Trung vệ Đỗ Duy Mạnh và bài học xương máu
Đỗ Duy Mạnh nhận bài học quý giá sau những trận đấu vừa qua cùng đội tuyển Việt Nam. Thi đấu năng nổ, không ngại va chạm là phẩm chất đáng có của một trung vệ tuy nhiên anh nên tiết chế lại để tránh những hậu quả đáng tiếc.
-
ĐT Việt Nam ghi bàn gấp 4 lần Thái Lan sau 4 trận vòng loại World Cup
-
Hà Nội FC quyết giữ chân trụ cột trước sự dòm ngó của SLNA
-
ĐT Việt Nam và giá trị lớn nhất nhận được sau thất bại ở vòng loại 3 World Cup
-
ĐT Việt Nam bất ngờ nhận liều “doping” từ Trung Quốc
-
Chuyện giờ mới kể: Văn Lâm khóc khi chia tay ĐT Việt Nam
Trung vệ phải nhận 1 thẻ đỏ gián tiếp, 1 thẻ vàng và đội nhà bị phạt 2 quả penalty trong 3 trận ra sân cho ĐT Việt Nam tại vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á. Ở trận gặp quân gặp Saudi Arabia, trong một tình huống tham gia phòng ngự, Duy Mạnh có pha xoạc bóng và để bóng chạm tay.
Trọng tài xác định cánh tay của Duy Mạnh đã vô tình cản phá trái bóng theo cách không tự nhiên. Theo luật của FIFA, đây được coi là tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm và đội bóng sẽ được hưởng phạt đền. Ngoài ra trọng tài người Uzbekistan, Ilgiz Tantashev đã rút thẻ vàng thứ hai với Duy Mạnh. Quyết định này khiến người hâm mộ cảm thấy vô cùng bất ngờ bởi dường như trước đó trung vệ sinh năm 1996 chưa phải nhận thẻ vàng nào.
Duy Mạnh nhận thẻ đỏ trong trận gặp Saudi Arabia
Tuy nhiên do sự thiếu sót trong khâu đạo diễn hình ảnh trên sóng truyền hình đã bỏ lỡ tình huống Duy Mạnh nhận thẻ vàng đầu tiên. Vậy nên việc người hâm mộ bày tỏ sự bức xúc sau tấm thẻ đỏ gián tiếp ở trận gặp Saudi Arabia cũng là điều dễ hiểu.
Tấm thẻ đỏ ấy cũng khiến Duy Mạnh phải vắng mặt trong trận đấu với ĐT Australia trên Mỹ Đình. Anh trở lại trong trận 2-3 trước ĐT Trung Quốc trên sân Sharijah (UAE). Và mới đây, Duy Mạnh lại được xếp đá chính ngay từ đầu bên cạnh Bùi Tiến Dũng và Quế Ngọc Hải trong trận đấu với Oman.
Ngay ở phút thứ 10, Duy Mạnh đã khiến người hâm mộ hú hồn với pha can thiệp khiến Mameel Al Yahmadi ngã trong vòng cấm. Tuy nhiên rất may trọng tài người Jordan đã không thổi penalty.
May mắn không thể đứng mãi về phía Duy Mạnh bởi ở phút 60, trung vệ của ĐT Việt Nam pha can thiệp khiến Mameel Al Yahmadi ngã trong vòng cấm.bật nhảy vung tay vào mặt cầu thủ đối phương. Trọng tài đã kiểm tra VAR, cho Oman hưởng penalty và nó được cụ thể hóa bằng bàn nâng tỷ số lên 3-1.
Rất khó tránh khỏi những tranh cãi về VAR, trọng tài sau mỗi tình huống như thế này nhưng cũng phải nhìn nhận vào thực tế. Duy Mạnh là trung vệ thi đấu năng nổ, không ngại va chạm nhưng đó chính là con dao hai lưỡi. Chân sút sinh năm 1996 cần tiết chế “bản năng” và thi đấu tỉnh táo hơn. Có thể ở V.League các cầu thủ đã quen với cách chơi bóng này nhưng khi ra đấu trường quốc tế, trọng tài luôn rất nghiêm khắc với những tình huống tương tự. Duy Mạnh cũng như các đồng đội đã có bài học để trưởng thành hơn nhằm cải thiện chuyên môn, bản lĩnh thi đấu.
Duy Mạnh là mẫu trung vệ chơi năng nổ, không ngại va chạm
Theo thống kê không một đội bóng nào bị thổi phạt đền như ĐT Việt Nam kể từ vòng loại World Cup 2022 với 7 lần. Có nhiều lý do để giải thích cho thống kê đáng buồn này của ông Park. Trên phương diện khách quan, VAR thường là nỗi ám ảnh và là thứ thường không mang lại may mắn với ĐT Việt Nam. Ở phương diện chủ quan, các cầu thủ của chúng ta đang bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó có việc thi đấu quá bản năng và đôi khi chưa thực sự hiểu rõ luật chơi.
Ở trận gặp Oman vừa qua, có đến hai lần trọng tài chính Adham Makhadmeh chỉ tay vào chấm phạt đền đến trong cùng một kịch bản. Dù đã chiếm quyền kiểm soát bóng nhưng Duy Mạnh hay Tấn Tài lại vung một cánh tay thừa thải ra đằng sau khiến đối thủ nằm sân. Đó là những tình huống phạm lỗi rõ ràng và trọng tài luôn rất nặng tay. Đó là chưa kể, VAR luôn theo dõi nhất cử, nhất động của các cầu thủ để thông báo với trọng tài chính. Vậy nên chớ dại mà thực hiện những pha tiểu xảo.
Những tình huống tiểu xảo như vậy chỉ có ở V.League – nơi chưa có VAR. Thậm chí, có những tình huống phạm lỗi rõ ràng hơn nhưng trọng tài V-League có thể bỏ qua bởi họ không được hỗ trợ bởi công nghệ.
Không chỉ có Duy Mạnh, các cầu thủ ĐT Việt Nam nên lấy đó là bài học. Vươn ra biển lớn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải thi đấu chuyên nghiệp hơn. Chỉ có như vậy bóng đá Việt Nam mới phát triển, bay cao và xa hơn nữa trong tương lai.
Bình luận bài viết