ thường vì ở Anh lẫn châu Âu, đó chẳng phải là chuyện xưa nay hiếm gặp.

Son Heung-min và mùa giải bùng nổ

Như đã nói ở trên, sự bất công là thứ mà Son đã phải đón nhận bất chấp đã có một mùa giải tuyệt vời. Anh bị gạt ra khỏi danh sách nhưng cầu thủ thay nhất mùa do PFA (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh) bầu chọn.

Những Kevin De Bruyne, Mohamed Salah, Sadio Mane, Virgil van Dijk, Cristiano Ronaldo và Harry Kane được xướng tên đề cử, còn Son thì không, bất chấp anh là cánh chim đầu đàn đưa Spurs lọt top 4.

ĐHTB của mùa giải không có Son

Cầu thủ người Hàn Quốc khai màn mùa giải bằng bằng bàn thắng sắc nét vào lưới Man City ngay trận đầu ra quân. Sự ổn định xuyên suốt kể từ đó cho tới khi Tottenham lụn bại bởi Nuno Santo cho tới khi Antonio Conte lên nắm quyền vẫn chẳng có hề gì suy chuyển.

Son vẫn ghi bàn, vẫn là đầu tàu hàng công và thậm chí luôn là gánh vác luôn cả nó khi Harry Kane “lao đao” tâm lý hậu chuyển nhượng hụt tới Man City. Có những thời điểm, Son chứ không phải ai khác ở Tottenham là niềm hy vọng và cứu cánh số 1 ở đội bóng.

Cho tới giai đoạn cuối mùa, khi Tottenham của Conte dốc sức toàn lực cho cuộc chiến Top 4 thì cựu tiền đạo Leverkusen vẫn cho thấy những phẩm chất “gánh team” thượng thừa. Anh ghi 1 bàn thắng và 1 kiến tạo để dỡ bệ pháo Arsenal trong trận derby London định đoạt tấm vé dự Champions League. Sau trận thắng đó, Spurs tiến một bước dài trong cuộc đua top 4 và kết thúc nó như một phần thưởng cho sự nỗ lực.

Son cuối mùa giải được vinh danh và cùng Salah chia sẻ danh hiệu Chiếc giày vàng cho cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất. Người Hàn Quốc nói riêng và người châu Á nói chung phát cuồng vì những màn thể hiện của Son. Còn ở Anh quốc lẫn châu Âu, thành tích ấy chỉ là “bình thường” và không quá nổi bật bất chấp nhiều tên tuổi hàng đầu không bằng, thậm chí thua kém ngôi sao 30 tuổi.

Thành tích và màn thể hiện của Son ăn đứt nhiều cầu thủ trong ĐHTB

Các giải đấu tại Anh quốc hay châu Âu vốn được xem là sự chuẩn mực về cung cách tổ chức, sức hút lẫn sự quy tụ tài năng. Thế nhưng không phải cứ có tài là được trân trọng. Ở những nơi vẫn còn khá nặng nề vấn nạn phân biệt chủng tộc và quốc gia thì việc những cầu thủ tới từ các khu vực này bị phân biệt, miệt thị là điều không thể tránh.

Đây có lẽ cũng là lý do mà BTC NHA đề ra quy định quỳ gối trước trận để phản đối nạn PBCT. Thế nhưng cái cách mà người Anh đối xử với Son Heung-min đang đi ngược với điều đó. Chẳng riêng gì những bất công vừa mới xảy đến, cá nhân cầu thủ này cũng từng bị tra tấn, bị biệt thị trên mạng xã hội chỉ vì anh là người châu Á.

Son Heung-min suy cho cùng cũng chỉ là một trong số vô vàn những nạn nhân tại bóng đá Anh nói riêng và bóng đá châu Âu nói chung. Ở đó, tài năng hay thành tích thôi là chưa đủ.

Xem thêm: Bóng đá Việt Nam

Đó có chăng cũng là lý giải vì sao những cầu thủ Anh luôn có giá trên trời dù tài năng chỉ phân nửa, còn các cầu thủ châu Á thường được ví von là hợp đồng thương mại mỗi khi xuất ngoại hoặc có ý định Âu tiến.

Bài học cho Quang Hải

Quang Hải cũng sở hữu khá nhiều điểm tương đồng với Son Heung-min khi cả hai đều đang là biểu tượng và là ngôi sao sáng nhất của hai nền bóng đá Việt Nam và Hàn Quốc.

Nếu như Son đã từng có quãng thời gian trầy trật lăn lộn ở Đức để chứng tỏ tài năng trước khi thành danh tại Ngoại hạng Anh thì Quang Hải cũng đang đi lại trên con đường đó.

Sau khi rời Hà Nội FC, cầu thủ xuất chúng của bóng đá Việt Nam sẽ lên đường xuất ngoại với điểm đến nhiều khả năng sẽ là một giải đấu tại châu Âu. Đây là điều hoàn toàn phù hợp và cần thiết với cá nhân cầu thủ này, nhất là khi môi trường V.League hay Đông Nam Á quá hẹp để Hải “con” phát triển.

Quang Hải cần nhìn Son Heung-min để rút ra bài học cho mình

Không phải không có lý do để tin Quang Hải sẽ làm được một điều gì đó tại trời Âu, thế nhưng rõ ràng sự khác biệt to lớn là điều mà người ta có thể trông thấy. Có thể ở Việt Nam hoặc khu vực, Quang Hải là cái tên xuất chúng, thế nhưng ở một đội bóng lục địa già thì không.

Quang Hải chắc chắn sẽ phải nỗ lực, cố gắng và thay đổi bản thân cả về cung cách chơi bóng lẫn sự hòa nhập văn hóa ở môi trường mới. Đồng thời đó cũng cần tiếp nhận và sẵn sàng cho việc bị phân biệt theo kiểu “người châu Á” (nếu có) để làm động lực phát triển.

Nhiều ý kiến đã khẳng định rằng trong mắt các HLV châu Âu thì các cầu thủ tới từ châu Á không được đánh giá quá cao. Điển hình trong số này là những trường hợp của Văn Hậu hay Công Phượng. Họ được ngợi khen khi họp báo nhưng vẫn mài mòn trên ghế dự bị.

Có lẽ Quang Hải cũng sẽ cần những bài học đó, cộng thêm câu chuyện mới nhất từ Son Heung-min để rút ra cho mình những kinh nghiệm máu thịt. Cầu thủ tài năng xuất ngoại và nỗ lực thể hiện bản thân vượt người bản xứ hay câu chuyện “người châu Á” có lẽ vẫn sẽ còn được nhắc tới rất nhiều.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?