U23 Việt Nam thất bại: Xin đừng phủ nhận nỗ lực của các cầu thủ!
Thái độ xã hội phổ biến từ xưa tới nay cho rằng mỗi khi kết quả cuối cùng không thuận lợi, thì mọi nỗ lực sẽ đều bị phủ nhận. Đây cũng chính là cách tư duy đã ăn sâu vào một bộ phận lớn người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
-
Vận đen chưa buông Trung Quốc sau trận thua Việt Nam, nguy cơ bị FIFA cấm thi đấu
-
U23 Việt Nam chia tay U23 châu Á 2022: Giải đấu mở ra những hy vọng
-
NÓNG: HLV Gong Oh-kyun thôi dẫn dắt U23 Việt Nam sau U23 châu Á
-
Hình ảnh đẹp của HLV Gong Oh Kyun sau thất bại trước U23 Saudi Arabia
-
10 thủ môn Việt Nam mắc sai lầm 'dở khóc dở cười': Tiếc cho Văn Chuẩn và Văn Toản
Thành công của mỗi người nhờ đâu mà có?
Năm 2009, nước Anh tiến hành một cuộc khảo sát xã hội về quan niệm của mọi người đối với năng lực và trật tự xã hội, thì có đến 84% những người tham gia khảo sát tin rằng nỗ lực chăm chỉ là "hết sức quan trọng" để thành công, và là phẩm chất không thể thiếu nếu bạn muốn vươn lên dẫn đầu.
Vào năm 2016, Viện Brookings (Mỹ) phát hiện ra rằng 69% người Mỹ tin rằng, địa vị và thành công mỗi người đang có hoàn toàn dựa vào trí thông minh và kỹ năng. Những người được phỏng vấn ở cả 2 quốc gia kể trên đều cho rằng các yếu tố ngoại cảnh, chẳng hạn như may mắn và xuất thân giàu có không quan trọng lắm đối với thành công của một người.
Thoạt nhìn thì thấy kết quả khảo sát ở Anh và Mỹ đều không có gì gây bất bình, thậm chí là hợp lý với tư tưởng của số đông. Nhưng, đó chỉ là khi xét tới những cá nhân thành công. Còn nếu cá nhân ấy không thành công, hay thậm chí là thất bại, thì thật trớ trêu là mọi nỗ lực của người đó, dù có lớn lao đến thế nào, cũng sẽ tuyệt nhiên bị phủ nhận hoàn toàn.
>>> Xem thêm:
Ông Park nói người Việt Nam chỉ yêu bóng đá chiến thắng
Có một thuật ngữ có tên meritocracy, cho rằng bất kỳ ai cũng đang ở vị trí xứng đáng với nỗ lực của họ. Diễn ngôn của nó phủ nhận ngoại cảnh, rằng nếu anh chưa thành công, đơn giản là anh không cố gắng đủ nhiều. May mắn hay xuất điểm chẳng có nhiều ý nghĩa, những ngoại cảnh là vô giá trị, không được tính đến. Bất kỳ ai cũng có thể vươn lên đỉnh cao bằng tài năng và nỗ lực đơn thuần.
Bạn có thể thấy điều này rất quen thuộc trong bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, khi một đội tuyển đứng trước một thời điểm quan trọng, như là các trận bán kết hay chung kết, hoặc vượt qua một vòng loại khắc nghiệt. Khi đội thất bại, một số vỗ tay và khen ngợi các cầu thủ vì đã cố gắng đi đến tận đây. Nhưng cũng có rất nhiều người chỉ nhìn vào kết quả, và nói rằng thất bại là xứng đáng, và rồi phủ nhận mọi nỗ lực của các cầu thủ. Đội bóng thất bại đơn giản là bản thân cầu thủ chưa đủ tốt, thậm chí là tệ.
Người hâm mộ và bóng đá chiến thắng
HLV Henrique Calisto chia tay trong cay đắng
Đặc biệt với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, tư duy có phần tiêu cực ấy lại càng hằn sâu. Điển hình nhất của cách tư duy này chính là việc "người Việt Nam yêu bóng đá, nhưng chỉ là bóng đá chiến thắng".
Đây chính là lời tuyên bố của HLV Park Hang Seo 3 năm về trước, trong một khoảnh khắc dằn dỗi cay đắng, ông phê phán: "Người Việt yêu bóng đá, nhưng chỉ là bóng đá chiến thắng". Ông Park là một trong những HLV thành công nhất lịch sử các đội tuyển Việt Nam, nhưng chẳng thoát khỏi sự cay đắng này.
HLV Park Hang Seo và các cầu thủ luôn phải thi đấu dưới áp lực của những người sẽ luôn phải chiến thắng, nếu không muốn các giá trị của họ bị phủ nhận, thậm chí là chà đạp, sau một trận thua.
Một người cũng rất thành công khác với bóng đá Việt Nam là HLV Henrique Calisto, đã xin nghỉ sau 2010 vì không chịu nổi áp lực dư luận, đã phải nổi đoá lên: "Ngoài VFF, tất cả đều không chia sẻ với tâm trạng của tôi. Tôi đã gắn bó với bóng đá Việt Nam hơn 10 năm, cùng đội tuyển vô địch Đông Nam Á, nhưng chỉ sau một trận thua là tất cả quay lưng với tôi."
Với những người hâm mộ vẫn chỉ ưa nhìn vào kết quả để đánh giá các cầu thủ, thì xin hãy đọc kỹ những dòng cuối của bài viết này.
HLV Gong Oh Kyun đang thách thức những giá trị cũ, khi ông đặt phong cách chơi bóng ưu tiên cao hơn mục tiêu chiến thắng
Bởi thực tế, trong bóng đá sự may rủi hoá ra quan trọng hơn ta tưởng. Chris Anderson và David Sally, 2 tác giả của cuốn sách nổi tiếng về bóng đá 'The Numbers Game', đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra "vì ít bàn thắng hơn, tỷ số thấp và nhiều trận đấu kết thúc với kết quả hòa, bóng đá khó dự đoán hơn các môn khác."
Khảo sát của họ dựa trên tập mẫu là một số lượng lớn các trận đấu bóng đá. Và kết quả của cuộc khảo sát là, trong bóng đá, một đội mạnh hơn chỉ có khoảng 50% khả năng chiến thắng, trong khi đó con số này ở bóng chày là 60%, và 66% ở bóng đá Mỹ và bóng rổ. Anderson và Sally đã xem xét một cách có hệ thống các tài liệu đã xuất bản khác về vận may trong bóng đá và rút ra kết luận rằng, "kết quả của một trận đấu bóng đá tạo ra từ một nửa là kỹ năng và một nửa là may mắn".
Những gì đang diễn ra ở U23 Việt Nam dưới thời HLV Gong Oh Kyun cho thấy rằng, có một phong cách đẹp mắt là điều quý giá đến nhường nào, chứ không phải lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào mục tiêu chiến thắng. Nhưng bất kỳ một cổ động viên nào cũng nên tự hỏi mình khi khen ngợi lối chơi mới mẻ ấy, rằng họ có thể đủ kiên nhẫn để chấp nhận cho nó tung cánh bay xa đến đâu. Đấy là một nỗ lực thay đổi không dễ dàng. Như đã nói, chuyện đánh giá luôn một con người chỉ nhờ thành quả của anh ta đã trở thành một thái độ xã hội phổ biến, không chỉ trong thể thao.
Bình luận bài viết