Lực lượng nòng cốt của ĐT Việt Nam hướng tới World Cup 2026

Thứ Năm, ngày 31/03/2022 - 10:36
2.9 /5 của 10 đánh giá

Sau hành trình đáng nhớ tại vòng loại 3 World Cup 2022, ĐT Việt Nam đang hướng đến tấm vé dự vòng chung kết World Cup 2026. Tuy nhiên để có thể thực hiện hóa được ước mơ trên các nhà quản trị cần phải xác định rõ ràng lực lượng nòng cốt.

Thế hệ vàng chuyển giao

Hiện tại ĐT Việt Nam đang sở hữu 2 thế hệ vàng, gồm lứa cầu thủ sinh năm 1995 - 1996 như Công Phượng, Tuấn Anh, Hồng Duy, Xuân Trường, Văn Đức hay Tiến Dũng. Bên cạnh đó là lứa cầu thủ sinh năm 1997-1998 gồm có Tiến Linh, Quang Hải, Tấn Tài hay Hoàng Đức. Khi hướng tới vòng loại World Cup 2026 (dự kiến khởi tranh cuối năm 2024), các cầu thủ sẽ chuẩn bị hoặc bước qua tuổi 30-31. Riêng các đàn anh Ngọc Hải, Văn Lâm hay Hùng Dũng, vào thời điểm vòng loại World Cup 2026 bắt đầu thi đấu, nhiều khả năng họ đã bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp.

Một số lão tướng của ĐT Việt Nam ở thời điểm hiện tại như Tấn Trường hay Nguyên Mạnh cũng chỉ có thể thi đấu đỉnh cao trong 1-2 năm nữa. Nếu nhóm cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1999 vẫn duy trì được sự ổn định, họ sẽ tiếp tục được HLV Park Hang-seo chọn lựa làm nhân tố nòng cốt cho tuyển Việt Nam vào 2 năm tới.

Lứa cầu thủ Hùng Dũng, Ngọc Hải khó giữ được phong độ đỉnh cao sau 2 năm nữa

Tuy nhiên không thể bị động trông chờ vào lứa cầu thủ này bởi chẳng có gì chắc chắn rằng 2 năm nữa họ vẫn tiếp tục duy trì được phong độ hay đã ở bên kia sườn dốc sự nghiệp. Vậy nên ngay từ bây giờ, những nhà lãnh đạo của Liên đoàn VFF cần phải tính đến việc bổ sung nguồn nhân sự trẻ và chất lượng cho những mục tiêu cho tương lai.

Đây cũng chính là vấn đề khiến HLV Park Hang Seo luôn đau đáu. Ông khẳng định nguồn tài nguyên về con người của bóng đá Việt Nam là không thiếu nhưng quan trọng là bồi dưỡng và đầu tư thế nào cho hiệu quả, để cho ra những thế hệ vàng tiếp theo, tạo ra một chu kỳ thành công mới với giấc mơ đoạt vé dự World Cup 2026.

“Kể cả khi tôi không còn ở đây nữa, tôi cũng mong Việt Nam cần phải bắt tay vào công việc càng sớm càng tốt vì thời gian sẽ không đợi chờ bất kỳ ai”, ông Park chia sẻ sau khi kết thúc hành trình tại vòng loại World Cup 2022 cùng đội tuyển Việt Nam.

Bắt đầu từ đâu?

Trên thực tế không phải lúc này các nhà quản trị mới tính đến chuyện xây dựng thế hệ kế cận cho ĐT Việt Nam. Sau thành công của VCK U.23 châu Á 2018, VPF từng muốn đề xuất yêu cầu bắt buộc số cầu thủ dưới 23 tuổi trong mỗi trận đấu V.League nhưng vấp phải sự phản đối của một số CLB. Tuy nhiên sau 4 năm mọi thứ vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Điều quan trọng là VFF nên chú tâm đầu tư quyết liệt vì sau tất cả mọi chiến lược thì cầu thủ trẻ được tạo điều kiện ra sân ở các giải chuyên nghiệp vẫn là nền tảng phát triển căn cơ nhất.

Nếu VFF đầu tư tốt thì tuyển Việt Nam hoàn toàn lại có những cầu thủ trẻ mới tuổi đôi mươi nhưng đã dày dạn kinh nghiệm. Bên cạnh những cầu thủ quá dày kinh nghiệm như Quang Hải, Hoàng Đức thì những cầu thủ trẻ sẽ giúp ĐT Việt Nam có sức sống mạnh mẽ.

Lứa Thanh Bình là tương lai của bóng đá Việt Nam

Nên nhớ rằng đầu tư cho thế hệ trẻ không bao giờ là sai và không bao giờ là sớm. Bản thân VFF phải đầu tư quyết liệt với các chiến lược tập huấn, đào tạo, tổ chức giải... để các cầu thủ trẻ có cơ hội cọ xát, học hỏi từ các nền bóng đá phát triển. Tuy nhiên cũng phải lưu ý đây là chiến lược lớn và cần đầu tư nhiều tiền.

Dù bóng đá Việt Nam đã có những sự tiến bộ nhất định ở đấu trường quốc tế nhưng cũng phải thừa nhận chúng ta vẫn còn 1 khoảng cách với nhóm đầu châu Á. Bóng đá Việt Nam cần có một nguồn tài chính dồi dào đi kèm với đó là một kịch bản hoàn hảo. Cơ hội tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ sẽ được tạo ra từ những chuyến tập huấn ở những nước có nền bóng đá phát triển. Bên cạnh đó các vấn đề về dinh dưỡng, y tế và trang thiết bị tập luyện cũng rất quan trọng.

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam