Solskjaer hay dở đến đâu?
Cuối tuần này MU không phải ra sân thi đấu. Đó là một khoảng nghỉ ngơi vô cùng quan trọng của Solskjaer và các học trò để hướng đến hoàn thành mục tiêu của mùa bóng. Nhưng đây cũng là lúc để chúng ta nhìn lại xem, Solskjaer đã làm được gì cho MU.
Tham khảo thêm:
Có một điều thú vị là phần lớn những HLV tạm quyền đều thu được thành công. Marco Di Matteo, Avram Grant, Guus Hiddink ở MU. Solari ở Real. Kể cả Giggs khi lên thay David Moyes cũng đã có được những kết quả tích cực. Tại sao vậy ?
Trước tiên là chỉ có những CLB lớn mới bổ nhiệm những HLV tạm quyền. Làm HLV ở các CLB lớn, giàu tham vọng luôn là một gánh nặng rất lớn. Bạn không chỉ phải thu được kết quả tích cực mà bạn cần đạt được những danh hiệu và đảm bảo sự thống trị. Do đó, bạn cần là một kẻ chinh phục. Một nhà vô địch đích thực. Nên quá trình lựa chọn người cầm lái ở những CLB lớn không bao giờ dễ dàng.
Trong một giai đoạn khủng hoảng nhất định nào đó, thường là HLV cũ không đạt được thành tích tốt thì ban lãnh đạo sẽ xem xét bổ nhiệm một HLV tạm quyền để đi nốt mùa giải dở dang trước khi có được một cái tên thực sự xứng đáng trên băng ghế huấn luyện. Điều này khác với những đội bóng nhỏ, khi HLV cũ cần phải thay thế họ sẽ bổ nhiệm một cái tên mới. Đó là cách những CLB tốp cuối thường làm.
Ở các CLB lớn như Chelsea, Real hay MU, lực lượng của họ luôn rất ổn. Cái đang bất ổn chỉ là tâm lý cầu thủ khi hoặc bất mãn với HLV cũ. Chính vì thế, những kẻ tạm quyền luôn có cơ hội được là việc với một đội ngũ tài năng, cái họ cần là điều chỉnh tâm lý cho các cầu thủ để lấy lại cảm hứng chơi bóng đi qua nốt giai đoạn khủng hoảng này.
Dễ thấy, Di Matteo hay Avram Grant và kể cả Guus Hiddink đều đưa Chelsea về lối chơi phòng ngự phản công phù hợp với lực lượng sẵn có sau giai đoạn cách mạng tấn công không hiệu quả. Việc thả cho các ngôi sao được thoải mái sẽ khiến họ tỏa sáng nên những hiệu ứng tích cực tức thời sẽ quay trở lại. Đây cũng là cách mà Solskjaer đã làm khi phá bỏ xiềng xích cho các cầu thủ MU sau giai đoạn dưới thời Mourinho.
Niềm vui đã quay trở lại. MU tấn công với tinh thần phóng khoáng như cái cách mà người ta vẫn muốn thấy về họ. Loạt trận thắng ấn tượng của Solsa đến rất nhanh. Nhưng, đó là niềm vui ngắn hạn, bước đầu. Còn, nếu bạn muốn làm HLV một đội bóng lớn. Bạn cần chính tỏ được tài năng và quyền uy.
Đáng tiếc, đây là những thứ Solsa chưa bao giờ thể hiện được. Solsa là một cầu thủ tài năng, nhưng danh hiệu cá nhân lớn nhất của anh là “vua dự bị”. Solsa chưa bao giờ là một cá tính lớn để đấu tranh cho quyền lợi của mình. Tương tự với tư cách một nhà chiến thuật, Solsa cũng chưa từng thu được kết quả tích cực nào. Sau bước đầu với đội trẻ MU, ông thất bại ở Cardiff, không quá nổi bật ở Molde. Mười năm làm HLV và chưa có được danh hiệu nào, khó có thể nói Solsa là một nhà chiến thuật giỏi.
Hãy nhìn Pochettino xoay vòng với những nguồn lực hạn chế ở Tottenham để thấy tài năng của một bậc thầy chiến thuật thực sự. Pep là một bậc thầy về chiến lược, tất cả đã được thu xếp ở phía sau hậu trường để Pep có thể gây dựng đế chế của mình ở mọi nơi ông đến. Chúng ta ca ngợi thầy Park, nhưng không nhìn thấy những miếng đánh tinh tế của ông thầy người Hàn mỗi khi gặp phải đối thủ mạnh. Đừng nghĩ U23 Việt Nam ngon hơn U23 Thái Lan.
Chúng ta chỉ có một ý đồ chơi bóng khôn ngoan hơn thôi. Khi chất lượng cầu thủ về cơ bản đã đồng đều ở một mức độ nhất định, chỉ còn vài ngôi sao có thể tạo nên sự khác biệt thì vai trò của HLV càng quan trọng. Gây sức ép ở đâu, giải phóng năng lượng cho nhân tố nào, đó là những bài toán đau đầu cho mỗi HLV. Dĩ nhiên, Solsa chưa cho thấy dấu ấn đó. Đừng so sánh Solsa với Pep, đó là sự khập khiễng về mặt tư duy.
Những kẻ tạm quyền thành công thì có nhiều, họ giải phóng những ngôi sao để thu được kết quả lập tức. Nhưng, đường dài mới biết ngựa hay. Di Matteo không có tiếng nói lớn hơn Terry và Lampard ở Chelsea. Solari còn không bảo được Ramos. Ngay sau khi được trao ghế chính thức và tìm cách áp đặt ý tưởng của mình lên các ngôi sao, họ đều đã thất bại.
Solsa lấy gì ra để nói chuyện với những đứa trẻ ngỗ ngược như Lukaku hay Pogba. Người ta hy vọng nhiều vào uy tín của Sir Alex để có thể giúp Solsa. Nhưng nếu bản thân Solsa không đủ tầm, ông sẽ không thể áp đặt quyền uy của mình lên các cầu thủ. Về mặt này, Solsa cũng không phải Zidane, một ngôi sao của thời đại.
Giờ Solsa đã có ghế chính thức. Cứ coi như ông sẽ đi qua hết mùa giải này trong vui vẻ thì mùa sau vị HLV còn chưa bao giờ tiêu đến 10tr Euro cho một bản hợp đồng này sẽ đối diện thế nào với thị trường chuyển nhượng? Vậy mà mùa giải còn chưa kết thúc, người ta đã ném cả trăm triệu Euro vào mặt để bắt Solsa tiêu rồi. MU đã chuẩn bị sẵn cho một cuộc thanh lọc đội hình và cơn đau đầu đến sớm quá. Quá trình chuẩn bị cho một mùa bóng mới đòi hỏi nhiều hơn là sự thoải mái về mặt tinh thần. Khi muốn áp đặt được ý tưởng của mình lên các cầu thủ, bạn phải thực sự khẳng định được khả năng của mình.
Trận thắng ấn tượng nhất dưới thời Solsa đến tại Paris, trong một ngày mà Chúa đã bỏ quên sự công bằng. Trong trận đấu đó, Solsa không hay hơn Tuchel mà họ thắng vì đó là ngày tận cùng đen đủi của HLV người Đức. Bóng đá luôn có những trận đấu kỳ cục như vậy. Còn trận đấu phản ánh rõ nhất khả năng chỉ đạo của Solsa là khi ông để Emery đánh bại 3 ngày sau đó. Arsenal đã chơi thứ bóng đá “ổn” hơn rất nhiều so với MU. Dù họ có thể nói là tương đồng về chất lượng đội hình. Còn trong suốt cả quá trình huấn luyện, ông không để lại dấu ấn chiến thuật nào ấn tượng cả.
Solsa có thể dành được rất nhiều tình cảm của các CĐV MU vì những đóng góp. Nhưng với tư cách là một HLV độc lập, ông chưa cho thấy tố chất đặc biệt nào. Ngay sau khi dành ghế chính thức, MU đã quay lại với chuỗi ngày bết bát. Đứng trước họ là hai trận đại chiến với Barca của . Ai sẽ đặt niềm tin vào việc MU sẽ vô địch được Champions League thế ?
Mục tiêu của MU mùa này vẫn phải là được dự Champions League mùa sau, bản hợp đồng tài trợ khổng lồ với Adidas cũng quy định như thế bởi nếu không sẽ bị cắt giảm tới 25%. Nhưng nếu nhìn lại thì sau phút hào hứng ban đầu khi liên tục vùi dập những đội bóng nhỏ, MU đã trở lại vị trí của mình. Khi Mou ra đi, họ xếp thứ 6 và khoảng cách với ngôi đầu là 18 điểm còn lúc này, sau hơn 3 tháng vị trí trên bảng xếp hạng vẫn không đổi và khoảng cách của họ với Man City là 19 điểm. Phải chăng ban lãnh đạo MU đã trao cho Solskjaer vị trí này hơi sớm ?
Long Win
Bình luận bài viết