CLB V.League nhận bao nhiêu tiền với gói bản quyền truyền hình kỷ lục?
Kể từ mùa 2023, V.League sẽ nhận 2,5 triệu USD, tương đương với hơn 60 tỷ đồng tiền bản quyền truyền hình. Câu hỏi được đặt ra ở đây là mỗi CLB V.League sẽ được hưởng bao nhiêu từ doanh thu kỷ lục ấy.
-
SLNA, HAGL hết cửa vô địch, cần gì để trụ hạng sớm V.League 2022
-
Nam Định nhận “món quà” lớn ở cuộc đua trụ hạng V.League 2022
-
Hùng Dũng được AFC “chọn mặt gửi vàng”, nhắn nhủ về Asian Cup 2023
-
ĐT Việt Nam nhận liều “doping” khủng trước thềm AFF Cup 2022
-
Hà Nội FC mất điểm là niềm vui cho… HLV Park Hang Seo
Khi V.League 2022 sắp hạ màn và mùa giải 2023 chỉ còn vài tháng nữa là khởi tranh, hợp đồng mới dành cho bản quyền truyền hình đối với giải đấu bóng đá chuyên nghiệp số 1 Việt Nam đã được một nhà đài ký kết với VPF. Theo đó, trong vòng 4 năm, tương đương với 5 mùa giải bao gồm: V.League 2023, V.League 2023/24, V.League 2024/25, V.League 2025/26, V.League 2026/27 sẽ đón khoản tiền ấn tượng xoay quanh bản quyền truyền hình.
>>> Xem thêm:
Bản quyền truyền hình V.League đạt mốc 2,5 triệu USD/mùa
Cụ thể mỗi mùa, bản quyền giải đấu sẽ được nhận tới 2,5 triệu USD, tương đương với hơn 60 tỷ đồng. Ấn tượng hơn, gói tài trợ này sẽ được trả bằng tiền mặt, thay vì quy đổi theo hình thức gián tiếp trên song truyền hình như trước kia. Câu hỏi được đặt ở đây là các CLB ở V.League sẽ nhận được bao nhiêu tiền từ gói bản quyền truyền hình “béo bở” kia.
Theo một chuyên gia, mỗi CLB có thể ước chừng nhận khoảng 1-2 tỷ/năm. Vị này nói: “Thực ra nếu so với ngân sách trung bình mỗi năm của một đội bóng V.League khoảng 60-70 tỷ thì con số kia thật sự chưa lớn. Nhưng tôi lại nghĩ đến một ý tưởng mà chính VPF đã áp dụng ở mùa trước.
Các CLB tại V.League cũng sẽ được hưởng lợi
Cụ thể vào năm ngoái, thay vì chia sẻ 300-500 triệu đồng cho mỗi CLB tại V.League thì VPF thông qua sự nhất trí của đa số các đội bóng chuyên nghiệp đã sử dụng khoản tiền trên để mua sắm băng ghế huấn luyện, cabin trọng tài. Sự đồng bộ hiện diện ở tất cả các sân, các đội bóng với chất lượng cao. Vậy nên quay trở lại con số 1-2 tỷ như giả định kể trên, nếu các đội bóng cũng nhất trí với VPF trong việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị mới hay cải thiện sân cỏ. Một đội bóng có thể phải bỏ ra chi phí lớn để đầu tư những hạng mục ấy. Nhưng nếu nhiều đội bóng cùng tán đồng thì khoản tiền phát triển cơ sở vật chất lại tiết kiệm đi đáng kể”.
Dẫu sao, 1-2 tỷ tiền mặt/năm cũng được xem là có giá trị với các đội bóng. Nhân con số ấy với 5 mùa giải, mỗi đội bóng cũng nhận khoảng 10 tỷ đồng. Đó thật sự là một con số tạo động lực để V.League phát triển.
Bình luận bài viết