Bạn muốn tắt quảng cáo?

V-league là gì? V-league có bao nhiêu vòng đấu?

Thứ Hai, ngày 10/12/2018 - 15:19
5/5 của 1 đánh giá

Tìm hiểu V-league là gì? V-league có bao nhiêu vòng đấu. Thông tin cơ bản về giải bóng đá cao nhất của Việt Nam.

V-league là gì?

V-League là tên gọi tắt của Giải bóng đá vô địch quốc gia. Đây là giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống các giải thi đấu chuyên nghiệp của Việt Nam.

V-League do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức, Mùa giải đầu tiên được tổ chức vào năm 1980. Trong gần 40 năm qua, giải vô địch quốc gia V-league đã liên tục thay đổi thể thức thi đấu cũng như số lượng đội bóng tham gia.

 

Từ năm 2000-2001, giải vô địch quốc gia chính thức chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp với tên viết tắt là V-league. Từ thời gian này, BTC tạo điều kiện cho phép cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu tại giải.

Năm 2012, Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời. Công ty này khởi xướng đổi tên Giải vô địch quốc gia thành Giải bóng đá Ngoại hạng (Super League). Tuy nhiên, tên gọi này chỉ được áp dụng trong 5 vòng đấu.

Năm 2013, Công ty VPF thay đổi tên viết tắt Giải bóng đá vô địch quốc gia thành V-league 1 và Giải hạng Nhất quốc gia thành V-league 2. Tính đến nay, Giải vô địch quốc gia đã đổi tên 6 lần.

Thể thức thi đấu V-league

Cùng với việc thay đổi tên gọi, giải vô địch quốc gia cũng đã 3 lần thay đổi thể thức thi đấu cùng số đội bóng tham dự.

Trong giai đoạn 1980-1995: Các đội bóng được chia thành các bảng đấu dựa theo khu vực địa lý Bắc – Trung – Nam.

Mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Một hoặc hai đội đứng đầu đầu bảng sẽ bước vào vòng chung kết tranh chức vô địch. Trong khi đó, các đội xếp cuối mỗi bảng sẽ đá vòng play-off để tránh vé xuống hạng.

Logo V-league 2018

Đến mùa giải năm 1996, Giải đấu có 12 đội tham dự thi đấu vòng tròn 2 lượt chọn ra 6 đội đầu bảng. 6 đội đầu bảng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt chọn ra nhà vô địch. 6 đội bét bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt rồi loại ra hai đội phải xuống hạng

Từ năm 1997 đến 2013 (không tính giải Tập huấn mùa Xuân năm 1999), các đội không chia bảng mà tập trung thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Hết hai lượt trận, đội nào tích lũy điểm nhiều nhất sẽ giành chức vô địch. Một hoặc hai đội đứng cuối bảng xếp hạng phải xuống chơi ở Giải Hạng Nhất mùa giải sau.

Trước năm 2011, giải vô địch quốc gia nhiều lần thay đổi số đội thi đấu. Đáng chú ý, thời điểm số đội tham dự V-league nhiều nhất lên đến 27 đội (năm 1987), 32 đội vào năm (1989).

Trong hai năm đầu tiên tiến lên giải chuyên nghiệp (2000-2001 và 2001-2002), số lượng các đội bóng tham dự V-League chỉ còn lại 10 đội. Đến mùa giải 2003 – 2005, số lượng các đội bóng tăng lên 12 đội.

Mùa giải 2006, có 13 đội tham dự giải vô địch quốc gia.  

Từ năm 2007 – 2012, 14 đội tham gia tranh tài ở giải đấu bóng đá cao nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, một năm sau 2013, hàng loạt đội bóng giải thể, số đội tham dự giảm xuống còn 12 đội. Đến năm 2014, con số đội bóng tham dự V-league đã trở lại 14.

Từ đó đến nay, giải vô địch quốc gia vẫn duy trì số lượng 14 đội bóng tham gia. Các đội bóng tranh tài qua 23 vòng đấu chọn ra đội nhiều điểm nhất là nhà vô địch.

Thành tích các đội bóng tại V-league

Trong lịch sử giải vô địch Quốc gia V-league, Thể Công (trước là đội bóng Quân đội) đang giữ thành tích vô địch V-league nhiều nhất với 5 lần.

Becamex Bình Dương vô địch 4 lần, Á quân 2 lần và 1 lần giành hạng Ba.

Hà Nội FC 3 lần giành chức vô địch, 4 lần là Á quân và 1 lần xếp thứ Ba.

CLB Đà Nẵng 2 lần giành chức vô địch, 2 lần giành vị trí Á quân và 2 lần xếp thứ Ba.

Sông Lam Nghệ An vô địch 2 lần, 1 lần ngôi Á quân, 1 lần giành huy chương đồng.

Đồng Tâm Long An đã hai lần giành chức vô địch, 3 lần đoạt ngôi Á quân và 1 lần giành vị trí thứ ba.

CLB Hoàng Anh Gia Lai đã 2 lần giành chức vô địch và 2 lần xếp hạng ba.

BÌNH LUẬN BÀI VIẾT

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?

Soi kèo Bóng đá Việt Nam

Bạn muốn tắt quảng cáo?
Bạn muốn tắt quảng cáo?
Thêm tin tức
Bạn muốn tắt quảng cáo?