SLNA và chuyện về những bản “hợp đồng trọn đời”
-
Chuyên gia nhắc tới nhân vật hay 'nổ', ám chỉ bầu Đức của HAGL?
-
V.League 'đi lên chuyên nghiệp': Nỗi trăn trở suốt 2 thập kỷ
-
Điều kiện nào để Hoàng Đức, Văn Toàn sang Australia cùng ĐT Việt Nam?
-
HLV Kiatisak và nước cờ đúng đắn cho HAGL
-
Bật mí thời gian Hoàng Đức, Văn Toàn có thể hội quân ĐT Việt Nam
Từ chuyện Bình Định gia hạn “mạnh tay” với Tấn Tài…
Chiều ngày 8/1, CLB Bình Định đã công bố thông tin việc gia hạn hợp đồng dài hạn với ngôi sao Hồ Tấn Tài. Hậu vệ sẽ tiếp tục gắn bó với đội chủ sân Quy Nhơn đến mùa bóng 2026, với khoản tiền lương, lót tay ước tính hơn 10 tỉ đồng. Tại Bình Định, Hồ Tấn Tài sẽ mặc áo số 4 và tiếp tục là trụ cột trong đội hình của huấn luyện viên Nguyễn Đức Thắng.
Với bản hợp đồng mới, Tấn Tài sẽ gắn bó tới năm 29 tuổi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hậu vệ sinh năm 1997 sẽ gần như cống hiến cả sự nghiệp đỉnh cao của mình cho đội bóng quê nhà. Hay nói cách khách, đây là gần như là một bản hợp đồng trọn đời mà Bình Định dành cho tuyển thủ ĐT Việt Nam.
Tấn Tài ký hợp đồng gia hạn tới năm 2026 với Bình Định
Đây là động thái mạnh tay và đáng hoan nghênh của Bình Định. Việc 2 bên cam kết gắn bó lâu dài cho thấy sự chuyên nghiệp. Điều này chỉ có thể có được với một CLB có tiềm lực, có tầm nhìn xa và có tham vọng kết hợp với một cầu thủ có triển vọng lớn, có tình yêu, niềm tin sâu sắc với đội bóng quê nhà.
Trong lịch sử chứng kiến không ít những trường hợp cầu thủ dành cả sự nghiệp cho đội bóng quê nhà. Tuy nhiên trước đây, khi giá trị chuyển nhượng cầu thủ chưa được định hình hoặc ở một đội bóng ít tiềm lực, ít tham vọng nên các hợp đồng thường ngắn hạn, chỉ ở bản hợp đồng 1-2 mùa giải.
Tất nhiên việc gia hạn ngắn hạn cũng có nhiều điểm tốt bởi sau khi hết hạn hợp đồng cầu thủ có thể tìm kiếm cơ hội thi đấu ở đội bóng khác có lợi hơn. Tuy nhiên việc gia hạn trong khoảng thời gian ngắn cũng mang nhiều sự bất lợi. Dễ xảy ra tình trạng ầu thủ sẽ không thực sự cống hiến hết mình cho đội bóng mình đang khoác áo, hoặc đứng núi này trông núi nọ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phong độ trên sân cỏ.
… đến chuyện của SLNA
Việc Bình Định gia hạn “mạnh tay” với Tấn Tài thực sự là hợp đồng bom tấn của bóng đá Việt Nam. Nó tạo ra một biểu tượng mới của đội bóng và là một gợi mở rất đáng chú ý với nhiều đội bóng giàu tiềm lực, trong đó có SLNA.
SLNA là cái nôi sản sinh ra những nhân tài bóng đá hàng đầu Việt Nam. Hiện đội bóng này vẫn duy trì và phát huy truyền thống đó.
→ Xem thêm:
Từng có nhiều trường hợp cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo SLNA, sau đó cống hiến cho đội một và gia hạn hợp đồng thi đấu vì tình yêu đội bóng quê nhà và đội bóng cần sự phục vụ, cống hiến của họ. Tuy nhiên cũng không có ít trường hợp cầu thủ phải ra đi chỉ vì đội bóng thiếu nguồn lực. Tiêu biểu là trường hợp của Trọng Hoàng 3 năm trước. SLNA đã phải bất lực nhìn đứa con thân yêu về với đội bóng khác giàu có hơn là Viettel. Ngoài ra còn một số cầu thủ khác như Ngọc Hải, Khắc Ngọc hay trước đó là Công Vinh, Hồng Sơn…
SLNA sớm có sự định hướng cho các cầu thủ trẻ
Thậm chí có thời điểm SLNA còn sắp mất cả Văn Đức, Xuân Mạnh. Rất may là sự xuất hiện kịp thời của nhà tài trợ mới đã giúp những tài năng này ở lại với sân Vinh.
Trước đây khi đội bóng thiếu nguồn lực thì việc chảy máu lực lượng là điều thường xuyên xảy ra trước mỗi mùa giải. Tuy nhiên đến nay khi SLNA đã bước sang một trang mới, những hợp đồng vừa ký với Văn Đức, Xuân Mạnh và nhiều cầu thủ khác phải chăng sẽ tiếp tục được gia hạn, gia hạn tiếp. Thực chất đó cũng chính là “hợp đồng trọn đời” như Tấn Tài đã ký với Bình Định nhưng theo cách làm của SLNA.
→ Xem thêm:
Về phần các tài năng trẻ, SLNA cần nhanh chóng có những bước đi mới để giúp họ sớm định hướng tương lai. Đừng mong mọi việc dễ dàng nhưng cũng đừng thận trọng quá mức để trôi vuột mất cơ hội của những tài năng trẻ.
Bóng đá Việt Nam đang có những nước đi táo bạo để hướng về phía trước. SLNA cũng cần tham khảo, học tập và tìm ra cách làm đột phá, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau một cách đáng tiếc.