Champions League mùa mới: Bóng đá Anh khát khao tìm lại ánh hào quang xưa
Champions League là giải đấu mà bất cứ CLB nào của bóng đá châu Âu cũng khát khao chinh phục. Và với những đội bóng xứ sương mù, đấu trường này năm nay là cơ hội để họ gỡ gạc lại thể diện và tìm lại ánh hào quang xưa.
-
Suarez phải chấm dứt phong độ tệ hại tại Champions League?
-
Philippe Coutinho: “Thật khó lý giải cho việc Barcelona không có được danh hiệu Champions League nào gần đây”
-
Arthur sẽ có mặt trong đội hình dự Champions League của Barcelona
-
Marcus Rashford sẵn sàng trong trận ra quân Champions League của MU
-
Salah khẳng định Liverpool sẽ giành chức vô địch Champions League
Xem thêm:
luôn là một thế lực đáng gờm ở các giải đấu hàng đầu châu Âu, bởi những CLB xứ sương mù thường được đầu tư mạnh mẽ và sở hữu nhiều ngôi sao trong đội hình. Thêm một lý do nữa khiến các đội bóng Anh luôn là đối trọng với mọi đại diện quốc gia khác, đó là bởi họ từng có thời “thống trị” Champions League.
Đã từng có thời điểm những CLB của giải ngoại hạng tung hoành tại cúp C1 châu Âu. Điều ấy diễn ra trong khoảng thời gian từ mùa giải 2004/05 đến 2008/09 khi mà các đại diện xứ sương mù thay nhau tiến sâu ở hạng đấu cao nhất châu Âu cấp CLB.
Còn nhớ, năm 2005, Chelsea và Liverpool vào tới bán kết Champions League trước khi The Kop tạo nên màn lội ngược dòng thần thoại ở trận đấu cuối cùng để lên ngôi vô địch. Một năm sau, dù không thể làm vua song ít nhất, bóng đá Anh cũng có Arsenal tiến vào trận chung kết.
Trong 3 năm tiếp theo, các CLB ở thăng hoa rực rỡ, mở ra một “kỷ nguyên vàng” cho xứ sương mù ở giải đấu cao nhất lục địa già. Đó là thời điểm mà họ sở hữu 3/4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết với Liverpool cùng giành ngôi á quân ở các năm 2007 và 2009.
Năm 2008, thậm chí nước Anh còn khiến nhiều quốc gia ghen tị khi biến trận chung kết thành cuộc đấu nội bộ của mình. Chelsea cùng nửa đỏ thành Manchester tạo ra cuộc chiến căng thẳng trong đêm mưa đáng nhớ tại xứ bạch dương trước khi thầy trò Alex Ferguson lên ngôi với chức vô địch mà họ giành lại từ đối thủ với cú trượt chân đáng tiếc từ Terry.
Sau những thành công vang dội ấy, bóng đá Anh có phần đi xuống nhưng ít nhất, họ cũng có thêm 2 lần vào đến chung kết ở 3 mùa giải sau đó. Và nếu như Quỷ đỏ thất bại trước Barcelona năm 2011 thì chỉ 365 ngày sau, Chelsea đã làm rạng danh xứ sương mù với chức vô địch quả cảm tại xứ Bavaria.
Tính rộng ra, trong 8 mùa giải từ 2004/05 đến 2011/12, các đội bóng của ngoại hạng Anh là những người “hô mưa, gọi gió” ở . Có cảm giác rằng, đó là thời điểm mà những CLB tới từ xứ sương mù không thể bị đánh bại. Họ không chỉ giúp cho giải ngoại hạng tạo ra sự thống trị trên bản đồ bóng đá châu Âu mà còn mở ra kỷ nguyên vàng với những chiến công vang dội khiến cho các quốc gia khác phải ghen tị.
Nhưng rồi, sau giai đoạn đỉnh điểm thăng hoa ấy, mọi CLB của Premier League bỗng nhiên chững lại. 8 năm với những đỉnh cao chói lọi nhường chỗ cho khoảng thời gian các đội bóng Anh thoái trào tại Champions League.
Các CLB tại giải ngoại hạng đi xuống thấy rõ và ngày càng bị các nền bóng đá khác thu hẹp khoảng cách rồi vượt qua. Mùa giải 2012/13, họ không có bất cứ đại diện nào tại tứ kết. Một năm sau, vào được tới bán kết thì bị loại. Mùa bóng 2014/15, bóng đá xứ sương mù tiếp tục đi theo vết xe đổ như cách đó 2 năm khi tiếp tục vắng bóng ở vòng đấu giành cho 8 đội mạnh nhất. Trong 2 năm sau đó, Manchester City gỡ gạc thể diện khi vào đến bán kết năm 2016 thì rồi cũng dừng bước bởi Real Madrird, còn Leicester City năm 2017 thực sự không đủ tầm để so tài với các ông lớn hàng đầu châu Âu. Việc họ đi tới tứ kết thực tế đã là thành công với đội bóng này.
Lý do gì đã khiến các CLB xứ sương mù đi xuống đến như vậy? Không ai có thể trả lời được nhưng ai cũng hiểu rằng đó là giai đoạn “khủng hoảng” với bóng đá Anh tại Champions League. Đâu rồi những đại gia như Man United, Liverpool hay Arsenal từng tung hoành, thời điểm ấy, họ chỉ còn là “cái bóng” của chính mình trong quá khứ.
Với sự phát triển của bóng đá Đức, sự lên ngôi tới từ Tây Ban Nha và sự tham vọng của gã nhà giàu Ligue 1, Paris Saint Germain, các CLB ở ngoại hạng Anh cũng vì thế mà lép vế dần. Đã qua rồi cái thời mà xứ sương mù “làm mưa, làm gió” tại đấu trường châu Âu, đã qua rồi tháng năm rực rỡ của Premier League ở Champions League. Sau một chu kì thăng hoa là giai đoạn thoái trào để bóng đá Anh nhận ra sức mạnh thực sự cùng khát khao cải tổ ở từng CLB nhằm thành công trong những mùa giải sau.
Bóng đá Anh cần một cú tạo đà để thức tỉnh và khơi dậy niềm tin cho các đội bóng khi vươn mình thi đấu ở châu Âu. Điều đó đã tới với thành công của . Dù cho thầy trò Jurgen Klopp có thất bại ở trận chung kết trước Real Madrid thì hành trình mà họ đã đi qua tại Champions League mùa giải năm ngoái thực sự là rất ấn tượng.
Lối chơi pressing tầm cao được chiến lược gia người Đức áp dụng tạo ra thế trận tấn công bùng nổ và bóp ngạt đối thủ ngay từ phần sân nhà. Nhìn cái cách mà những Sevilla, AS Roma, Man City hay thậm chí là cả Real trong những phút đầu tiên trận chung kết thì mới thấy Liverpool đã thi đấu xuất sắc đến thế nào.
Mọi thứ có thể sẽ không tệ với The Kop đến thế nếu như họ còn có trên sân ngôi sao bởi đó là khoảng thời gian mà đại diện nước Anh đang chiếm lĩnh thế chủ động. Dẫu sao, điều gì xảy ra cũng đã qua nhưng cách mà Liverpool nhập cuộc trong mỗi cuộc chạm trán và cách đưa họ đến với chung kết khiến nhiều CLB xứ sương mù phải học tập.
Đó là lần đầu tiên sau 6 năm, một CLB của giải ngoại hạng Anh đi tới trận đấu cuối cùng tại Champions League và điều ấy đủ để khơi dậy tinh thần chiến đấu cùng niềm tin vốn đang “ngủ quên” ở nhiều ông lớn khác.
Bóng đá xứ sương mù từng có 5 năm “hô mưa, gọi gió” ở cúp C1 châu Âu và họ cũng cần 6 năm để một CLB nào đó đánh thức đẳng cấp để họ tìm lại ánh hào quang từng có.
Năm nay, Premier League tiếp tục đóng góp 4 đại diện ở giải đấu cao nhất châu Âu cấp CLB. Xét một cách toàn diện, họ có đủ khả năng để tiến sâu, thậm chí là vào tới chung kết. Nhìn cái cách mà từng thể hiện ở mùa giải trước có thể thấy thầy trò Mauricio Pochettino không phải là đội bóng dễ bị bắt nạt, nhất là khi thi đấu trên sân nhà.
Trong khi đó, Man United của Mourinho có thể thất thường ở đấu trường quốc nội nhưng họ còn đây nhiều cái tên xuất sắc cùng kinh nghiệm lão làng từ người đặc biệt. Bài học thất bại trước Sevilla còn đó và chắc chắn Quỷ đỏ sẽ không muốn đi vào vết xe đổ năm nào.
Liverpool cùng nghiễm nhiên là 2 lá cờ đầu của bóng đá Anh. Nếu như á quân của Champions League đang sở hữu lối chơi tốc độ thì nhà ĐKVĐ Premier League có thừa đẳng cấp và bản lĩnh. Quan trọng hơn, đội hình mà The Kop hay The Citizens sở hữu đủ sức cạnh tranh với chinh chiến cùng nhiều đối thủ khác ở châu Âu.
Sau 10 năm kể từ lần cuối cùng có 3 đại diện đi tới vòng bán kết cúp C1, người Anh lại mơ về một viễn cảnh như vậy lặp lại trong mùa giải này. Khó, nhưng không có nghĩa là không thể. Họ có quyết tâm, có kinh nghiệm và đẳng cấp để hiện thực hóa những điều đó. Một thập kỷ hoặc lâu hơn thế là quá đủ để các đại diện giải ngoại hạng trở lại và tìm về ánh hào quang năm nào, đồng thời khơi dậy kỷ nguyên mới cho bóng đá Anh ở đấu trường châu Âu sau nhiều năm lép vế.
Ngoại trừ Man City, 3 CLB còn lại đều nằm trong các bảng đấu khó khăn nhưng đó sẽ là thách thức kiểm chứng sức mạnh thực sự của các đội bóng Anh ở giải đấu năm nay.
Mạnh Tuấn – Thanh Phong