3 điểm yếu của Nhật Bản mà ĐT Việt Nam có thể khai thác
-
Hùng Dũng đá 3-4 trận nội bộ trước khi trở lại chính thức
-
Tiết lộ thời điểm Hà Nội FC đón tân binh ĐT Việt Nam
-
Sân Mỹ Đình vượt qua bài kiểm tra đầu tiên trước trận đấu gặp Nhật Bản
-
Công Phượng nhận tin cực vui, thêm động lực toả sáng trước Nhật Bản
-
ĐT Việt Nam gặp Nhật Bản: Trái đất tròn không gì là không thể
Đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với Nhật Bản trong khuôn khổ lượt trận thứ 5 bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á vào ngày 11/11 tới trên sân nhà Mỹ Đình. Trong khi ĐT Việt Nam chưa có điểm số nào sau 4 trận toàn thua, thì Nhật Bản cũng để lại thất vọng lớn với chỉ 6 điểm và xếp ở vị trí thứ 4.
Dù vậy, Nhật Bản vẫn được đánh giá cao hơn rất nhiều so với ĐT Việt Nam, cả về đẳng cấp, kinh nghiệm lẫn lực lượng. HLV Hajime Moriyasu đã triệu tập tới 18 cầu thủ đang chơi ở châu Âu cho cuộc đối đầu này. Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu mà người hâm mộ quen mặt như Takumi Minamino, Takehiro Tomiyasu hay Ritsu Doan.
Được xếp ở "chiếu dưới" song không vì thế mà ĐT Việt Nam tự ti hay run sợ. Ngược lại, đoàn quân HLV Park Hang Seo đặt mục tiêu giành điểm số lịch sử trước Nhật Bản. Dĩ nhiên, đây là thử thách vô cùng khó nhằn, song nhìn từ những trận đấu của Nhật Bản vừa qua, ĐT Việt Nam có quyền hy vọng. Ít nhất 3 điểm yếu đã được phơi bày và ĐT Việt Nam có thể khai thác.
ĐT Việt Nam đặt mục tiêu có điểm trước Nhật Bản
Đầu tiên, hàng công của Nhật Bản tỏ ra kém hiệu quả, bất chấp việc sở hữu những chân sút lừng danh như Yuya Osako (Vissel Kobe), Takuma Asano (Bochum), Kyogo Furuhashi (Celtic) và Takumi Minamino (Liverpool). Sau 4 trận đã đấu, Nhật Bản chỉ ghi vỏn vẹn 3 bàn thắng và là đội có hàng công tệ nhất bảng B, kém cả 2 đội xếp dưới là ĐT Việt Nam (4 bàn) và Trung Quốc (5 bàn).
Đáng nói, Nhật Bản tung ra tới 40 cú dứt điểm, trong đó có 18 cú sút trúng khung thành để đổi lại chỉ 3 bàn thắng. Cụ thể, Nhật Bản có 10 cú dứt điểm trước Oman (0 bàn), 14 cú trước Trung Quốc (1 bàn), 6 cú trước Saudi Arabia (0 bàn) và 10 cú trước Australia (2 bàn).
Hiệu suất chuyển hóa cơ hội thành bàn thắng của Nhật Bản chỉ là 16,7%. Để so sánh, ĐT Việt Nam ghi được 4 bàn sau 10 cú sút trúng khung thành, đạt hiệu suất 40%.
>> Xem thêm:
Điều này chỉ ra, các học trò của HLV Moriyasu đang gặp vấn đề về việc tìm đường vào khung thành đối phương. Họ có khả năng kiểm soát tuyến giữa tốt, nhất là khi gặp những đội dưới cơ (Oman, Trung Quốc), nhưng lại thiếu sự trực diện ở 1/3 phần sân đối phương với những đường chuyền mang tính quyết định. Trước những hàng thủ số đông và giàu thể lực như Oman, Nhật Bản gặp bế tắc thực sự.
Hàng công của Nhật Bản kém hiệu quả
Thứ 2, hàng thủ của Nhật Bản thường xuyên mất tập trung ở khoảng thời gian cuối trận. Bằng chứng là, cả 3 bàn thua của đội bóng xứ sở mặt trời mọc đều đến sau phút 70. Ở trận đầu tiên gặp Oman, Nhật Bản thủng lưới ở phút 88 khi các hậu vệ chủ nhà lộ khoảng trống cho Sabhi đá nối hiểm hóc.
Tới trận gặp Saudi Arabia, đường chuyền về tai hại của Shibasaki ở phút 71 đã trở thành pha kiến tạo cho Al-Birakal băng xuống ghi bàn duy nhất cho đội bóng vùng Vịnh. Ở màn so tài với Australia, Nhật Bản bị gỡ hòa 1-1 ở phút 70 sau cú sút phạt trực tiếp của Hrustic, xuất phát từ một pha phạm lỗi của Morita ở sát vạch 16m50.
Trong khi đó, ĐT Việt Nam từng ghi 2 bàn thắng vào lưới Trung Quốc ở những phút cuối cùng của trận đấu. Không quá nổi trội về mặt chuyên môn nhưng tinh thần luôn là "vũ khí" nguy hiểm nhất của ĐT Việt Nam. "Những chiến binh Sao vàng" sẽ không bỏ cuộc cho tới khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu.
Cuối cùng, Nhật Bản gặp vấn đề từ chính những ngôi sao hàng đầu của mình. Vì có quá nhiều cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu nên họ phải di chuyển quãng đường xa, lệch múi giờ để về tập trung đội tuyển cũng như thích nghi với điều kiện khí hậu khác.
Các ngôi sao của Nhật Bản chưa có phong độ ổn định
Dường như đó là lý do ở 4 lượt trận vừa qua, phong độ của họ đi theo đồ thị hình sin: thua trận đầu của đợt tập trung (Oman – đầu tháng 9, Saudi Arabia – đầu tháng 10) và thắng ở trận sau đó (Trung Quốc, Australia). Trận gặp Việt Nam này là trận đầu tiên của họ trong tháng 11.
Dù đã bố trí một chuyên cơ riêng siêu xịn để đón nhóm cầu thủ này, song Nhật Bản vẫn phải đón nhận tin kém vui rằng chuyến bay bị trì hoãn tới 10 tiếng. Thay vì có mặt tại Việt Nam vào sáng nay 9/11 như dự kiến, phải tới chiều tối, Nhật Bản mới có đủ quân. Như vậy, nhóm cầu thủ này sẽ bỏ lỡ buổi tập trên sân phụ Hàng Đẫy của toàn đội.
Trận đấu giữa ĐT Việt Nam và Nhật Bản sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 11/11.
Việt Nam
#có thể bạn quan tâm
- Vì sao tuyển Việt Nam đi ngược lại xu hướng ở AFF Cup 2022?
- Đá 30 phút cho ĐT Việt Nam, vì sao Quang Hải lại quá tải?
- Bạn bè Thái Lan cảm ơn Việt Nam vì… được 'xem ké' AFF Cup 2022
- Nhật Bản cử trinh sát 'xem giò' Việt Nam, lo đụng ở tứ kết U23 châu Á 2022
- Điểm tin bóng đá tối 6/6: Neymar giúp Brazil thắng Nhật Bản, MU sắp có De Jong