ĐT Việt Nam và hành trình khai phá lớp cầu thủ trẻ kế cận
ĐT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong khoảng 5 năm trở lại, ở cả đấu trường khu vực lẫn châu lục. Dẫu vậy, lúc này bóng đá Việt Nam đang thực sự gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một lứa cầu thủ trẻ đủ tầm để bước lên thay thế đàn anh lãnh trọng trách.
-
Văn Lâm nhận vinh dự lớn ở Cerezo Osaka, thêm động lực điều trị chấn thương
-
Có một SLNA rất khác dưới thời HLV Huy Hoàng
-
Tấn Trường nói lời ruột gan, mong người hâm mộ thấu hiểu
-
Siêu máy tính lạc quan vào cơ hội ĐT Việt Nam thắng Trung Quốc
-
2 điều Futsal Việt Nam cần làm để hy vọng giành vé vào vòng 1/8 Futsal World Cup
U19, U23 và hơn thế nữa!
Có thể nói, kể từ sau chức vô địch AFF Cup 2008, đã rơi vào một giai đoạn vô cùng tăm tối. Các lứa đội tuyển của chúng ta bao gồm U23 và ĐTQG đều đã liên tiếp phải nhận những thất bại cay đắng ở đấu trường khu vực là SEA Games và AFF Cup.
Không cần nói thì hẳn bất cứ người hâm mộ Việt Nam nào cũng vẫn cảm thấy vô cùng cay nghiệt mỗi khi nhắc tới khoảng thời gian mà chúng ta bị lép vế hoàn toàn so với bóng đá Thái Lan. Và đỉnh điểm của sự chênh lệch ấy phải chính là việc Thái Lan trở thành đội bóng đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á có lần thứ 2 giành quyền tham dự vòng loại 3 World Cup vào năm 2018. Vào thời điểm đó, thậm chí đã có những mẩu chuyện về HLV Kiatisak (khi đó dẫn dắt ĐT Thái Lan) rằng ông đã mạnh miệng tuyên bố 'bóng đá Việt Nam phải 10 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan'.
Bóng đá Việt Nam có nhiều năm lép vế trước Thái Lan
Và trong lúc người hâm mộ cả nước đã dần cạn kiệt niềm tin cho bóng đá nước nhà thì lức U19 gồm nữa , Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn,...xuất hiện. Còn nhớ năm 2013, lứa U19 Việt Nam thời Công Phượng, xuống núi họ đã gây lên một cơn sốt trong lòng người hâm mộ và hai lần chiến thắng U19 Thái Lan ở U19 Đông Nam Á ( 2013, 2014, đều ở vòng bảng), từng khiến U19 Indonesia và U19 Myanmar nể sợ và e dè mỗi khi đối mặt. Đó chính là lúc mà cổ động viên Việt Nam như 'nhìn thấy ánh sáng nơi cuối con đường', một tín hiệu rất đáng mừng về triển vọng phục hưng lại vị thế của nhà vô địch AFF Cup 2008.
Và quả thực chỉ 3 năm sau đó, những Công Phượng, ,...ấy đã hợp cùng với những cái tên là Quang Hải, Văn Đức, Đức Huy,...để tạo nên một đội tuyển U23 Việt Nam làm được những điều phi thường ở VCK U23 Châu Á tại Thường Châu năm 2017.
Sau đó những cầu thủ trẻ chỉ ở độ tuổi đôi mươi này tiếp tục trở thành nòng cốt của U23 Việt Nam và ĐTQG làm nên lịch sử ở Sea Games 30 và AFF Cup 2018. Và mới đây nhất không thể không kể tới chiến tích lần đầu tiên trong lịch sử giúp bóng đá Việt Nam lọt vào vòng loại 3 World Cup.
Với độ tuổi trung bình ở mức 25 tuổi, giới chuyên môn đánh giá, cùng đội tuyển Việt Nam vẫn tiếp tục có những giải đấu thành công trong khoảng 2 năm nữa. Nhưng sau đó, bóng đá Việt Nam sẽ lộ rất rõ những vấn đề về nhân sự. Sau lứa Quang Hải, Công Phượng hiện tại chưa thấy một gương mặt nào sáng giá thực sự.
Lứa xuất hiện và giúp Việt Nam phục hận trước Thái Lan
Việc đội tuyển Việt Nam đứt gãy thế hệ đã được tất cả nhìn thấy rất rõ, nhưng có vẻ như HLV Park Hang Seo cũng bất lực. Chiến lược gia người Hàn Quốc muốn trẻ hóa ĐTQG, nhưng không có mấy cầu thủ trẻ có thể làm được như Công Phượng, nhiều năm trước.
Gặp khó trong việc xây dựng lớp cầu thủ trẻ kế cận
Có thể thấy rõ một điều rằng từ sau chiến tích tại Thường Châu 2018 và chức vô địch SEA Games 30 (2019), bóng đá trẻ Việt Nam đã không còn giữ được sức mạnh đáng sợ nữa khi các cầu thủ như Duy Mạnh, Đình Trọng, Xuân Trường, Công Phượng...đã quá tuổi tham gia thi đấu. Và chất lượng của lứa đàn em kế cận đã được bộc lộ rõ nhất sau thất bại ở VCK U23 châu Á 2020.
Rõ ràng sau lứa cầu thủ ở ĐT Việt Nam hiện tại là một khoảng trống mênh mông về lực lượng kế cận. Chúng ta đã ảo tưởng rằng Việt Nam có một hệ thống đào tạo trẻ tốt, đủ sức sản xuất ra nhiều thế hệ cầu thủ tài năng. Nhưng thực tế không phải như vậy.
U23 Việt Nam thất bại thảm hại ở VCK U23 châu Á 2020 khi không còn nhiều trụ cột ở Thường Châu
Làm bóng đá trẻ rất khó và không phải giai đoạn nào cũng có một lứa chất lượng, kể cả bóng đá thế giới cũng vậy. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn vào sự thật là ở Việt Nam, ngoài lò của HAGL, Viettel hay PVF, thì những lò còn lại ngay cả Hà Nội, không có một sự đầu tư chiều sâu.
Bóng đá Việt Nam phải chăm sóc các mầm non như thế nào để lấp đầy lỗ hổng phía sau thế hệ vàng? Đây chính là vấn đề mà HLV Park Hang Seo thường xuyên nhắc tới.
Ở một vấn đề khác cũng được nhiều người đặt câu hỏi là việc sử dụng nhân sự ở đội tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo. Có không ít cầu thủ trẻ như Việt Anh, Thanh Bình, Văn Toản, Hoàng Anh, Văn Xuân… được ông Park trao cơ hội khoác áo ĐTQG, nhưng hầu hết chỉ là lên tuyển để rèn luyện, học hỏi… rồi về.
Bình luận bài viết