Bạn muốn tắt quảng cáo?

Cầu thủ trẻ SLNA vỡ mộng khi lần đầu về… Nghệ An chơi bóng

Thứ Hai, ngày 05/10/2020 - 21:03
2.7/5 của 331 đánh giá
Khởi điểm được đào tạo từ PVF, Hồ Văn Cường không khỏi sốc khi trở về lò đào tạo của quê hương vì điều kiện quá khó khăn.

Hồ Văn Cường là cầu thủ ghi bàn trong trận chung kết U17 Quốc gia 2020 giữa U17 SLNA và U17 Nutifood. Không chỉ cùng U17 SLNA vô địch giải đấu, anh còn được HLV Philippe Troussier triệu tập lên ĐT U17 Quốc gia.

Anh chia sẻ về quãng thời gian khởi điểm bóng đá: “Năm 2013 tôi được thầy địa phương giới thiệu và đưa vào PVF tuyển sinh. Với một cậu bé sinh ra ở vùng quê nghèo tại Nghệ An như tôi điều đó như một giấc mơ có thật

Bóng đá với tôi không chỉ là đam mê. Rất nhiều tấm gương như Nguyễn Huy Hoàng, Lê Công Vinh, Dương Hồng Sơn hay thầy của tôi bây giờ - Phạm Văn Quyến, … đã đổi đời nhờ bóng đá"

Hồ Văn Cường ghi bàn cho U17 SLNA ở trận chung kết U17 Quốc gia 2020

Tôi hi vọng sẽ nỗ lực để lo cho bản thân, sau là đến gia đình tôi. Bố mẹ tôi có 9 người con. Tôi là thứ 6. Cuộc sống dẫu nghèo nhưng bố mẹ luôn động viên tôi không từ bỏ giấc mơ

Trở thành học viên PVF, anh trai đưa tôi vào mấy ngày rồi trở ra. Thoáng chút buồn, tôi nhanh chóng làm quen với cuộc sống nơi đây. Chuyện lo bữa ăn giấc ngủ hay tuân thủ đúng nội quy không có gì khó khăn với một thằng bé “nhà quê” vốn quen tự lập như tôi

PVF không chỉ dạy tôi về chuyên môn mà còn dạy cách ứng xử với người lớn, lời ăn tiếng nói như thế nào cho đúng mực để trở thành người văn minh, giúp ích cho xã hội. Trung tâm tập trung các bạn ở nhiều nơi tới nên cũng học được nhiều cái với nhau

Tụi nhỏ xa nhà chúng tôi tự bảo nhau phải chăm chỉ mới ở lại được. Những mùa hè – thời điểm loại học viên, chúng tôi thường nhìn nhau khóc khi có anh em, đồng đội phải nói lời chia tay Trung tâm

Tiền đạo 17 tuổi ngỡ ngàng trước cơ sở vật chất tại lò đào tạo SLNA

Rồi đến một ngày tôi cũng phải rời xa “ngôi nhà thứ hai” theo cách thật đau đớn. Năm 2018, tôi được tập trung cùng U16 Việt Nam. Trong lúc anh em bông đùa, tôi đã có lời nói không hay với thầy trong nhóm đồng đội, rồi bị trả về PVF. Quyết định kỷ luật, loại tôi của PVF ra sau đó như điều tất yếu.

Tôi thất vọng tràn trề về bản thân. Tôi sợ nhìn thấy ánh mắt của mẹ, của các anh chị tôi. Tôi nhớ mong ước của ba những ngày còn trên đời. Ông luôn mong tôi sẽ thành công với bóng đá. Năm 2014 ba mất. Tôi không được về nhìn ba khi ông trút hơi thở cuối cùng.

Ngày chia tay PVF, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi thấy sự trách móc trong ánh mắt mẹ và các anh, chị, em tôi. Nhưng lớn hơn, họ luôn cho tôi điểm tựa, động viên tôi phải đứng dậy. Vấp ngã ở đâu, tôi phải đứng dậy ở đó. Tôi nghỉ ở nhà một thời gian và được các thầy cô PVF giúp đỡ, đưa vào lò đào tạo Sông Lam Nghệ An để tiếp tục trên con đường bóng đá”.

Anh chia sẻ khi trở về lò Sông Lam Nghệ An, anh không khỏi vỡ mộng: “Môi trường ở Sông Lam Nghệ An là những khác biệt với PVF. Ở đây tôi phải tự lập nhiều hơn, lo giặt giũ quần áo, giầy dép. Không có máy giặt cho lớp học viên nhỏ chúng tôi.

Tiền sinh hoạt thay vì được dành dụm như khi ở PVF để cuối năm gửi về nhà nay cần dùng để lo mọi đồ dùng hàng ngày như giầy dép, dầu gội, bàn chải đánh răng, quần áo. Phòng ốc chỉ đơn giản thôi. Có khi 7-8 anh em một phòng với mấy cái quạt điện.

Hồ Văn Cường được xuất phát từ lò đào tạo PVF

Sân bãi hay bữa ăn cũng thế, không đủ đầy như PVF. Ở đây nếu ra sân, chiến thắng và giành cúp, chúng tôi sẽ được tăng tiền sinh hoạt lên gấp đôi, bữa ăn hàng ngày sẽ có thêm thịt, rau.

Đó là thực tế và mục đích rõ ràng, đầu tiên để cầu thủ chúng tôi cố gắng. Khi có giải, chúng tôi cũng được ra ngoài khách sạn ở. Rất thoải mái. Sau này nếu được lên đội 1, đá V-League, chúng tôi sẽ có thêm tiện nghi, ăn uống thoải mái hơn.

Dù nơi đây thiếu nhiều thứ, không được như PVF nhưng ở Sông Lam Nghệ An, tinh thần là thứ luôn ào ạt, mãnh liệt trong mỗi cầu thủ. Sông Lam Nghệ An được mệnh danh là câu lạc bộ có lối chơi máu lửa.

Tính quyết tâm, nhiệt huyết là điều khi nhắc đến Sông Lam, câu lạc bộ nào cũng phải e ngại. Toàn đội luôn có sức mạnh từ sự đoàn kết vì tập thể. Phải sống, chiến đấu vì nhau, vì gia đình, vì tương lai sau này nên các cầu thủ luôn khát khao khi ra sân”.

Nhật Anh

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?