Phán quyết từ FIFA về Nga và giá trị cốt lõi của… Super League
FIFA và UEFA đã có một quyết định có thể coi là án phạt rất nặng dành cho tuyển Nga và các CLB thuộc quốc gia này. Một nước đi có thể xem là can dầu dội vào đốm lửa Super League đang chực chờ bùng cháy.
-
Bùi Tiến Dũng của tuổi 25: Hãy mạnh mẽ tiến bước, vinh quang vẫn đang chờ!
-
Chelsea, Liverpool hụt hơi: Ai cản nổi Man City tới ngôi vô địch ngoại hạng Anh?
-
Arsenal phế truất Aubameyang: Không trọng pháo, không vấn đề
-
Ralf Rangnick vực dậy MU: Sứ mệnh gian nan nhất thế giới
-
Ralf Rangnick: Gặt cỏ, dẹp đá và dọn đường xây lại Nhà hát cho MU
Rạng sáng ngày 1/3 theo giờ Việt Nam, làng túc cầu đồng loạt bất ngờ trước phán quyết chính thức từ hai cơ quan bóng đá hàng đầu thế giới là FIFA và UEFA. Theo đó, cả hai Liên đoàn đầu não này nhất loạt “tăng cường” cùng với các tổ chức khác trong việc áp lệnh trừng phạt Nga. Nguồn cơn sự vụ xung quanh những vấn đề căng thẳng đang leo thang tại Ukraine.
Cụ thể, UEFA và FIFA đã quyết định cùng nhau cấm các CLB và ĐTQG của Nga tham dự các giải đấu trực thuộc sự điều hành của cả 2 tổ chức này. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ không thể tham dự vòng loại World Cup 2022, vắng mặt luôn tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Còn CLB duy nhất của Nga ở mùa giải này tại đấu trường Europa League cũng bị gạch tên không thương tiếc.
Trước đó, phán quyết của FIFA chỉ là "Sẽ không có trận đấu quốc tế nào diễn ra trên lãnh thổ Nga. Các trận đấu trên sân nhà của đội tuyển Nga được tổ chức ở sân trung lập và không có khán giả. Các thành viên đại diện cho Nga sẽ tham gia các giải dưới tên 'Liên đoàn bóng đá Nga (RFU)', không phải đội tuyển Nga. Cờ hoặc quốc ca của Nga không được sử dụng trong các trận đấu có các đội từ RSU tham gia".
FIFA và UEFA ra các quy định được xem như lệnh "trừng phạt" vào Nga
Thế nhưng có vẻ như các quốc gia là đối thủ của Nga lại không thích điều đó. Ba Lan, Thụy Điển và CH Séc đồng loạt gửi thông báo từ chối tham gia trận đấu play-off với tuyển Nga như một cách thể hiện sự “phản đối” của mình.
Còn FIFA với tư cách của Liên đoàn bóng đá thế giới đã nhanh chóng thuận theo các quốc gia này và thẳng tay loại Nga khỏi chiến dịch Vòng loại World Cup vì lý do “chia sẻ” với những người bị ảnh hưởng tại Ukraine.
Đồng thời cơ quan này cũng không quên nhắn nhủ rằng “Trong vấn đề này, bóng đá là một thể thống nhất và hoàn toàn chia sẻ với những người bị ảnh hưởng tại Ukraine. Chủ tịch FIFA và UEFA đều hy vọng tình hình Ukraine sẽ có những chuyển biến tích cực đáng kể và một cách nhanh chóng để bóng đá lại có thể trở thành trung gian cho sự đoàn kết và hòa bình giữa mọi người".
UEFA cũng chẳng chịu “kém miếng” khi quyết định ra đòn trừng phạt nhắm vào… CLB Spartak Moscow. Đội bóng Nga “dính đòn” khi đột nhiên bị gạch tên khỏi Europa League bất mặc họ chẳng dính dáng gì tới cuộc chiến tại Ukraine.
Ngay sau khi thông báo trên được phát đi, trang chủ CLB Spartak Moscow bày tỏ sự thất vọng về quyết định “ăn theo” này của LĐBĐ Châu Âu: "Chúng tôi thật sự thất vọng về phán quyết mới được đưa ra từ UEFA. Thật đáng buồn khi những nỗ lực của CLB đã trở nên vô nghĩa theo một cách cực kỳ đáng tiếc, chỉ vì những lí do không liên quan đến bóng đá thuần túy.
FIFA đã đưa một quyết định ngược với lời nói của mình
Spartak có hàng triệu cổ động viên không chỉ tại Nga mà còn trên toàn thế giới. Thành công song hành cùng thất bại trong lịch sử đội bóng chính là thứ đã kết nối hàng triệu người hâm mộ từ khắp các quốc gia ở các châu lục khác nhau. Chúng tôi tin rằng, nhiệm vụ của bóng đá, ngay cả trong những giờ phút khó khăn nhất, phải là gắn kết mọi người chứ không phải là chia tách mọi người.
Chúng tôi đã bị bắt phải tuân theo một quyết định mà thậm chí chúng tôi còn không đồng tình. Giờ đây, mục tiêu của Spartak sẽ là giải quốc nội và cầu mong về một tương lai hòa bình mà mọi người xứng đáng có được."
Hãy khoan lạm bàn tới những vấn đề liên quan tới Nga, tới Ukraine và cuộc chiến đang diễn ra của đôi bên. Việc mà cả FIFA lẫn UEFA đồng loạt đưa các quyết định mà họ xem là đòn “trừng phạt” nhắm đến Nga như một động thái ủng hộ Ukraine xem chừng là vô lý và ngớ ngẩn. Những tổ chức này nói rõ quan điểm về việc kệu gọi bóng đá không liên quan tới chính trị và không để cho chính trị can thiệp vào bóng đá. Thế nhưng những gì mà họ làm lại đang đi ngược với chính mục đích đề ra ban đầu.
Nói một cách khác, các cầu thủ của ĐT Nga, của Spartak Moscow đơn giản là vô tội. Họ cũng là những cầu thủ như bao cầu thủ đang thi đấu tại châu Âu khác đang rất khát khao để có được những chiến thắng, những danh hiệu ở chính những giải đấu mà FIFA lẫn UEFA tổ chức.
Spartak Moscow bị UEFA loại đầy tức tưởi
Nếu có bị phạt, đáng lẽ ra những cái tên nên bị phạt phải là Ba Lan, là Thụy Điển và là CH Czech. Họ phải bị xử thua vì từ chối thi đấu, từ chối tham gia các trận đấu vì những lý do theo kiểu “ăn theo” kia. FIFA đáng lý nên mạnh tay điều ấy để cụ thể hóa lời nói “thể thao không liên quan tới chính trị” thay vì áp lệnh trừng phạt vô bổ và ngớ ngẩn lên những cầu thủ, đội bóng chẳng can tội gì.
Thêm một lần nữa, câu chuyện của Nga và Ukraine và những phán quyết sau cùng lại trở thành nguồn cơn để truyền thông và NHM khơi gợi lại những câu chuyện trong quá khứ. Malinovskyi gửi thông điệp phản đối chiến tranh ở Ukraine được ủng hộ, trong khi đó Granit Xhaka của Arsenal làm động tác mô phỏng quốc kì Albani thì bị phạt tiền, cảnh cáo vì dám mang chính trị vào bóng đá.
Xem thêm:
Cách đây ít ngày, tiền vệ Zinchenko của Man City cũng có những hành động ủng hộ quê nhà tương tự, chỉ khác là mọi thứ hơi đi quá xa so với thông điệp ban đầu (chửi thẳng mặt tổng thống Nga, kêu gọi cấm cửa các vận động viên thể thao Nga). Mọi thứ sau đó chỉ được xoa dịu nhanh gọn mà không hề có bất cứ án phạt nào. Liệu có hay không những sự bất bình đẳng ngầm xảy ra, ở chính nơi được xem là nghiệp đoàn lớn nhất của giới túc cầu?
Zinchenko dường như đang đi quá sự giới hạn
Giữa thời điểm này, nhiều NHM đã gợi nhắc tới sự trở lại của Super League – Siêu giải đấu của chủ tịch Real Perez và những người cộng sự. Nguồn cơn thành lập của giải đấu ấy là bởi họ không còn niềm tin vào UEFA và FIFA, và họ cần một giải đấu cho phép họ chấm dứt sự độc quyền của cơ quan quản lý .
Biết đâu đó sau những vụ việc bất công kiểu như thế này, người ta sẽ lại có niềm tin rằng Super League được thôi thúc ra đời là có lý do của nó. Và cũng có thể sau khi những sự vụ căng thẳng được dừng lại, các CLB tại châu Âu sẽ ngẫm lại về lời đề nghị của Super League khi mà chính họ cũng có thể bị gạch tên vì một câu chuyện bất ngờ, kiểu như Spatak Moscow vậy.
Sau tất cả, đã tới lúc bóng đá nên trở lại với sự nguyên vẹn vốn có, là chiếc cầu nối xoa dịu nỗi đau và gắn kết mọi người. Hãy thôi dùng bóng đá để làm công cụ trừng phạt chính trị và là bia đỡ cho những kẻ tôn thờ nhân văn giả tạo, kệch cỡm và nửa mùa.
Bình luận bài viết