V.League bị huỷ và những điều điên rồ chỉ có ở bóng đá Việt Nam

Thứ Hai, ngày 23/08/2021 - 20:05
2.3 /5 của 6 đánh giá

Nỗ lực đưa V.League 2021 tiếp diễn vào năm sau của VPF đã tan thành mây khói, trước sự kháng cự quyết liệt đến từ nhiều CLB. Đó cũng là một điểm nhấn trong bức tranh loang lổ với hàng loạt những điều điên rồ chỉ có ở bóng đá Việt Nam.

Mua bán suất dự giải hàng đầu Việt Nam

Chính đồng tiền chuyển dịch giải bóng đá Việt Nam từ giai đoạn bao cấp sang chuyên nghiệp. Và cũng chính đồng tiền cũng từng có giai đoạn làm lũng đoạn nền bóng đá Việt Nam, biến những giá trị lịch sử đi vào dĩ vãng. Vụ Thanh Hoá mua suất thi đấu V.League của Thể Công có thể là minh chứng cho thấy đồng tiền có thể mua được tất cả.

Từ chỗ là đội bóng giàu truyền thống bậc nhất Việt Nam với 55 năm tồn tại, đến cuối tháng 9/2009, Thể Công chính thức bị xoá tên. Quyết định này là một cú sốc lớn với nền bóng đá Việt Nam cùng hàng triệu người hâm mộ đội cả nước.

Thể Công từng là một thế lực của bóng đá Việt Nam

Cùng với quyết định xóa tên Thể Công, Bộ Quốc Phòng đã giao toàn quyền quản lý đội cho Viettel - nhà tài trợ của CLB mấy mùa qua. Quan điểm của đơn vị này là chỉ giữ lại một đội đang đá hạng Nhất, vì thế họ bán Thể Công.

Sau đó, đội bóng xứ Thanh sở hữu suất chơi tại V.League 2010 của Thể Công, đồng thời có cũng có thêm nhiều cầu thủ Thể Công trong đội hình ở mùa giải năm đó. Hai năm sau, một vụ việc nữa cũng xảy ra. Hải Phòng đã mua lại suất chơi V.League. Tương tự như vậy, cuối mùa giải 2012, CLB Hải Phòng cũng mua lại suất chơi V.League 2013 từ Khánh Hoà. 

Bỏ giải, bán độ, tấn công trọng tài, gây thương tích cho CĐV

Sự thiếu căn cơ của một V.League bề nổi dẫn đến những câu chuyện bi hài trong bóng đá. Tại V.League 2013, Bầu Thuỵ mượn cớ VFF xử phạt không phục trong việc đưa ra cách tính điểm cho các đội bóng. Ngay lập tức, ông quyết định giải tán đội XMXT Sài Gòn.

Xem thêm: Bóng đá Việt Nam

Một năm sau, bầu Trường cũng “tranh thủ” V.Ninh Bình dính án tiêu cực ở AFC để rút êm khỏi bóng đá. Những gì mà hai ông bầu này làm loạn V.League là thương đau, là hàng loạt các cầu thủ đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Năm 2017, Long An dính vào scandal phản ứng trọng tài vô cùng xấu xí. Án phạt nặng tay của VFF sau đó khiến Long An, biểu tượng một thời giờ đây ngụp lặn dưới giải hạng Nhất.

Lại nói đến trọng tài, V.League trong quá khứ chứng kiến không ít vụ việc cầu thủ rượt đánh “ông vua áo đen”. Năm 2006, trong trận đấu giữa Đồng Tâm Long An và Hoàng Anh Gia Lai, trợ lý Châu Đức Thành bị CĐV quá khích ném vỡ đầu, máu chảy quá; bộ phận y tế phải khâu sống 3 mũi ngay rề đường biên để trợ lý này tiếp tục làm việc. 

Ẩu đả giữa cầu thủ với CĐV không phải là chuyện hiếm ở V.League

Ở trận đấu giữa CLB Nam Định và Sông Lam Nghệ An tại vòng 18 V.League 2018, ban huấn luyện và các cầu thủ Nam Định đã phản ứng rất gay gắt với trọng tài. Một CĐV Nam Định đã lao xuống sân rượt đuổi trọng tài chính Trần Đình Thịnh.

Khoảng thời gian cuối trận đấu, khán đài sân Thiên Trường xuất hiện tình trạng đồng thanh chửi rất phản cảm. Cuối cùng VFF chỉ có án phạt dành cho BTC sân Thiên Trường chứ không hề có hình thức cấm vận nào dành cho CĐV ngang nhiên đuổi đánh trọng tài ở chỗ không người.

Trên khán đài, CĐV cũng không… an toàn để xem V.League. Bởi bất cứ một quả pháo sáng nào cũng có thể kiến CĐV bị thương. Đến nay, người ta vẫn không khỏi rùng mình vì một quả pháo dù với tốc độ nhanh chóng mặt bắn thẳng từ khán đài này sang khán đài khác khiến một CĐV nữ bị thương nặng ở đùi.

VFF bất lực, V.League phải dừng lại

VPF và VFF đã rất nỗ lực để V.League có thể tổ chức tiếp ở năm 2022. Nhưng trước sự phản ứng dữ dội từ rất nhiều CLB, hai tổ chức cầm cương bóng đá Việt Nam đành bất lực thuận theo ý các CLB. Rõ ràng, ánh mắt khinh thường trước sự bất lực của hai tổ chức này sẽ khiến cho V.League những năm sau còn chứng kiến nhiều điều bi hài, cười ra nước mắt nữa.

Bình luận bài viết

Soi kèo Bóng đá Việt Nam