Chi đậm mua Grealish và nhăm nhe Kane, Man City có lo bị FFP sờ gáy?

Thứ Sáu, ngày 13/08/2021 - 15:37
5 /5 của 1 đánh giá

Man City đã gửi lời đề nghị thứ 2 trị giá 130 triệu bảng để hỏi mua Harry Kane. Nhiều ý kiến đã cho rằng The Citizens đang đánh cược và “trêu đùa” vận mệnh với FFP?

Cách đây ít lâu, Man City đã kích nổ bom tấn lớn nhất hè 2021 với việc mang về Jack Grealish từ Aston Villa. Đội chủ sân Etihad đã phải chia ra tròn trịa 100 triệu bảng (118 triệu ) để mang về cầu thủ hào hoa nhất nước Anh thời điểm hiện tại.

Thế nhưng có vẻ như cả bao tải tiền ấy mới chỉ là khởi đầu cho công cuộc đi săn của Man City. Nửa xanh thành Manchester đã và đang nhăm nhe thêm một cái tên khác, của Tottenham Hotspur. 150 triệu bảng (175 triệu euro) là cái giá mà Gà trống đã đặt ra cho đội trưởng của mình.

Man City cũng đã tiếp cận và vừa gửi thêm lời đề nghị thứ 2 trị giá 130 triệu bảng (lời đề nghị đầu tiên là 100 triệu bảng + ). Người ta nói rằng Spurs đã bắt đầu lung lạc trước đề nghị này, cộng thêm sức ép từ phía Kane, mọi thứ đang hồng hào hơn bao giờ hết với nhà ĐKVĐ Ngoại hạng Anh.

Man City đã nâng giá để hỏi mua Harry Kane

Nếu chiêu mộ thêm Kane, sẽ cán mốc 293 triệu euro (250 triệu bảng) hè này để mang về bộ đôi Tam Sư hot bậc nhất hiện tại. Đây cũng chỉ là cú vung tiền rất… bình thường của gã nhà giàu thành Manchester sau 1 năm bị FFP (Luật Công bằng tài chính của UEFA) sờ gáy.

Câu hỏi được đặt ra lúc này, Man City có đang “trêu đùa” vận mệnh của mình trước FFP và việc chi khủng như thế có khác nào tự đặt án phạt lên cổ mình?

Câu trả lời là không. Man City đã và đang tuân thủ khá nghiêm túc với các quy định từ FFP. Đội bóng này đã “ăn gậy” từ 1 năm trước đó và không muốn gặp thêm rắc rối từ đơn vị này. Vậy Man City đã và sẽ làm thế nào mọi chuyện êm xuôi như vậy? 

Khả năng mua bán khéo léo

Thời điểm cú nổ tới PSG được tiết lộ, HLV Pep Guardiola khi ấy đã trả lời với truyền thông rằng: “Chúng tôi đã mang về 60 triệu bảng từ việc bán đi các cầu thủ và sau đó dùng 100 triệu bảng để mua Jack Grealish”. Như vậy theo cách nói của Pep, Man City chỉ mất có 40 triệu bảng để mang về đội trưởng của Aston Villa.

Trong khi đó, một vài quy định của FFP về việc cân bằng tài chính được hiểu nôm ra rằng, các đội bóng phải có những chính sách để cân đối số tiền mà họ chi ra (trả lương và mua cầu thủ) với số tiền mà họ thu về (bản quyền truyền hình, bán cầu thủ, quảng cáo,….) theo một con số nhất định.

Grealish mới cập bến Man City với giá 100 triệu bảng

Về khoản này, Man City đang vận hành rất ổn. Tính ra, họ bán Angelino cho RB Leipzig với giá 18 triệu euro, Jack Harrison cho Leeds United là 12,8 triệu euro và sau cùng là Lukas Nmecha cho Wolfsburg với giá 8 triệu euro và thêm một vài bản hợp đồng cho mượn khác. Tính ra họ đang lời 38,8 triệu euro từ việc bán đi các cầu thủ không còn nằm trong kế hoạch và được thống kê vào sổ kế toán.

Ngoài ra, số tiền bản quyền truyền hình, tiền thưởng vô địch và các khoản thu khác của Man City trong mùa giải vừa qua cũng dư sức để đội bóng này sắm sửa tẹt ga.

Trả góp và không mua sắm bạt mạng

Kieran Maguire, giảng viên tài chính danh tiếng của trường Đại học Liverpool từng tiết lộ rằng nhóm bigsix của Ngoại hạng Anh có thể chi ra từ 80 đến 100 triệu euro để mua sắm, tùy theo quỹ lương và doanh thu của mỗi đội”.

Điều này ít nhiều phản ánh việc Man City thường xuyên cho trung bình khoảng 120 triệu mỗi mùa để mua sắm cầu thủ trong 5 mùa gần nhất (chưa có lương). Sự chi tiêu hợp lý và phân bổ nguồn tiền hợp lý chính là chìa khóa để nhà ĐKVĐ Ngoại hạng Anh vận hành hay chi tiêu mà không sợ xô đổ cán cân bằng tài chính của FFP.

Xem thêm:

Mùa giải 2017/18, Man City sắm sửa rầm rộ với 226 triệu euro chi ra. Thế nhưng sang đến mùa giải kế tiếp, họ chỉ chi ra 21 triệu euro để bù cho lần chi đậm trước đó. Tính ra đội bóng chỉ chi ra trung bình 120 triệu euro/mùa để sắm tân binh.

Hai mùa giải gần nhất, Man City đều chi ra lần lượt 88 triệu euro ở mùa 2019/20 và 100 triệu euro mùa 2020/21 để mua sắm. Con số này được cho là nằm trong khả năng, thậm chí là còn dư dả một phần sang mùa hè hiện tại. Cộng thêm số tiền bản quyền truyền hình tăng mạnh trong nhiều năm qua càng giúp tài chính của CLB dư giả.

Man City đang dư giả tiền để mua Kane?

Bên cạnh đó, CLB cũng chủ động thực hiện trả góp các bản hợp đồng của mình qua nhiều đợt khác nhau để tránh sự dò xét của FFP (FPP chỉ tính lỗ từ sổ sách và thực chi trong 3 mùa liên tiếp). Theo đó, Man City mới chỉ tra cho Aston Villa khoảng 40% số tiền mua Grelish mùa hè này. Phần còn lại sẽ chia thành nhiều đợt trả theo thỏa thuận giữa hai CLB.

Cách thức này cũng được nhiều đội bóng áp dụng, đơn cử như Inter vẫn còn đang nợ MU 40 triệu euro từ vụ bán Lukaku hay Arsenal mới chỉ trả khoảng 35 triệu euro cho Lille trong thương vụ mua Pepe với giá 84 triệu euro.

FFP hoạt động trên nguyên tắc dựa vào thu chi của CLB trong thời gian dài (khoảng 3 năm) để đánh giá chứ không tính khoản lỗ trong 1, 2 năm như trước. Xét theo nguyên tắc này, Man City có thể nhập ngay số tiền bán cầu thủ vào sổ sách. Trong khi đó số tiền mua cầu thủ chỉ nhập số tiền trả trong năm đầu tiên, tức là giảm tới 1/3, vừa vặn với quy định.

Phán quyết từ CAS và sự cáo già của Man City

Thời điểm tháng 7/2020, Man City và FFP lôi nhau ra Tòa án trọng tài thể thao (CAS) vì đội bóng nước Anh bị cáo buộc vi phạm Công bằng tài chính. Kết quả, CAS hủy bỏ cáo buộc của FFP về việc cấm Man City dự .

Thời điểm đó, UEFA xác định Man City đã bị lỗ gần 180 triệu euro trong 2 năm từ 2014 đến 2016 trong khi kịch trần lỗ chỉ là 45 triệu euro. Ngay sau đó, những người đứng đầu CLB này lách luật bằng cách gia tăng thêm số tiền được nhận từ các hợp đồng tài trợ từ hình ảnh đến thương hiệu từ các công ty của tập đoàn mẹ để phù phép lợi nhuận.

Kết quả, các hạng mục sinh lỗ bị xóa bỏ trong báo cáo tài chính và thay vào những khoản tiền sinh lợi hợp pháp. Điều này đã lách hoàn toàn các quy định của FFP và CAS xác nhận điều đó là đúng luật.

Thương vụ này liệu có sớm được chốt

Cách đây hơn 1 tháng, tập đoàn City Football Group – tập đoàn sở hữu Man City đã kéo về khoản vay 548 triệu euro cho 7 năm để “chống đỡ khó khăn mùa dịch bệnh Covid-19”. Nghĩa là họ có thêm tiền để mua sắm hay làm bất cứ điều gì mình muốn. Trước đó, UEFA cũng ra thông báo sẽ tạm thời nới lỏng các quy định của FFP để các CLB “dễ thở” trong mùa dịch.

Điều này chẳng khác nào liều doping kích thích Man City mua sắm thỏa mái và “có quyền lỗ nhiều hơn” trong mùa giải mới. Bởi thế cho nên việc CLB này hỏi mua Kane với giá trăm triệu euro là điều đã được CLB này tính toán từ trước. Thậm chí, nếu họ bán được Bernado Silva hay Raheem Streling, đội bóng này có thể mang thêm một ngôi sao đắt giữa nữa là điều trong tầm tay.

Bình luận bài viết

Ngày Cá tháng tư: Hãy cứ cả tin vì bóng đá cần điều ấy

01-04-2022

Người ta vẫn thường bông đùa nhau rằng ngày đầu tiên của tháng Tư là ngày cười nhiều nhất trong năm, một ngày mà những tiếng cười nhạo những kẻ cả tin và có khi là cả cả tin đến khờ khạo. Bóng đã cũng không phải là ngoại lệ.