Bài học nào cho ĐT Việt Nam trước trận đấu với Australia?
Đối thủ của ĐT Việt Nam ở lượt trận thứ 2, vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á là Australia, một trong năm đội mạnh nhất châu Á. Sức mạnh của Australia không thua kém, thậm chí là còn hơn so với Saudi Arabia. Chính vì thế, lối chơi mà ĐT Việt Nam áp dụng khi gặp Australia về cơ bản sẽ không khác nhiều so với khi đụng độ Saudi Arabia. Bởi đơn giản, lối đá phòng ngự phản công và kiểm soát khu trung tuyến là điều kiện bắt buộc với và các đồng đội.
ĐT Việt Nam phải kiểm soát tốt khu trung tuyến
Cũng từ đây, những sai số trong trận đấu với Saudi Arabia cần được ĐT Việt Nam rút kinh nghiệm. Hoặc chí ít, họ phải chơi tốt hơn và chặt chẽ hơn so với chính mình ở trận đấu trước. Cách mà dâng cao không phải là sai số. Bởi đó là ý đồ của ông Park trong việc triển khai phản công ngay từ giữa sân. Tuy nhiên, đẳng cấp chênh lệch là lý do mà chiến lược của ông Park phá sản. Tuấn Anh không những không đoạt được bóng mà vô tình anh để lộ khoảng trống phía sau. Hàng tiền vệ dâng cao nhưng hàng phòng ngự lại rụt rè trong việc tịnh tiến để giữ cự ly đội hình khiến cho khoảng trống giữa hai tuyến lại càng lớn.
Tuấn Anh có lẽ sẽ cảm ơn trong nhiều trường hợp, khi anh đã tham gia bọc lót cho người đàn anh trong nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong một trận đấu kéo dài đến 90 phút, sự xuống sức về thể lực đã không khoả lấp được lỗi sai và đẳng cấp chênh lệch giữa đôi bên. Vậy nên, thay vì tìm cách tạo ra bất ngờ theo cách như vậy, việc giữ một cự ly đội hình tốt thiên về phòng ngự, chấp nhận giằng co với Australia xem ra phù hợp với ĐT Việt Nam. Giới chuyên môn vẫn sẽ thừa nhận với ông Park, nếu cách tổ chức hàng thủ theo sơ đồ 5-4-1 hướng phẳng theo nguyên nghĩa phòng ngự được tạo ra một cách kỷ luật hơn.
→ Xem thêm:
Tấm thẻ đỏ của Duy Mạnh là hệ quả của sự yếu kém ở khu trung tuyến
Lại nói đến câu chuyện phản công, bóng dài là kịch bản nhanh nhất và trực diện nhất để ĐT Việt Nam có thể nghĩ đến chuyển trạng thái. Tuy nhiên, ĐT Việt Nam lại không tạo ra được một tình huống đáng kể nào trước Saudi Arabia. Tấn Trường, người có không gian rõ ràng nhất để thực hiện phát động tấn công gần như chuyền hỏng cả trận. Nên nhớ, 2 trong số 10 đường chuyền lỗi của Tấn Trường dẫn đến những pha phản công nguy hiểm bên phía Saudi Arabia.
Với một đội tuyển có chiều cao rất tốt để hoá giải những đường phát động tấn công như vậy, cách duy nhất để kỳ vọng là lên bóng từ biên, hoặc những đường chuyền xuyên tuyến từ trung lộ. Những tiền đạo có tốc độ hơn, xử lý gọn gàng hơn cần phải được sử dụng thay cho Văn Đức và Tiến Linh.
Việt Nam
#có thể bạn quan tâm
- Vì sao tuyển Việt Nam đi ngược lại xu hướng ở AFF Cup 2022?
- Đá 30 phút cho ĐT Việt Nam, vì sao Quang Hải lại quá tải?
- Bạn bè Thái Lan cảm ơn Việt Nam vì… được 'xem ké' AFF Cup 2022
- Công Phượng: Chân đá phạt góc mới nổi của HAGL và ĐT Việt Nam
- Bốc thăm VCK Asian Cup 2023: Việt Nam nhóm hạt giống 2, nguy cơ xuống 3