Nhan sắc tựa thiên thần của VĐV đặc biệt nhất Olympic Tokyo 2020

Thứ Hai, ngày 26/07/2021 - 18:19
3.5 /5 của 2 đánh giá

Mặc dù không có được thành tích ấn tượng tại Olympic Tokyo 2020, thế nhưng Yusra Mardini lại khiến nhiều người nể phục vì hoàn cảnh đặc biệt.

Mới đấy, tại nội dung 100m nữ bơi bướm tại Olympic Tokyo 2020, cái tên Yusra Mardini khiến khán giả theo dõi vô cùng tò mò. Cụ thể, vận động viên này chỉ hoàn thành phần thi của mình với thành tích chỉ 1 phút 06 giây 78. Thành tích này của Yusra Mardini là không đủ để cô góp mặt tại vòng đấu bán kết.

Tuy vậy, khi tìm hiểu kỹ lưỡng về hoàn cảnh của vận động viên này thì nhiều khán giả đã bày tỏ sự thán phục. Theo đó, nữ kình ngư sinh năm 1998 này là người gốc Syria và hiện tại đang sinh sống tại Đức. Cô tham dự kỳ thế vận hội Olympic Tokyo 2020 với tư cách là một thành viên của “Đội Olympic tị nạn”.

Yusra Mardini tại Olympic Tokyo 2020

Có thể nhiều khán giả vẫn chưa biết, đây là lần thứ 2 trong lịch sử, “Đội Olympic tị nạn” được xuất hiện ở một kỳ thế vận hội. Lần đầu tiên đội tham dự đặc biệt này xuất hiện là ở Olympic Rio, Brazil năm 2016.

Khi ấy, Yusra Mardini có lần đầu tiên chào sân Olympic. Mặc dù không thể giành được huy chương, thế nhưng câu chuyện của cô gái trẻ đã trở thành niềm cảm hứng cho hàng triệu triệu người.

Thời điểm năm 2015, Yusra Mardini cùng chị gái của mình đã quyết định liều mạng để rời khỏi Syria đang chiến tranh hết sức khốc liệt. Trong quá trình di chuyển, chiếc thuyền của cô cùng 20 người tị nạn khác đột nhiên chết máy giữa biển. Không chút do dự, cô cùng với chị gái của mình nhảy xuống nước và dùng sức đẩy chiếc thuyền trong khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ.

Yusra Mardini tùng cùng chị gái trốn chạy khỏi Syria vì chiến tranh

Ngâm mình trong nước khoảng thời gian dài khiến cô kiệt sức. Thế nhưng Yusra Mardini vẫn huýt sáo và lạc quan để động viên các thành viên. Chính cô và người chị gái đã trở thành người cứu hộ cho 18 mạng người trong thời khắc cận kề sinh tử.

2 năm sau, Yusra Mardini được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí. Thời điểm đó, cô từng lên tiếng khẳng định rằng “Thể thao sẽ là lối thoát cho chúng tôi. Chúng tôi có thể hy vọng vào đó để xây dựng một cuộc sống mới.”

Cô được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn chọn làm Đại sứ thiện chí

Năm 2017, Mardini được bổ nhiệm làm Đại sứ Thiện chí UNHCR (Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn - PV). Cô từng khẳng định: "Thể thao là lối thoát cho chúng tôi. Đó là thứ cho chúng tôi hy vọng xây dựng cuộc sống mới".

Giờ đây, ước nguyện của Mardini có vẻ như đã trở thành hiện thực. Chính cô là người được trao trọng trách cầm cờ dẫn đoàn của Đoàn Thể thao Tị nạn ở Olympic Tokyo 2020.

Cô nàng sở hữu vẻ ngoài xinh tựa thiên thần

Không chỉ sở hữu tài năng bơi lội, cô nàng sinh năm 1998 còn sở hữu một vẻ ngoài cực kỳ xinh đẹp với đôi mắt cương nghị, mạnh mẽ và thu hút.

Bình luận bài viết

Văn Toàn nhanh chân “chốt đơn” em gái Văn Lâm

09-12-2022

Tiền đạo Nguyễn Văn Toàn khá nhanh chân khi xin được chụp ảnh cùng em gái xinh đẹp của thủ thành Đặng Văn Lâm. Trước người đẹp, chân sút sinh năm 1996 khá bối rối khi quên cả việc chỉnh trang lại diện mạo.